Xử lý bã bia làm nguyên liệu nuôi cấy vi khuẩn MSS8.4

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn vi khuẩn Bacillusthuringiensis phục vụ tạo chế phẩm diệt côn trùng bộ hai cánh (Diptera) (Trang 108 - 128)

3.3. Lựa chọn môi trường và tối ưu lên men làm tăng khả năng hình thành

3.3.1. Xử lý bã bia làm nguyên liệu nuôi cấy vi khuẩn MSS8.4

3.3.1.1. Ảnh hưởng của các phương pháp tiền xử lý bã bia làm nguyên liệu lên men vi khuẩn MSS8.4

Bã bia đƣợc lấy từ nhà máy bia Sài Gòn – Hà Nội đƣợc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở 4-6oC. Khi sử dụng làm nguyên liệu lên men vi khuẩn MSS8.4, bã bia được nghiền nhỏ và đưa về nồng độ chất rắn 2%. Bã bia được xử lý theo phương pháp kiềm nhiệt (pH10) và axít nhiệt (pH2) như trình bày ở mục 2.3.15 (chương 2 Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu), sau đó, dịch thủy phân bã bia được sử dụng để lên men vi khuẩn MSS8.4. Thí nghiệm đƣợc tiến hành song song với hai mẫu đối chứng là môi trường được làm từ dịch bã bia vô trùng và môi trường tổng hợp MTCS. Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong bình tam giác ở 30oC, thời gian 48 giờ, tốc độ lắc 200 vòng/phút, kết quả phân tích đƣợc trình bày ở bảng 3.5 và hình 3.19.

Bảng 3.5.Ảnh hưởng của phương pháp xử lý đến khả năng sinh trưởngvà sinh tổng hợp protein tinh thể của MSS8.4

Mẫu TCC (CFU/ml SC (CFU/ml) Delta-endotoxin (mg/l)

TN1 4,9 x108 3,6 x108 428±10

TN2 1,8 x108 1,7 x108 354±10

TN3 6,5 x107 5,7 x107 319±11

ĐC 9,3 x108 7,9 x108 546±09

Ghi chú:

TN1: sử dụng dịch thủy phân bã bia xử lý bằng phương pháp axít nhiệt TN2: sử dụng dịch thủy phân bã bia xử lý bằng phương pháp kiềm nhiệt TN3: sử dụng dịch bã bia vô trùng

95 ĐC: sử dụng môi trường MTCS (đối chứng)

Kết quả phân tích ở bảng 3.7 cho thấy, khi sử dụng bã bia đƣợc xử lý bằng phương pháp thủy phân trong môi trường axít (TN1) hoặc trong môi trường kiềm (TN2) làm môi trường lên men, MSS8.4sinh trưởng rất tốt.Trong đó, thí nghiệm sử dụng dịch thủy phân bằng phương pháp axit chomậtđộ TCC, SC và protein tinh thể cao nhất, mật độ tế bào đếm đƣợc đạt 4,9x108 CFU/ml; trong khi đó, thí nghiệm sử dụng bã bia vô trùng (TN3), TCC chỉ đạt 107 CFU/ml. Điều này cho thấy: axit đã giúp phân hủy một số chất hữu cơ cao phân tử tạo thành các chất dinh dƣỡng cho vi sinh vật dễ hấp thụ hơn. Bên cạnh đó, trong bã bia cũng có một lƣợng lớn sinh khối nấm men, dưới tác động của axit ở áp xuất cao, các tế bào nấm men bị phân hủy nên giải phóng axit amin ra môi trường. Như vậy, tiền xử lý bã bia bằng phương pháp axít nhiệt và kiềm nhiệt đã làm tăng hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong môi trường giúp vi khuẩn MSS8.4 sinh trưởng tốt hơn.Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nhận định của Brar và các cộng sự, khi thủy phân các hợp chất hữu cơ ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng trong môi trường. Do đó, mật độ tế bào, bào tử của vi khuẩn MSS8.4trên môi trường bã bia thủy phân bằng phương pháp axit nhiệt cao hơn so với trên các môi trường khác (Brar và cộng sự, 2005).

Khả năng sinh tinh thể độc của vi khuẩn MSS8.4 cũng có sự khác biệt rõ rệt ở các thí nghiệm khác nhau. Ở thí nghiệm sử dụng bã bia vô trùng, sau 48 giờ lên men vi khuẩn MSS8.4, nồng độ delta-endotoxin đạt 319 mg/l. Trong khi đó, thí nghiệm sử dụng bã bia tiền xử lý bằng phương pháp axít nhiệt nồng độ delta- endotoxin đạt 428 mg/l, cao gấp 1,3 lần so với thí nghiệm sử dụng bã bia vô trùng (Bảng 3.7). Do đó, phương pháp axit nhiệt được lựa chọn là phương pháp tiền xử lý bã bia làm môi trường nuôi cấy vi khuẩn MSS8.4.

3.3.1.2. Phân tích thành phần của dịch thủy phân bã bia bằng phương pháp axit nhiệt Để đánh giá hàm lƣợng các chất có trong dịch thủy phân bã bia, dịch thủy phân bã bia bằng phương pháp axit nhiệt được gửi đi phân tích tại Phòng Phân tích

96 chất lượng môi trường - Viện Công nghệ Môi trường. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6.Thành phần hóa học của dịch thủy phân bã bia STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp

phân tích

Kết quả Axit

nhiệt Vô trùng Kiềm nhiệt

1 Tổng

Nito mg/l TCVN6638:2000 110,00 108,00 93,30

2 Tổng

Phopho mg/l TCVN6202:2008 5,25 6,73 9,48

3 Tổng

cacbon mg/l TCVN 6642:2000 400,00 360,00 370,00

4 Al

mg/l SMEWW3125:2012

0,176 0,140 0,162

5 Ca 28,500 14,800 12,900

6 Cd 0,0003 0,0002 < 0,0002

7 Cr 0,046 0,025 0,020

8 Cu 0,037 0,016 0,023

9 Fe 1,210 1,470 1,220

10 K 4,090 3,270 3,230

11 Mg 12,000 8,410 6,870

12 Na 48,600 64,300 67,400

13 Ni 0,096 0,061 0,057

14 Pb 0,005 0,004 0,004

15 Zn 0,421 0,193 0,138

16 Mn 0,136 0,066 0,136

Kết quả phân tích ở bảng 3.6 cho thấy, trong dịch thủy phân bã bia bằng phương pháp axit nhiệt hàm lượng C, N (hai nguồn cơ chất quan trọng nhất trong sinh trưởng của vi khuẩn) cao hơn hẳn so với dịch bã bia thủy phân bằng phương pháp kiềm nhiệt hoặc chỉ vô trùng.Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhận định ở trên, khi cho rằng tác nhân axit ở điều kiện nhiệt độ cao đã giúp tăng khả năng phân

97 hủy các hợp chất cao phân tử, làm tăng hàm lƣợng các hợp chất hữu cơ dễ hấp thu trong dịch thủy phân.

Các nguyên tố khoáng là nhân tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn nói chung và các chủng thuộc gen Bt nói riêng. Trong đó, các ion kim loại nhƣ Mg, Mn, Fe, Zn, Ca, v.v... có tác dụng điều tiết quan trọng đến sinh trưởng, hình thành bào tử cũng như sinh tổng hợp protein tinh thể diệt côn trùng. Do vậy, trong môi trường tổng hợp lên men vi khuẩn thường được bổ sung thêm một số muối khoáng với nồng độ nhƣ sau: 0,3% MgSO4.7H2O; 0,02%o MnSO4.7H2O; 0,02%o FeSO4.7H2O; 0,2%o ZnSO4.7H2O và 1,0%o CaCO3 (Ngô Đình Bính, 2000). Xét theo nhu cầu khoáng này của vi khuẩn B. thuringiensis thì không có nguyên tố nào ở cả ba thí nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu khoáng. Do vậy, phải bổ sung thêm khoáng vào dịch thủy phân bã bia để cải thiện chất lƣợng môi trường lên men cho vi khuẩn MSS8.4.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Ozkan và các cộng sự: ở nồng độ 10-6M, Mn là yếu tố chủ chốt tác động đến sự sinh tổng hợp độc tính của vi khuẩn B.

thuringiensis mà không ảnh hưởng tới quá trình khác của tế bào. Trong dịch thủy phân bã bia bằng phương pháp axit nhiệt (Bảng 3.6), Mn có nồng độ 0,136 mg/l (2,7x10-6M/l) là nồng độ nằm trong khoảng nồng độ phù hợp cho lên men vi khuẩn B. thuringiensis thu độc tố delta endotoxxin(Ozkan và cộng sự, 2003).

Theo nghiờn cứu của Iỗgen và cỏc cộng sự, sự sinh trưởng, hỡnh thành bào tử và sinh tổng hợp protein tinh thể của vi khuẩn Btkkhông chỉ phụ thuộc vào các yếu tố dinh dƣỡng cacbon, nito mà còn chịu tác động rất lớn từ các nhân tố khoáng. Cụ thể, khi bổ sung Mg ở nồng độ từ 8x10-5M đến 4x10-3M mật độ tế bào và nồng độ protein tinh thể tăng mạnh (Iỗgen và cộng sự, 2002). Theo kết quả phõn tớch ở bảng 3.6 nồng độ của Mg trong dịch thủy phân bã bia bằng phương pháp axit nhiệt là 12 mg/l (2,9x10-3M), đây là nồng độ Mg nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và sinh độc tố của vi khuẩn B. thuringiensis theo nhƣ nghiờn cứu của Iỗgen.

Như vậy, tiền xử lý bã bia là một bước quan trọng và cần thiết phải thực hiện khi sử dụng bã bia làm nguyên liệu nuôi vi khuẩn B. thuringiensis sinh độc tố diệt

98 ấu trùng ruồi. Kết quả phân tích dịch thủy phân bã bia và kết quả thử nghiệm lên men vi khuẩn MSS8.4 đều cho thấy phương pháp axit nhiệt là phù hợp để tiền xử lý bã bia.

3.3.1.3.Xác định nồng độ bã bia phù hợp làm môi trường lên men vi khuẩn MSS8.4 Thành phần và nồng độ của các hợp chất hữu cơ (cacbon, nito, khoáng...) trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng, hình thành sản phẩm lên men của vi sinh vật (Nguyễn Hoài Trâm, 2004). Nồng độ quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của vi sinh vật nói chung và vi khuẩn Bacillus thuringiensis nói riêng. Việc xác định nồng độ cacbon, nito và khoáng trong môi trường lên men là rất khó khăn vì nó có mối tương quan qua lại lẫn nhau. Thông thường phải dựa trên kết quả thực nghiệm để xác định nồng độ phù hợp cho mục đích lên men khác nhau. Theo kết quả phân tích ban đầu, bã bia có chứa đầy đủ các thành phần cacbon, nito, khoáng ở các tỷ lên khác nhau. Do vậy, cần phải tiến hành các thí nghiệm ở nhiều nồng độ để tìm ra nồng độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của vi khuẩn B. thuringiensis.

Dựa trên kinh nghiệm thực tế và tham khảo các tài liệu liên quan, các thí nghiệm lên men vi khuẩn MSS8.4 sử dụng bã bia đƣợc thực hiện ở các nồng độ nhƣ sau: 1%TS; 1,5%TS; 2%TS; 2,5%TS; 3%TS; 3,5%TS. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ bã bia đến sinh trưởng, sinh protein tinh thể của chủng vi khuẩn MSS8.4.

Ký hiệu thí nghiệm

Nồng độ bã bia (%TS)

Mật độ TCC (CFU/ml)

Mật độ SC (CFU/ml)

Nồng độ delta - endotoxin

(mg/l)

TN1 1,0 2,9x107 1,2 x 107 306 ±9

TN2 1,5 6,3x 107 5,1 x 107 411 ±10

TN3 2,0 1,5 x 108 1,3 x 108 422 ±9

TN4 2,5 2,3 x 108 2,2 x 108 434 ±9

TN5 3,0 1,7 x 108 1,1 x 108 315 ±10

TN6 3,5 2,0x 107 5,3 x 105 -

99 Ký hiệu

thí nghiệm

Nồng độ bã bia (%TS)

Mật độ TCC (CFU/ml)

Mật độ SC (CFU/ml)

Nồng độ delta - endotoxin

(mg/l)

Đối chứng MTCS 9,2 x 108 8,8 x 108 537 ±10

Các kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ % chất khô của bã bia nằm trong khoảng từ 2 – 3là phù hợp cho sự phát triển của vi khuẩn B. thuringiensis. Ở nồng độ thấp (1%TS) mật độ vi khuẩn trong mẫu sau 48 giờ lên men chỉ đạt 2,9x107CFU/ml, trong khi đó ở nồng độ 2,0 – 3,0%TS mật độ tế bào sau 48 giờ lên men đạt trên 108CFU/ml. Trong thí nghiệm 6 khi tăng nồng độ bã bia lên 3,5%, mật độ tế bào thu đƣợc sau 48 giờ lên men không cao chỉ đạt 107CFU/ml. Điều này, có thể do ở nồng độ 3,5%TS độ nhớt của dịch lên men lớn, khả năng hòa tan của ôxi vào môi trường kém không đáp ứng được nhu cầu ôxi cho quá trình tăng sinh tế bào. Hơn nữa, sự mất cân đối trong thành phần dinh dƣỡng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mật độ tế bào thấp sau 48 giờ lên men.

Trong lên men vi khuẩn B. thuringiensis, mật độ bào tử cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của mẻ lên men. Do vậy, bên cạnh việc chọn tỷ lệ %TS phù hợp cho sinh trưởng cũng phải quan tâm đến mật độ bào tử tạothành và tỷ lệ chuyển hóa từ tế bào dinh dƣỡng thành bào tử vì trong quá trình bảo quản chế phẩm, dạng bào tử sẽ tồn tại đƣợc lâu, sản phẩm không bị giảm về chất lƣợng. Nếu tế bào không chuyển hóa thành bào tử, trong quá trình bảo quản, các tế bào không có oxi, thiếu dƣỡng chất sẽ bị chết, làm giảm mật độ tế bào, phát sinh ra mùi hôi thối khó chịu giảm chất lƣợng của sản phẩm, giảm thời gian sử dụng sản phẩm.

Trong 6 thí nghiệm thực hiện, thí nghiệm 3, 4 đều cho tỷ lệ chuyển hóa thành bào tử trên 90%. Như vậy, tỷ lệ 2 - 2,5%TS là thích hợp cho sự sinh trưởng và hình thành bào tử của chủng MSS8.4.

100 Hình 3.22. Tỷ lệ chuyển hóa thành bào tử sau 48 giờ lên men

Protein tinh thể đƣợc sinh ra đồng thời với quá trình hình thành bào tử và là sản phẩm mong muốn trong quá trình lên men vi khuẩn MSS8.4. Do vậy, đây là một chỉ tiêu quyết định đến chất lƣợng sản phẩm. Kết quả thí nghiệm trong bảng 3.6cho thấy ở nồng độ bã bia 2,5% nồng độ protein tinh thể đạt đƣợc là cao nhất.

Nhƣ vậy, xét về mặt tổng thể nồng độ 2,5%TS là phù hợp nhất cho lên men MSS8.4 thu độc tố diệt ấu trùng ruồi. Nồng độ 2,5%TS sẽ đƣợc sử dụng cho tất cả các nghiên cứu về sau.

3.3.2. Đánh giá tác động độc lập của các yếu tố dinh dưỡng bổ sung vào dịch thủy phân bã bia đến sinh trưởng và sinh tinh thể độc của vi khuẩn MSS8.4.

3.3.2.1. Xác định nguồn dinh dưỡng bổ sung vào môi trường bã bia

Dựa trên nhu cầu dinh dƣỡng của vi khuẩn nói chung và vi khuẩn B.

thuringiensis nói riêng các nguồn dinh dƣỡng đƣợc chọn bao gồm: MgSO4.7H2O, CaCl2, NaCl, KH2PO4, K2HPO4 và các phụ phẩm của ngành nông nghiệp (cám gạo, cám ngô, bột đậu tương). Các thí nghiệm được bố trí cụ thể như mục 2.3.16.4 (Chương 2,Vật liệu và phương pháp). Thí nghiệm được thực hiện trong bình tam giác, thời gian lên men 48 giờ, tốc độ lắc 200 vòng/phút. Xác định mật độ tế bào, bào tử và nồng độ protein tinh thể sau 48 giờ lên men. Kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 3.8 và bảng 3.9

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng hữu cơ bổ sung vào dịch thủy

101 phân bã bia đến sinh trưởng và sinh tổng hợp protein tinh thể

Chất hữu cơ bổ sung

Nồng độ (g/lít)

Mật độ

Nồng độ protein tinh thể (mg/l) TCC(x108

CFU/ml)

SC(x108 CFU/ml)

Cám gạo 1 1,9 1,7 419 ±10

3 4,9 4,7 467±10

Cám ngô 1 1,8 1,3 422 ±11

3 2,5 2,3 431±09

Bột đậu tương 1 3,0 1,9 421 ±09

3 5,6 5,2 474±11

MTCS 8,5 8,3 531±10

DTPBB 1,5 1,3 420±11

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các hợp chất hữu cơ bổ sung vào dịch thủy phân bã bia trên bảng 3.8cho thấy cám gạo và bột đậu tương là hai yếu tố có tác động tích cực đến sinh trưởng cũng như sự tạo thành tinh thể độc của chủng vi khuẩn MSS8.4. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Trâm và các cộng sự thì bột đậu tương là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sinh trưởng của vi khuẩn B.

thuringiensis sinh độc tố diệt sâu (Nguyễn Hoài Trâm, 2004). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả công bố của Nguyễn Thị Hòa và các cộng sự thì khi bổ sung cám gạo và bột đậu tương vào dịch thủy phân bùn thải sinh học làm môi trường lên men vi khuẩn Btk thu độc tố diệt trừ sâu (Hoa và cộng sự, 2014).Trong hai nguồn dinh dưỡng cám gạo và bột đậu tương thì bột đậu tương có khả năng tan tốt hơn, do vậy, bột đậu tương được chọn làm nguồn dinh dưỡng bổ sung vào dịch thủy phân bã bia.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nguồn khoáng bổ sung vào dịch thủy phân bã bia đến sinh trưởng và sinh tổng hợp protein tinh thể

Cơ chất bổ sung

Nồng độ (g/l)

Mật độ

Nồng độ protein tinh thể (mg/l) TCC

(x108CFU/ml)

SC (x108CFU/ml)

MgSO4.7H2O 0,1 1,9 1,7 432±11

102 Cơ chất bổ

sung

Nồng độ (g/l)

Mật độ

Nồng độ protein tinh thể (mg/l) TCC

(x108CFU/ml)

SC (x108CFU/ml)

0,5 2,2 1,9 469±10

CaCl2

0,1 1,8 1,5 415±12

0,5 2,1 1,9 429±11

NaCl

0,1 2,0 1,8 440 ±11

0,5 1,7 1,3 435±12

KH2PO4

0,1 2,2 2,1 442 ±9

0,5 1,9 1,8 439±10

K2HPO4

0,1 1,5 1,4 438 ±9

0,5 1,7 1,5 431±10

MnSO4

0,01 1,9 1,8 441±11

0,05 1,8 1,7 461±12

Môi trường MTCS 4,5 4,3 531±10

DTPBB 1,5 1,3 420±11

Sau khi tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sinh trưởng và sinh tổng hợp protein tinh thể của chủng MSS8.4 trên nền môi trường là dịch thủy phân bã bia cho thấy: không có sự khác biệt về mật độ tế bào, mật độ bào tử trong dịch lên men ở các thí nghiệm có bổ sung và không có bổ sung thêm một số muối khoáng (bảng 3.9). Những sai khác về số lƣợng tế bào, bào tử ở các thí nghiệm có bổ sung và không bổ sung muối khoáng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhƣ vậy, việc bổ sung thêm muối khoáng ở các nồng độ nghiên cứu có vẻ không ảnh hưởng gì đến sinh trưởng của vi khuẩn MSS8.4 nếu chỉ xem xét ở góc độ mật độ tế bào và bào tử sau 48 giờ lên men.

103 Khi xem xét hàm lƣợng protein tinh thể trong dịch lên men MSS8.4 sau 48 giờ nuôi cấy cho thấy: có một sự khác biệt rõ rệt khi bổ sung thêm muối MgSO4.7H2O và MnSO4 vào dịch thủy phân bã bia. Ở hai thí nghiệm có bổ sung 0,5 g/l MgSO4.7H2O và 0,05 g/l MnSO4 hàm lƣợng protein tinh thể thu đƣợc sau 48 giờ lên men tăng khoảng 10% so với thí nghiệm đối chứng là dịch thủy phân bã bia, hàm lƣợng deta endotoxin lần lƣợt đạt 469 mg/lít và 461 mg/lít (bảng 3.9).Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Braun năm 2000, Icgen và các cộng sự khi nghiên cứu về vai trò của Mg2+ trong sinh trưởng và sinh tổng hợp protein tinh thể. Các tác giả này đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt của Mg2+ trong môi trường lên men sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng, hình thành bào tử trong dịch lên men, nhưng ảnh hưởng lớn nhất phát hiện được là giảm khả năng tổng hợp độc tố protein tinh thể. Mg2+ là trung tâm điều khiển hoạt động của enzym, sự có mặt của Mg sẽ tác động đến quá trình hình thành bào tử và sinh tổng hợp protein tinh thể (Braun S, 2000; Icgen và cộng sự, 2002)

Kết quả nghiên cứu trên bảng 3.9 cho thấy Mn2+ là một trong hai yếu tố ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh tổng hợp protein tinh thể. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Ozkan và các công sự khi cho rằng Mn là yếu tố chủ trốt tác động đến quá trình sinh tổng hợp protein tinh thể của vi khuẩn B. thuringiensis mà không ảnh hưởng tới quá trình khác của tế bào (Ozkan và cộng sự, 2003). Theo nghiên cứu của Subbiahvà các cộng sự khi nghiên cứu sản xuất chế phẩm diệt muỗi từ vi khuẩn B. thuringiensis subsp. israelensis việc bổ sung Mn2+ vào môi trường dinh dưỡng làm từ lông vũ đã làm tăng đáng kể hàm lƣợng protein tinh thể trong dịch canh trường lên men Bti (Subbiah và cộng sự, 2012).

Qua các kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.8 và 3.9 cho thấy: dịch thủy phân bã bia chƣa cung cấp đủ nhu cầu dinh dƣỡng cân đối và hợp lý cho sinh trưởng và sinh tổng hợp protein tinh thể. Việc bổ sung thêm chất dinh dưỡng hữu cơ không những chỉ làm tăng khả năng sinh trường mà còn đồng thời làm tăng hàm lƣợng protein tinh thể trong dịch lên men. Các chất khoáng là những nhân tố hết sức quan trọng trong lên men vi khuẩn MSS8.4, chúng là các nhân tố ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến sản phẩm của quá trình lên men.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn vi khuẩn Bacillusthuringiensis phục vụ tạo chế phẩm diệt côn trùng bộ hai cánh (Diptera) (Trang 108 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)