Giải pháp về phát triển nền bóng đá Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA HOẠT ĐỘNG BÓNG ĐÁ CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM

3.3. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em…

3.3.2. Giải pháp về phát triển nền bóng đá Việt Nam

Bóng đá cộng đồng là nền tảng của nền bóng đá quốc gia. Do đó, để phát triển nền bóng đá Việt Nam cần chú trọng phát triển chất lƣợng của bóng đá cộng đồng.

Cụ thể, với thực trạng hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên trên địa bàn phường Văn Quán, đề tài đề xuất như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động bóng đá cộng đồng về:

83

- Hình thức hoạt động và điều kiện hoạt động của các tổ chức (trung tâm, CLB…) hoạt động bóng đá cộng đồng phải phù hợp và đúng quy định pháp luật về:

doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp 2014); Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Nghị định số 106/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao);

- Chính sách ƣu đãi, khuyến khích sự đầu tƣ của tƣ nhân cho hoạt động bóng đá cộng động.

Thứ hai, đầu tư về cơ sở vật chất, môi trường tập luyện: kiến nghị ban quản lý, chủ đầu tƣ các sân bóng đầu tƣ về cơ sở vật chất; phát triển và nâng cao chất lƣợng của các sân bóng trên địa bàn phường. Đặc biệt là các sân bóng đã khá cũ như sân bóng Nhạc họa, sân bóng Văn Quán. Ngoài ra, cần đầu tƣ sân bóng cỏ thật với nhiều cây xanh xung quanh để tạo môi trường tập luyện tốt nhất.

Thứ ba, nghiên cứu, đưa ra tiêu chuẩn hay hướng dẫn chung về xây dựng và phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em.

Thứ tư, cơ quan quản lý cùng các trung tâm cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên địa bàn phường hướng tới tiêu chí cạnh tranh để cùng phát triển và thúc đẩy hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em phát triển bền vững.

Thứ năm, các trung tâm cần tăng cường sự hợp tác, liên kết: các trung tâm cần hợp tác, có sự liên kết để cùng phát triển bền vững hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em. Cụ thể là cùng tổ chức, tham gia các giải bóng đá, hoạt động giao lưu, giao hữu hay các hoạt động ngoại khóa khác.

Thứ sáu, các trung tâm bóng đá cộng đồng cần hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng hơn nữa:

Để hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em phát triển bền vững thì chính từng trung tâm cũng cần hoàn thiện và hướng tới sự phát triển bền vững. Cụ thể, từng trung tâm cần đầu tƣ, phát triển toàn diện chứ không chỉ đơn giản là hoạt động đào tạo bóng đá giữa HLV và học viên mà là tất cả các yếu tố:

84

- Hình thức hoạt động: chuyên nghiệp và hợp pháp hóa một cách đồng bộ;

- Phương châm hoạt động: cần có phương châm, định hướng hoạt động cụ thể, rõ ràng và gắn liền với các tiêu chí nhằm phát triển bền vững;

- Tổ chức, lịch tập: phù hợp, linh hoạt, có nhiều lựa chọn để đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhiều trẻ em. Đặc biệt là khắc phục đƣợc tình trạng giảm học viên nhiều vào mùa đông (khung giờ tập không quá sớm, đỡ lạnh giá...).

- Hoạt động của trung tâm: Trung tâm cần thường xuyên tổ chức và tạo điều kiện cho các học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lưu, thi đấu để học hỏi, trải nghiệm:

+ Hoạt động ngoại khóa: những hoạt động vui chơi ngoài trời, các trò chơi vận động không chỉ giải trí mà còn nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết; ý thức tổ chức kỉ luật, thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ.

+ Hoạt động giao lưu, gặp gỡ với các chuyên gia bóng đá, các cựu cầu thủ, HLV và đặc biệt là các cầu thủ bóng đá đang đƣợc yêu thích, tạo cơ hội để học viên được giao lưu, gần gũi hơn với thần tượng, được học hỏi nhiều điều bổ ích qua những chia sẻ về hoạt động bóng đá.

+ Hoạt động giao lưu bóng đá giữa các đội bóng trong và ngoài trung tâm;

Tham gia thi đấu tại các giải bóng đá để các học viên được giao lưu, thi đấu bóng đá để cọ xát, trải nghiệm, nâng cao khả năng chơi bóng và có những người bạn mới.

+ Hoạt động giao lưu, thi đấu quốc tế cần được quan tâm và tổ chức nhiều hơn.

+ Tìm kiếm tài năng bóng đá và chú trọng hơn hoạt động phát triển tài năng bóng đá trẻ (có các buổi kiểm tra trình độ; mở các lớp nâng cao; tƣ vấn, hỗ trợ học viên theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp).

- HLV: chuyên môn hóa và có các tiêu chuẩn cụ thể; thường xuyên học hỏi, nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm. Đặc biệt, cần nghiên cứu, học hỏi kinh

85

nghiệm quốc tế về đào tạo bóng đá cho trẻ em của một số nước phát triển như Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản...

- Quản lý/hậu cần viên: nâng cao chất lƣợng và chuyên nghiệp hơn, các quản lý và hậu cần viên cần tận tình và đảm bảo hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng, chất lƣợng tốt cho phụ huynh và học viên.

- Giáo án: hiện nay, chƣa có giáo án dành riêng cho hoạt động đào tạo bóng đá cộng đồng cho trẻ em. Giáo án do các HLV biên soạn dựa trên các giáo án, tài liệu, nghiên cứu đã có và đặc trưng của từng lớp tập, lứa tuổi. Giáo án cần thường xuyên đƣợc cập nhật, thay đổi cho phù hợp, có các bài tập đa dạng, không nhàm chán, đảm bảo không lặp lại liên tiếp giữa các buổi tập.

- Cơ sở vật chất, dụng cụ: cần đƣợc đầu tƣ, trang bị các dụng cụ đầy đủ, đa dạng, đáp ứng yêu cầu dạy và học.

- Nội quy, kỉ luật: cần đảm bảo yếu tố kỉ luật, có nội quy cụ thể để đảm bảo ổn định các lớp tập và hoạt động chung của trung tâm.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)