CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao nói chung và phát triển bóng đá nói riêng
Thể dục, thể thao hay bóng đá luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và có những chính sách hướng tới phát triển bền vững.
Luật Thể dục thể thao năm 2006 sau hơn 10 năm thực hiện đã có nhiều tác động tích cực và hiệu quả đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và sự phát triển của ngành Thể dục thể thao. Luật đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); đã tạo ra bước chuyển biến căn bản trong nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, tác dụng của thể dục thể thao trong việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ, thể lực, tầm vóc và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, chất lƣợng nguồn nhân lực, giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hoá lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, tạo hành lang pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
Tại khoản 2 Điều 4 quy định về chính sách của Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui
28
chơi, giải trí của Nhân dân, bảo đảm để các cơ sở thể thao công lập và tƣ nhân đƣợc bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai theo quy định của pháp luật.
Ngoài các quy định chung về thể dục, thể thao, Luật còn quy định về phát triển thể dục, thể thao quần chúng (Chương II). Và theo khoản 1 Điều 11: “Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể dục, thể thao quần chúng, tạo cơ hội cho mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khoẻ, tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao sức khoẻ, vui chơi, giải trí.” (Quốc hội, 2006)
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã đƣa ra quan điểm của Đảng và Chính phủ và Chính phủ về phát triển thể dục, thể thao (Phần II.1):
“- Phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên. Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân;
ngành thể dục, thể thao giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các chính sách phát triển thể dục, thể thao của Đảng và Nhà nước.
- Phát triển đồng bộ thể dục, thể thao trong trường học, trong lực lượng vũ trang, ở xã, phường, thị trấn cùng với phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp.
- Thực hiện xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao, kết hợp việc kinh doanh thể dục, thể thao với công tác cung ứng dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về thể dục, thể thao.” (Thủ tướng Chính phủ, 2010)
Cùng với quan điểm trên, Chiến lƣợc cũng đƣa ra nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao cụ thể. Theo đó, đối với phát triển thể dục, thể thao quần chúng, Đảng và Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ đầu tƣ và ban hành các chính sách khuyến khích huy
29
động các nguồn lực xã hội đầu tƣ cho phát triển thể dục, thể thao quần chúng.
Khuyến khích phát triển thể thao giải trí, kinh doanh dịch vụ thể thao gắn với hoạt động văn hóa, du lịch.
Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣa ra một số thành tựu bóng đá Việt Nam đã đạt đƣợc trong thời gian qua (phần I.1), trong đó phải kể đến hoạt động xã hội hóa bóng đá đƣợc đẩy mạnh, tạo điều kiện thu hút nguồn lực cũng nhƣ sự tham gia của xã hội trong phát triển bóng đá:
“Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình xã hội hóa trong lĩnh vực bóng đá có hiệu quả tốt, đáng nhân rộng ra các môn thể thao khác, như việc hình thành các quỹ hỗ trợ tài năng bóng đá, các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tư nhân của các cựu danh thủ3.
Việc hình thành các sân bóng tư nhân hoạt động theo mô hình dịch vụ ở khắp các địa phương trong cả nước cũng đã góp phần quan trọng vào việc phát triển bóng đá phong trào.” (Thủ tướng Chính phủ, 2013)
Tuy nhiên, Dự thảo cũng đƣa ra một số hạn chế, yếu kém của bóng đá Việt Nam nhƣ: (1) Hệ thống đào tạo vận động viên (VĐV) năng khiếu, VĐV trẻ còn hẫng hụt, dàn trải, thiếu tập trung; (2) Bóng đá phong trào còn yếu và hoạt động mang nặng tính tự phát, đặc biệt là bóng đá trường học. Sân bãi, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bóng đá phong trào ở các địa phương trong cả nước vừa thiếu, vừa lạc hậu… Từ đó, Dự thảo đưa ra nguyên nhân và những giải pháp, định hướng phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020.
Thể dục thể thao có vai trò quan trọng đối với đời sống và sự phát triển con người, nguồn lực của đất nước. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách và chiến lƣợc cụ thể để phát triển thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Đặc biệt, hiện nay xã hội hóa hoạt động này là tất yếu và một trong những hoạt động cần đƣợc khuyến khích, nhân rộng là thành lập các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ tƣ
3 Quỹ hỗ trợ tài năng bóng đá của cưu danh thủ Ngầu Nại và Trần Minh Chiến; Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ của các cựu danh thủ Huỳnh Tam Lang, Văn Sỹ Thủy, Lưu Ngọc Mai...
30
nhân hay hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em. Đây là hoạt động không chỉ phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước, là một hình thức xã hội hóa, mở rộng sự tham gia của các tổ chức tƣ nhân mà còn góp phần đạt đƣợc mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao chất lượng thể chất con người Việt Nam từ lứa tuổi trẻ em, đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền bóng đá Việt Nam và cả nền kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.