Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 46 - 50)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam .1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương

2.1.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

a. Về tài sản & vốn:

- Tăng quy mô tài sản hàng năm trung bình 20 -22%;

- Tăng vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận để lại và phát hành thêm cổ phiếu phù hợp với quy mô tài sản và đảm bảo hệ số an toàn vốn;

- Đa dạng hoá cơ cấu sở hữu theo Nguyên tắc Nhà nước sở hữu 51% trở lên.

b. Về hoạt động dịch vụ:

- Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển;

- Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng là định hướng.

c. Về nguồn nhân lực:

- Tiêu chuẩn hoá nguồn lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ;

- Hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lươn;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp.

d. Về công nghệ thông tin:

- Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh;

- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao.

e. Về bộ máy tổ chức & điều hành:

- Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý;

- Phát triển và thành lập mới các công ty con theo định hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường;

- Mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lưới các phòng giao dịch;

- Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ.

Với sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN, cùng với sự nỗ lực hết mình trong tất cả các lĩnh vực, Vietinbank đã gặt hái được những thành công nhất định, thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu trong bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2007 – 2011

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Tổng tài sản 166.113 193.500 243.785 367.712 460.604 Tổng cho vay và đầu tƣ

Trong đó: dư nợ CV

153.860 102.191

161.224 118.602

203.909 163.170

298.105 234.204

430.116 293.434 Vốn huy động

Trong đó: Tiền gửi khách hàng

151.459 116.365

174.906 121.634

220.591 148.530

339.699 205.918

420.212 257.273

Vốn chủ sở hữu 10.646 12.336 12.572 18.372 28.490

Lợi nhuận sau thuế 1.149 1.804 1.284 3.414 6.259

LN/TSC (ROA) 0,76% 0,93% 0,53% 1,5% 2,03%

LN/Vốn CSH (ROE) 14,12% 14,62% 10,2% 22,1% 26,74%

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 11,62% 10,90% 8,46% 8,02% 10,57%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm và báo cáo thường niên của Vietinbank) Qua bảng số liệu tổng hợp trên cho thấy sự tăng trưởng không ngừng của VIETINBANK thể hiện: đến 31/12/2011 tổng tài sản là 460.604 tỷ đồng tăng 92.892 tỷ đồng (+25%) so với 31/12/2010; tăng 294.491 tỷ đồng (+177%) so với 31/12/2007; chiếm khoảng 9,5% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng, cho thấy quy mô hoạt động của VIETINBANK ngày càng được mở rộng. Về lợi nhuận sau thuế

đến 31/12/2011 là 6.259 tỷ đồng, tăng gấp 1,83 lần so với năm 2010 và gấp 5,44 lần

so với 2007. Nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng được NHCT bảo toàn và không ngừng phát triển, tại 31/12/2011 tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là 10,57% - vượt mức quy định tối thiểu của NHNN (9%). Việc tăng vốn điều lệ và tăng vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động kinh doanh có tác động tích cực đến quá trình nâng cao năng lực tài chính của Vietinbank.

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi đa dạng với nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của NHCT luôn tăng trưởng qua các năm. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản, NHCT vẫn đạt mức tăng trưởng tốt về nguồn vốn. Để đạt được kết quả trên, Vietinbank đã chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác huy động khai thác nguồn vốn, nghiên cứu đưa ra các danh mục sản phẩm/ gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh. Một số sản phẩm tiêu biểu là quản lý tài khoản tập trung, tự động trích nợ tài khoản nộp thuế/ phí hải quan, dịch vụ thu hộ tiền bán hàng từ các đại lý/ chi nhánh, dịch vụ đầu tư tự động,… Bên cạnh đó, Vietinbank cũng chú trọng vào việc thu hút và khai thác nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, nguồn vốn ODA như nguồn vốn JBIC, dự án tiết kiệm năng lượng, và nhiều nguồn vốn khác.

Vốn tín dụng của Vietinbank trong các năm qua luôn đóng vai trò quan trọng hỗ trợ nhiều ngành kinh tế, góp phần định hình cơ cấu phát triển của nhiều vùng/địa bàn trên cả nước. Cho đến nay, Vietinbank là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành sản xuất quan trọng như Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Công nghiệp thép, Xăng dầu, Xi măng, Hoá chất, Dệt may tiêu biểu như các dự án Nhà máy đạm Cà Mau, Xi măng Công Thanh, Xi măng Hệ dưỡng, Cảng biển Cái Mép, Hòn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các doanh nghiệp thu mua, sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu,… đồng thời cũng là ngân hàng cung ứng vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay trong nền kinh tế.

Thực hiện hướng chỉ đạo của HĐQT, hoạt động tín dụng của Vietinbank được

phát triển trên cơ sở cân đối hợp lý giữa mục tiêu tăng trưởng và quản lý rủi ro. Cơ cấu danh mục đầu tư được duy trì hài hoà, ưu tiên các ngành kinh tế trọng điểm, nhiều tiềm năng phát triển của đất nước, tuân thủ các chính sách phát triển kinh tế

của Nhà nước và Chính phủ.

Trong cơ cấu dư nợ, Vietinbank luôn ưu tiên đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt, mang tính ổn định cao như công nghiệp chế biến (29%) và thương nghiệp (12%), theo sau đó là các ngành xây dựng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và

nước, khai khoáng. Trong chính sách tín dụng, Vietinbank hạn chế tối đa việc cho vay các ngành mang nặng tính đầu cơ, tiềm ẩn rủi ro cao như kinh doanh bất động sản và chứng khoán,… Cơ cấu khách hàng được phân bổ đa dạng, rộng khắp theo các thành phần kinh tế, đảm bảo phát triển mang tính ổn định cao cho ngân hàng.

Về hoạt động đầu tư: tổng đầu tư tính đến cuối năm 2011 là 136,68 nghìn tỷ đồng, trong đó: đầu tư trên thị trường liên ngân hàng chiếm 47,91%; Trái phiếu &

tín phiếu chính phủ (28,19%); Trái phiếu doanh nghiệp và TCTD (21,38%). Đến 31/12/2011, đầu tư trên thị trường liên ngân hàng của Vietinbank đạt gần 65,5 nghìn tỷ, tăng 28% so với năm 2010. Vietinbank luôn giữ được trạng thái thanh khoản tốt, đồng thời đóng vai trò cung ứng thanh khoản, hỗ trợ thị trường. Tổng số dư đầu tư trái phiếu đến 31/12/2011 đạt 67,8 nghìn tỷ tăng 9,6% so với cuối năm 2010.

Vietinbank luôn duy trì khối lượng lớn trái phiếu chính phủ - vừa là nguồn dự trữ thứ cấp vừa góp phần đầu tư vốn vào các dự án lớn góp phần phát triển kinh tế.

Về hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh mua cổ phần: đến 31/12/2011, tổng số vốn góp đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác là 2.924 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2010. Vốn góp đầu tư được tập trung vào một số Tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế uy tín, có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, đảm bảo hiệu quả đầu tư của Vietinbank.

Về lĩnh vực thanh toán quốc tế, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt hơn 28 tỷ USD, tăng 63% so với năm 2010. Thị phần chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Phí tài trợ thương mại đạt 599 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2010.

Vietinbank đã thiết lập theo được nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp về Việt Nam, đặc biệt là từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động Việt Nam như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông, Mỹ, Australia,… với sản phẩm chuyển tiền kiều hối online Vietinbank eRemit. Vietinbank cũng đã ký hợp đồng trực tiếp và trở thành đại lý chính thức của Western Union, đẩy nhanh doanh số và lượng ngoại tệ

mua được từ dịch vụ này rất lớn. Tính đến hết năm 2011, lượng kiều hối chuyển về

qua Vietinbank đạt gần 1,3 tỷ USD với trên 360.000 giao dịch, tăng 16% so với năm trước. Đặc biệt, năm 2011 Vietinbank đã được cấp phép thành lập Công ty Chuyển tiền Toàn Cầu Vietinbank. Sự ra đời của công ty đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động kiều hối của Vietinbank.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)