KTNB ra đời đầu tiên ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như ở Hoa Kỳ (vào năm 1941), ở Pháp (năm 1960). KTNB ban đầu phát triển ở các đơn vị, các tổ chức trực thuộc thị trường chứng khoán, ngân hàng hay các định chế tài chính nói chung. Sau năm 1990, KTNB có sự phát triển nhanh chóng cả về bề rộng và chiều sâu. Lịch sử phát triển của KTNB trên thế giới đã cho thấy sự phát triển về mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy này trong các đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp.
Tại mỗi quốc gia khác nhau, KTNB có quá trình phát triển, có mô hình tổ chức và hoạt động với đặc trưng riêng. Tuy nhiên, những đặc trưng chung của KTNB có thể khái quát theo những điểm dưới đây:
Thứ nhất, về nhiệm vụ của KTNB ở các nước
Nhiệm vụ của KTNB ở các nước rất rộng, nó có thể thay đổi và phụ thuộc vào
nhu cầu của bản thân đơn vị tổ chức bộ phận KTNB, từng lĩnh vực, từng ngành nghề khác nhau. Các loại hình kiểm toán của KTNB là kiểm toán hoạt động và kiểm toán tài chính.
Thứ hai, về quyền hạn và tính chất pháp lý của KTV nội bộ ở các nước Ở các nước phát triển, bộ phận KTNB thường được tổ chức dưới hình thức một bộ phận, hoặc một phòng trực thuộc Ban giám đốc. Bộ phận KTNB phải thể hiện tính độc lập cao.
Ở châu Âu và ở hầu hết các nước có hoạt động kiểm toán phát triển, tổ chức KTNB nhìn chung không được qui định cụ thể ở trong luật (ngoại trừ Hoa Kỳ). Tuy nhiên, hoạt động KTNB và các KTV nội bộ lại được điều chỉnh bằng hệ thống các chuẩn mực hoặc một số qui định mang tính “hành nghề”. Đối với các Doanh nghiệp, nhà nước không có bất cứ qui định cụ thể can thiệp trực tiếp vào việc tổ chức bộ máy cũng như hoạt động của bộ phận KTNB ở những đơn vị này. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, KTNB có giá trị pháp lý thấp, KTNB không thể thay thế
cho các hoạt động ngoại kiểm.
Thứ ba, về việc đào tạo và huấn luyện KTV nội bộ ở các nước
Ở hầu hết các nước có hoạt động kiểm toán phát triển thì việc tuyển dụng KTV nội bộ đều quan tâm tới hai vấn đề là trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của họ. Tuy nhiên, KTV được tuyển dụng không nhất thiết phải có am hiểu tốt về
tài chính kế toán mà còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực kiểm toán cụ thể. Ở Hoa Kỳ, hay ở một số nước khác, KTV nội bộ có thể lấy bằng KTV nội bộ - đây là chứng chỉ hành nghề KTNB do viện KTV nội bộ cấp. Về đạo đức, các chuẩn mực thực hành cho KTNB đều chỉ rõ, KTV phải có những đức tính cương nghị, khả năng giao tiếp tốt, kín đáo, độc lập và khả năng giải quyết các tình huống bất thường,….
Thứ tư, về mối liên hệ giữa bộ phận KTNB và ban giám đốc
Ban giám đốc thường xuyên yêu cầu bộ phận KTNB thực hiện cuộc họp thường kỳ để trao đổi về kế hoạch kiểm toán, những công việc kiểm toán đang thực hiện, báo cáo về tiến trình viết báo cáo kiểm toán, các kiến nghị để nhằm cải thiện hiệu quả, nâng cao hiệu năng quản lý.
Thứ năm, các yếu tố khi xem xét thành lập bộ phận KTNB
KTNB được khẳng định là cần thiết để làm cho các hoạt động của đơn vị hiệu quả. Việc thành lập bộ phận KTNB được các đơn vị xem xét những yếu tố về qui mô và sự phân tán về địa lý trong hoạt động. Về qui mô hoạt động: Doanh thu, tổng tài sản, số lượng lao động,… thường là những nhân tố quan trọng để quyết định có xây dựng bộ phận KTNB hay không. Ngoài ra, các nhân tố như sự phức tạp về kỹ thuật, tài chính, thương mại, trình độ lao động,… cũng là những yếu tố mà nhà quản lý xem xét khi quyết định; Về đặc điểm phân tán về địa lý: Việc bố trí bộ phận KTNB dựa trên đặc điểm về địa lý, sự phân tán về sản xuất, hoặc các đơn vị phụ
thuộc hoặc trược thuộc,… Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình tổ chức và hoạt động KTNB không thực hiện máy móc, không có một mô hình duy nhất,… mà phụ thuộc vào nhu cầu quản lý tại DN, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể tại đơn vị đó.
Ở khu vực Bắc Mỹ - điển hình là Hoa Kỳ, những tư tưởng hiện đại về kiểm toán xuất hiện từ rất sớm (khoảng năm 1914). Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán chỉ thực sự phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng nặng nề tới hệ
thống tài chính năm 1929. Trong quan hệ với sự phát triển và hoàn thiện của hệ
thống kiểm toán, KTNB sau đó đã hình thành và phát triển đáp ứng nhu cầu khác nhau của quản lý. Năm 1941, Viện KTV nội bộ (IIA) được thành lập và các chức năng của KTNB được xác định chủ yếu trong lĩnh vực tài vụ. Từ những năm 50 trở đi, KTNB phát triển vào các khía cạnh của quản lý khác trong DN, đặc biệt là hiệu quả kinh doanh và hiệu năng quản lý.
Cũng giống như Hoa Kỳ, hoạt động KTNB hình thành và phát triển ở Pháp từ rất sớm. Ở quốc gia này, chức năng của KTNB xuất hiện chính thức vào năm 1960 trong các công ty nhánh của các tập đoàn kinh doanh ngoại quốc. Tiếp đó, các công ty khác (đặc biệt là trong ngân hàng với Vụ Tổng Thanh tra) cũng định ra những chức năng kiểm toán tương tự như chức năng KTNB. Cùng với việc du nhập loại hình kiểm toán này, KTNB vấn tiếp tục phát triển cùng với sự mở rộng về qui mô của các công ty. Xuất phát từ nhu cầu duy trì sự ổn định và tăng hiệu quả hoạt động của các công ty, đến năm 1956 Pháp đã thành lập Hội KTV nội bộ của Pháp sau đó
trở thành Việc kiểm soát viên và kiểm tra viên của Pháp (IFACI) vào năm 1973.
Hoạt động kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng xuất hiện khá muộn ở Châu Á. Mặc dù xuất hiện muộn nhưng hoạt động KTNB phát triển khá nhanh vào cuối những năm 80. Các mô hình tổ chức loại hình kiểm toán này ở các nước Châu Á chịu ảnh hưởng nhiều theo mô hình của Hoa Kỳ. Ví dụ ở Singapore, ở Malaysia, ở Thái Lan bộ phận KTNB được xây dựng trong các công ty lớn với đặc thù tương tự
như tổ chức loại kiểm toán này ở Hoa Kỳ cả về mô hình tổ chức và tổ chức thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên, một số quốc gia khác lại triển khai theo hướng khác, đó là phát triển một hệ thống KSNB trong đó KTNB là một bộ phận. Trong mô hình này, Nhà nước qui định cụ thể đối với các công ty phải tổ chức và thực hiện KTNB.
Mô hình này phát triển nhất ở Nhật. Trong khu vực Đông Nam Á, hoạt động KTNB xuất hiện từ sớm mà tiền thân của nó là các hoạt động kiểm tra, thanh tra nội bộ, hay kiểm tra nội bộ đối với công tác kế toán,…. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra đã ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế và cũng như là các DN ở các nước này, Chính phủ các nước mới phải xem xét và đánh giá lại hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát. Chính vì vậy, ở các nước này hệ thống KTNB phát triển khá
muộn nhưng lại có bước phát triển khá nhanh. Điển hình là ở Thái Lan và
Singapore hay Malaysia. Tại Malaysia, KTNB phát triển khá nhanh và mang màu sắc của hoạt động “chuyên nghiệp” với những đặc trưng riêng như: KTNB được tổ chức trong hầu hết các DN có qui mô lớn; trong các doanh nghiê ̣p nhà nước hay những tập đoàn trong các lĩnh vực then chốt, trưởng KTNB là nhân viên thuộc cơ quan kiểm toán nhà nước; hoạt động KTNB thực hiện trên cơ sở hệ thống chuẩn mực cho KTNB; Malaysia đã thành lập Hiệp hội KTV nội bộ - Là thành viên của IIA toàn cầu,…
Từ phân tích kinh nghiệm hoạt động KTNB ở một số nước trên thế giới có thể thấy đặc trưng của hoạt động KTNB trong DN nói chung được khái quát ở những điểm sau đây:
Một là, KTNB xuất hiện và phát triển xuất phát từ tính tất yếu khách quan của công tác quản lý và vai trò to lớn của KTNB đối với các nhà quản lý DN;
Hai là, Hình thức, nội dung và phạm vi KTNB rất đa dạng, tùy thuộc vào qui mô và yêu cầu cụ thể của mỗi đơn vị. Nhà nước không bắt buộc tổ chức bộ phận KTNB hay có các qui định về tổ chức KTNB trong các DN;
Ba là, Mô hình tổ chức KTNB ở các DN thường trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của đơn vị. Trong quan hệ với các bộ phận khác, bộ phận KTNB được tổ chức thành một bộ phận độc lập hoặc được tổ chức theo mô hình các giám định viên kế
toán (hoặc giám sát viên nhà nước);
Bốn là, KTNB độc lập với các bộ phận chức năng và độc lập với bộ phận hay hoạt động được kiểm toán;
Năm là, Hoạt động KTNB dựa trên Chuẩn mực Thực hành kiểm toán chuyên nghiệp cho KTNB.
Tóm lại, KTNB là một trong ba loại hình kiểm toán phân loại theo tổ chức bộ máy. KTNB được xem là một sự đánh giá độc lập trong một tổ chức, một đơn vị, một DN. Bộ phận này không những giúp đơn vị xem xét và đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động kể cả các hoạt động kiểm soát nội bộ trong đơn vị mà còn đề xuất các giải pháp nâng cao, cải thiện tình hình. Do đó, KTNB là
một phương sách trợ giúp đắc lực cho nhà quản lý trong quá trình ra các quyết định quản trị.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trên đây là những nghiên cứu tổng quát về hệ thống kiểm toán nội bộ: những khái niệm, mục tiêu, những nguyên tắc, nội dung, sự cần thiết và những ích lợi của hệ thống kiểm toán nội bộ nói riêng đối với hoạt động ngân hàng. Đồng thời cũng nêu ra những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của hệ thống này và những kinh nghiệm có thể học hỏi từ các nước trên thế giới. Trên cơ sở những lý luận của chương này để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) trong chương 2.
CHƯƠNG 2