Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Một số khái niệm cơ bản

17

Bóng đá hay Túc cầu là môn thể thao đồng đội đƣợc chơi theo các quy tắc đề ra trong Luật Bóng đá giữa hai đội với nhau, mỗi đội có 11 cầu thủ trên sân. Họ sử dụng một quả bóng và thường được chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân. Trong trận đấu bóng đá, hai đội sẽ tìm cách đƣa trái bóng vào khung thành (còn gọi là cầu môn), đội nào đƣa bóng vào khung thành đối phương nhiều hơn (ghi được nhiều bàn thắng hơn) sẽ là đội giành chiến thắng, nếu hai đội có số lần đưa bóng vào khung thành đối phương như nhau, hoặc không đội nào làm đƣợc việc này thì trận đấu sẽ kết thúc với kết quả hòa.

Theo Luật Bóng đá, quy tắc cơ bản nhất là các cầu thủ, trừ người bảo vệ khung thành (đƣợc gọi là thủ môn), đƣợc phép sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể để chơi bóng trừ hai cánh tay và bàn tay của họ (tuy nhiên cầu thủ phải dùng tay để thực hiện việc ném biên). Trong một trận đấu, thông thường, cầu thủ có thể chơi ở bất cứ vị trí nào và có thể đưa quả bóng theo bất cứ hướng nào trên sân, trừ trường hợp cầu thủ rơi vào thế việt vị thì không thể nhận bóng. Dựa vào các quy tắc cơ bản này, cầu thủ thường dùng chân để thực hiện các động tác kỹ thuật như rê bóng, lừa bóng, chuyền bóng cho đồng đội, sút bóng, với mục đích chính là tìm cách đưa bóng vào khung thành đối phương và ngăn không cho đối phương đưa bóng vào khung thành đội nhà. Cầu thủ hai đội có thể va chạm nhau thông qua các pha tranh bóng, tắc bóng nhƣng tuyệt đối không đƣợc phạm những lỗi ghi trong luật như chuồi bóng từ phía sau, đẩy người, tiểu xảo.

Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm một trọng tài chính và hai trọng tài biên, trọng tài chính sử dụng một chiếc còi cùng hai loại thẻ, thẻ vàng và thẻ đỏ, và có trách nhiệm bắt đầu, kết thúc hoặc tạm dừng trận đấu. Một trận đấu bóng đá thông thường có hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút với khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hai hiệp. (Wikipedia, 2009)

1.1.2.2. Bóng đá tự phát

Bóng đá tự phát là loại hình hoạt động bóng đá không chuyên nghiệp do các cá nhân tự tham gia, tổ chức không nhằm mục đích và sự kiểm soát cụ thể của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Người tham gia hoạt động bóng đá này không phân biệt

18

lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, có thể xuất phát từ nhiều mục tiêu khác nhau nhƣng cùng chung một mục tiêu là chơi bóng. Bóng đá tự phát xuất hiện ở bất cứ đâu, từ các khu phố, trường học cho tới các vùng thôn quê; từ sân bóng cỏ nhân tạo cho đến các bãi đất trống, khuôn viên rộng… và không phải tuân theo bất cứ quy tắc, luật lệ nào.

1.1.2.3. Bóng đá phong trào

Bóng đá phong trào là loại hình hoạt động bóng đá không chuyên nghiệp nhưng được tổ chức bởi những cơ quan, tổ chức cụ thể. Người tham gia hoạt động bóng đá này có những tiêu chí, yêu cầu cụ thể và tuân theo nội quy, quy định mà các cơ quan, tổ chức đƣa ra. Hiện nay, bóng đá phong trào phát triển rất mạnh mẽ thu hút đông đảo cá nhân tham gia, hàng loạt các đội bóng và các giải đấu dành cho sân 5, sân 7, sân 11 người đã ra đời. Bóng đá phong trào cũng đã dần trở thành nền tảng, nguồn lực phát triển bóng đá chuyên nghiệp.

1.1.2.4. Bóng đá chuyên nghiệp

Bóng đá chuyên nghiệp là loại hình hoạt động bóng đá thành tích cao do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quản lý, tổ chức và điều hành. Tất cả các chủ thể hoạt động bóng đá chuyên nghiệp phải chấp hành Quy chế bóng đá chuyên nghiệp (sửa đổi, bổ sung năm 2015) ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-LĐBĐVN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.Quy chế này quy định về hoạt động tổ chức, điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp;

quyền sở hữu giải đấu; Câu lạc bộ(CLB) bóng đá chuyên nghiệp, cầu thủ, huấn luyện viên (HLV), trọng tài; khen thưởng, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong hoạt động bóng đá chuyên nghiệp.

1.1.2.5. Bóng đá cộng đồng

Bóng đá cộng đồng là loại hình hoạt động bóng đá dựa trên nhu cầu của cộng đồng mà bất cứ ai cũng có thể tham gia, là loại hình bóng đá cơ bản nhất và phạm vi rộng nhất, là nền tảng để phân hóa các loại hình hoạt động bóng đá nêu trên (bóng đá tự phát, bóng đá phong trào, bóng đá chuyên nghiệp):

19

- Những người chơi bóng tự do, không có năng khiếu: hướng tới bóng đá tự phát;

- Những người chơi bóng theo đội nhóm của cơ quan, tổ chức xuất phát từ sự yêu thích và khả năng chơi bóng nhất định: hướng tới bóng đá phong trào;

- Những người chơi bóng có năng khiếu cần có môi trường để phát triển:

hướng tới bóng đá chuyên nghiệp.

Hiện nay, bóng đá cộng đồng hoạt động dưới hình thức các tổ chức (trung tâm, CLB, học viện…) thường do các tổ chức, cá nhân tổ chức nhằm tạo một môi trường chơi bóng đá và học bóng đá đáp ứng nhu cầu của người tham gia. Các tổ chức này đào tạo cơ bản và đầy đủ nhƣng không chuyên sâu nhƣ bóng đá chuyên nghiệp và có định hướng phát triển, đối tượng tham gia cụ thể (thường giới hạn và chia theo độ tuổi).

Hoạt động bóng đá cộng đồng ngày càng phát triển và ngoài các hình thức tổ chức như trên, hoạt động này còn có thể tổ chức ngay tại các trường học và có thể được gọi là bóng đá học đường. Bóng đá học đường được tổ chức trong trường học dưới hình thức môn học hoặc CLB trực thuộc trường học dành cho các học sinh của trường, hoạt động dưới sự quản lý của trường.

Đối tƣợng tham gia hoạt động bóng đá cộng đồng phổ biến nhất hiện nay là trẻ em do có nhu cầu vui chơi, giải trí cao và đƣợc chú trọng, quan tâm hơn về phát triển thể chất cũng nhƣ tìm kiếm và phát triển tài năng về bóng đá. Trẻ em là đối tượng tiềm năng, từ tham gia hoạt động bóng đá cộng đồng có thể hướng tới các loại hình hoạt động bóng đá khác (bóng đá tự phát, bóng đá phong trào, bóng đá chuyên nghiệp).

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)