Các yếu tố tác động đến sự phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BÓNG ĐÁ CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM

2.2. Các yếu tố tác động đến sự phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em

Hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em không chỉ là một hoạt động thể thao mà còn mang tính cộng đồng, là một hoạt động đào tạo với yêu cầu giải trí, sức khỏe... Đây là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố.

Theo kết quả khảo sát thì ý kiến của các cha mẹ trẻ em học bóng đá nhƣ sau:

64

Bảng 2.11. Các yếu tố tác động đến hoạt động bóng đá cộng đồng

Yếu tố tác động

Mức độ tác động

Điểm Mức độ tác động

0 1 2 3 4

Chính sách về thể dục thể

thao và bóng đá 9 17 18 19 12 2,11 Tác động

Sự phát triển kinh tế - xã hội

2 21 9 25 18 2,48 Tác động nhiều Cơ sở vật chất, môi trường

tập luyện 0 3 24 27 21 2,88 Tác động

nhiều Chất lƣợng của các trung

tâm bóng đá cộng đồng 0 5 9 26 35 3,21 Tác động rất nhiều (Mức độ tác động: 0 - không tác động; 1 – tác động ít; 2 – tác động; 3 – tác động nhiều; 4 – tác động rất nhiều)

Có 4 yếu tố chính tác động đến sự phát triển của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em: (1) Chính sách của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng; (2) Sự phát triển kinh tế - xã hội; (3) Cơ sở vật chất, môi trường tập luyện (tác động nhiều); (4) Chất lƣợng của các trung tâm bóng đá cộng đồng (tác động rất nhiều).

2.2.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng

Như đã đề cập ở phần trên, các chính sách của Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng không chỉ tác động đến định hướng phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng mà còn là cơ sở thúc đẩy hoạt động xã hội hóa bóng đá của các tổ chức bóng đá cộng đồng cho trẻ em. Nếu chính sách của Đảng và Nhà nước có cơ chế khuyến khích, ưu đãi cụ thể sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thu hút nguồn lực cũng nhƣ sự tham gia của xã hội trong phát triển bóng đá cộng đồng.

Đặc biệt là các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tƣ nhân của các cựu danh thủ, các tổ chức bóng đá cộng đồng cho trẻ em… Ngoài ra, những chính sách hợp lý cũng tạo

65

điều kiện cho các sân bóng tƣ nhân hoạt động theo mô hình dịch vụ ở các địa phương trong cả nước được đầu tư, phát triển hơn, góp phần quan trọng vào việc phát triển bóng đá.

Tại mỗi địa phương hay cả nước, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát động phong trào, các giải thi đấu bóng đá cho trẻ em cũng tạo cơ hội để trẻ em đƣợc trải nghiệm, học hỏi; thúc đẩy sự yêu thích bóng đá của trẻ em. Từ đó sẽ thu hút nhiều trẻ em tham gia để hoạt động bóng đá cộng đồng phát triển bền vững.

2.2.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em là một hoạt động đào tạo thể thao và giải trí phát triển phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của kinh tế và xã hội. Nhìn chung, nền kinh tế - xã hội phát triển thì đời sống nhân dân đƣợc đảm bảo và các hoạt động văn hóa, thể thao cũng đƣợc quan tâm, đầu tƣ nhiều hơn.

Về kinh tế:

Sự phát triển kinh tế của phường Văn Quán hiện nay khá ổn định tác động toàn diện đến sự phát triển chung của phường: Thu hút sự đầu tư của các cá nhân, tổ chức, cơ quan cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung và đầu tƣ cho sân bóng, hoạt động bóng đá cộng đồng nói riêng; Là cơ sở quan trọng tạo điều kiện, thúc đẩy nhu cầu của trẻ em và các gia đình tham gia hoạt động bóng đá cộng đồng.

Về xã hội:

Bóng đá là môn thể thao vua đƣợc yêu thích trên toàn thế giới, bóng đá không chỉ có tính giải trí cao mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe và là môn thể thao dành cho tất cả mọi người. Tại Việt Nam, cùng sự phát triển về kinh tế - xã hội, nhu cầu chơi thể thao nói chung và môn bóng đá nói riêng ngày càng tăng.

Tại Thành phố Hà Nội, lớp bóng đá trẻ em đầu tiên do Cựu danh thủ bóng đá quốc gia Việt Nam - Nguyễn Hồng Sơn tổ chức từ năm 2010 mang tên Studio kids sau đó mở rộng và đổi tên thành Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ HS8. Từ đó, các tổ chức đào tạo bóng đá cho trẻ em bắt đầu thành lập nhiều hơn và ngày càng phát

66

triển tại nhiều khu vực. Phải kể đến Trung tâm bóng đá học đường Hanoi Youth Soccer (H.Y.S) thành lập năm 2012, sau đó là Trung tâm bóng đá trẻ em VietGoal.

Đây là những trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em đầu tiên và chất lƣợng nhất.

Hơn nữa, sự phát triển của nền bóng đá Việt Nam và những thành tích cao của các đội tuyển bóng đá Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là năm 2018 đã lan tỏa mạnh mẽ tình yêu bóng đá đến mọi lứa tuổi, thúc đẩy hoạt động bóng đá phát triển cũng nhƣ tình yêu, ƣớc mơ trở thành cầu thủ bóng đá của các bạn nhỏ.

Tại phường Văn Quán, cùng với sự chăm lo phát triển kinh tế, về xã hội, trong nhiều năm qua chính quyền địa phương cũng rất chú trọng phát triển giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa. Đặc biệt, về phong trào thể dục thể thao, phường luôn nằm trong tốp đầu của quận Hà Đông. Theo đó, các tổ chức bóng đá của tƣ nhân ngày càng phát triển mạnh, thu hút sự đầu tƣ của các cá nhân, tổ chức và sự tham gia của cả dân cƣ các khu vực lân cận.

2.2.3. Cơ sở vật chất, môi trường tập luyện

Bóng đá là môn thể thao ngoài trời nên địa điểm và sân tập là điều kiện thiết yếu để tổ chức hoạt động bóng đá cộng đồng. Đặc biệt, với số lƣợng trẻ em tham gia ngày càng tăng thì sân tập phải luôn đảm bảo về cả số lƣợng và chất lƣợng để duy trì và phát triển ổn định.

Phường Văn Quán có 4 sân bóng chính: sân bóng Văn Quán, sân bóng C500, sân bóng Zone 9 và sân bóng Nhạc Họa; là một trong những phường có nhiều sân bóng đạt chuẩn, đƣợc đầu tƣ, an ninh đảm bảo, địa điểm thuận lợi là yếu tố hàng đầu thu hút đầu tƣ và sự tham gia hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em.

Ngoài ra, do hoạt động này là hoạt động ngoài trời nên chịu tác động lớn bởi yếu tố môi trường và thời tiết. Hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện và hiệu quả tập luyện của trẻ em.

Trước tiên, môi trường tập luyện tại các sân bóng phải đảm bảo từ chất lượng sân cỏ cho tập luyện đến môi trường xung quanh (vấn đề giữ gìn vệ sinh, chất lượng môi trường).

67

Thứ hai, cần có điều kiện thời tiết thuận lợi để hoạt động đƣợc diễn ra ổn định. Thời tiết quá nắng nóng hay mưa bão, giá rét sẽ ảnh hưởng đến điều kiện tập luyện và cả nhu cầu tập luyện của trẻ em. Mùa hè, trẻ em có nhiều thời gian hơn, thời tiết cũng thuận lợi cho trẻ dậy sớm và tập luyện. Mùa đông lạnh khiến trẻ khó dậy sớm, hạn chế vận động và những ngày mưa rét cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tập luyện bóng đá. Chính vì vậy, vào mùa hè, trẻ em tham gia tập luyện nhiều hơn và các trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em cũng có nhiều học viên hơn mùa đông.

2.2.4. Chất lượng hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em

Một yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến sự phát triển bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên địa bàn phường là chất lượng và sự phát triển bền vững của các tổ chức bóng đá cộng đồng cho trẻ em. Cụ thể, các trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên địa bàn phường có chất lượng tốt thì sẽ thu hút đƣợc nhiều trẻ em tham gia, thúc đẩy hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em phát triển bền vững.

Hiện nay, trên địa bàn phường có 4 trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em và đang là nơi thu hút sự đầu tƣ, phát triển của nhiều trung tâm khác. Do đó, sự cạnh tranh giữa các trung tâm ngày càng mạnh mẽ cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển, nâng cao chất lƣợng của từng trung tâm cũng nhƣ sự phát triển chung của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)