CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của bóng đá
1.1.3.1. Bóng đá trong thời cổ đại
Một số người cho rằng, bóng đá xuất hiện từ năm 2500 trước Công nguyên.
Trong thời gian này, người Hy Lạp, Ai Cập và Trung Quốc cổ đại dường như đã tham gia vào các trò chơi liên quan đến bóng và bàn chân. Hầu hết những trò chơi
20
này đƣợc sử dụng bàn tay, bàn chân và thậm chí cả gậy để kiểm soát bóng. Ví dụ, trò chơi Harpastum của người La Mã và trò chơi Episkyros của người Ai Cập cổ đại.
Trò chơi cổ đại gần giống nhất với bóng đá hiện đại là trò Tsu’Chu của người Trung Quốc (Tsu’Chu mang nghĩa là “đá bóng”). Các ghi chép lịch sử cho thấy, Tsu’Chu bắt đầu xuất hiện trong thời nhà Hán, giai đoạn từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220 sau Công nguyên, và nó có thể là một bài tập huấn luyện cho binh lính. Để ghi bàn, hai đội phải đá quả bóng da vào trong một tấm lưới nhỏ treo giữa hai cọc tre dài bên phần sân của đối thủ. Người chơi không được phép sử dụng tay nhƣng có thể dùng đôi chân và các bộ phận khác của cơ thể. Sự khác biệt chính giữa Tsu’Chu và bóng đá hiện đại là chiều cao cầu môn. Khung thành của trò Tsu’Chu đƣợc treo cách mặt đất khoảng 9 m.
Sau khi Tsu’Chu xuất hiện, các trò chơi giống bóng đá đã lan tỏa khắp thế giới. Nhiều nền văn hóa có những trò chơi tập trung vào việc sử dụng đôi chân, chẳng hạn như trò Kemari của người Nhật Bản (vẫn còn tồn tại đến ngày nay), trò Pahsaherman của người Mỹ bản địa, trò Marn Grook của thổ dân Australia và trò Ki-o-rahi của người Moari.
Bóng đá bắt đầu phát triển tại châu Âu từ thời kỳ Trung cổ dưới hình thức
“bóng đá dân gian” hay “bóng đá đám đông” vào khoảng thế kỷ 9. Tại các thị trấn của Anh, hai đội chơi với số lượng người không giới hạn sẽ đá bàng quang của một con lợn bị thổi phồng từ đầu đến cuối thị trấn. Kết quả trận đấu thường có ít bàn thắng, các luật lệ tiêu chuẩn không đƣợc ban hành nên trò chơi khá bạo lực. Trò chơi này thường được xem là mối phiền toái, và thậm chí bị cấm trong một số thời kỳ lịch sử của nước Anh.
Đến đầu thế kỷ 19, các luật bóng đá đầu tiên xuất hiện tại trường học của Anh.
Năm 1848, trong khuôn viên Trinity College thuộc Đại học Cambridge, đại diện của năm trường Eton, Harrow, Rugby, Winchester và Shrewsbury đã họp mặt để thống nhất luật chơi cho môn bóng đá gọi là Bộ luật Cambridge. Nhƣng bộ luật này chƣa đạt tới sự hoàn chỉnh, và không phải đội bóng nào cũng tuân theo. Trong hệ
21
thống trường học tư nhân, bóng đá là môn thể thao được phép dùng bàn tay kiểm soát bóng, dùng chân đá và rê bóng, cầu thủ có thể vật lộn với nhau. Luật chơi giống nhƣ sự kết hợp của cả hai môn bóng bầu dục và bóng đá. Thời kỳ này đã có thủ môn trấn giữ khung thành, lỗi xoạc bóng vào chân của cầu thủ khác bị cấm.
Trong thập niên 1850, nhiều đội bóng nghiệp dƣ bắt đầu đƣợc thành lập tại các trường học và mỗi đội thường xây dựng cho riêng mình những luật chơi mới của môn bóng đá. Qua nhiều năm, các trường bắt đầu thi đấu với nhau. Trong thời gian này, người chơi vẫn điều khiển bóng bằng cả bàn tay, nhưng chỉ được phép chuyền bóng về phía sau giống như môn bóng bầu dục. Người chơi thường xuyên ngáng chân nhau hoặc đá vào cẳng chân đối thủ để giành bóng. Do mỗi đội bóng có luật chơi khác nhau khiến việc điều hành các trận đấu giữa họ diễn ra rất khó khăn (Wikipedia, 2009).
1.1.3.2. Bóng đá hiện đại
Nỗ lực đáng kể nhất trong việc chuẩn hóa luật chơi môn bóng đá là việc thành lập Liên đoàn bóng đá Anh (FA) vào ngày 26/10/1863 (Wikipedia, 2009). FA cố gắng tập hợp các luật chơi trên khắp nước Anh để tạo thành một tập hợp quy tắc bóng đá đƣợc chấp nhận rộng rãi. Hành động ôm quả bóng, ngáng chân, đá vào cẳng chân cầu thủ khác bị cấm. Điều này dẫn đến sự tan rã của CLB Blackheath - đội bóng thích lối chơi bạo lực theo kiểu bóng bầu dục và chỉ còn lại 11 CLB khác tiếp tục hoạt động.
Năm 1887, đã có 128 CLB bóng đá gia nhập FA và nước Anh đã có quy tắc đá bóng gần nhƣ thống nhất. Giải thi đấu bóng đá đầu tiên, Cúp FA (FA Cup), được tổ chức lần đầu cho các CLB bóng đá Anh vào năm 1872. Nước Anh cũng là quê hương của giải đấu liên đoàn đầu tiên, Football League. Giải đấu này bao gồm 12 CLB thuộc miền Trung và miền Bắc nước Anh tham gia.
Theo quy định ban đầu của FA, người chơi bóng phải duy trì tính nghiệp dư và không được nhận lương. Điều này đã trở thành một vấn đề trong thập niên 1870 khi nhiều CLB tính phí đến xem trận đấu của khán giả. Các cầu thủ cảm thấy không hài lòng, yêu cầu trả tiền cho thời gian tập luyện và chơi bóng của họ. Vì sự
22
phổ biến của môn thể thao này tăng lên, khán giả và doanh thu cũng vậy. Cuối cùng các CLB quyết định bắt đầu trả lương cho cầu thủ và bóng đá trở thành môn thể thao chuyên nghiệp.
Không mất nhiều thời gian để các quốc gia khác ở châu Âu đón nhận và phổ biến luật chơi bóng đá của người Anh. Liên đoàn bóng đá của các quốc gia khác bắt đầu xuất hiện trên khắp thế giới: Hà Lan và Đan Mạch năm 1889, Argentina năm 1893, Chile năm 1895, Thụy Sĩ và Bỉ năm 1895, Italy năm 1898, Đức và Uruguay năm 1900, Hungary năm 1901 và Phần Lan năm 1907. Mãi đến năm 1903, Pháp mới thành lập liên đoàn bóng đá, mặc dù họ đã chơi đá bóng từ rất lâu trước đó.
Liên đoàn Bóng đá quốc tế (FIFA) đƣợc thành lập tại Paris (Pháp) vào năm 1904 với bảy thành viên bao gồm: Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ. Năm 1930, FIFA World Cup đầu tiên đƣợc tổ chức tại Uruguay. Đã có 41 thành viên của FIFA vào thời điểm đó. Hiện nay, FIFA có hơn 200 thành viên, và World Cup là một trong những sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh đƣợc tổ chức 4 năm một lần. World Cup 2018 là giải vô địch bóng đá thế giớilần thứ 21 đƣợc tổ chức tại Nga.
1.1.3.3. Bóng đá tại Việt Nam
Từ sơ khai đến 1954 - Tại Nam Kỳ
Những người chơi bóng đầu tiên ở Sài Gòn là những công chức, thương gia hay binh lính người Pháp, sau đó, một số ít người Việt cũng bắt đầu tham gia. Họ tập hợp thành CLB, lấy tên là Cercle Sportif Saigonnais. Lúc đầu họ chơi bằng quả bóng bầu dục sau đƣợc thay bằng bóng tròn, sân chơi là công viên thành phố, còn gọi là Jardin de la Ville, nay là sân Tao Đàn.
Năm 1905, đội bóng của chiến hạm Anh mang tên King Alfred ghé thăm Sài Gòn, và đã đấu giao hữu với một đội gồm những cầu thủ người Pháp và Việt, đây là trận bóng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
23
Năm 1906, E.Breton, một uỷ viên Pháp trong Hội Liên hiệp Thể thao Pháp (tiếng Pháp: L'Union des Sociétés Francaises des Sports Athlétiques) đem luật bóng đá sang Việt Nam phổ biến, và trong vai trò hội trưởng, ông đã chấn chỉnh lại Cercle Sportif Saigonnais theo cách tổ chức của các CLB bóng đá bên Pháp. Nhiều CLB khác theo đó thành lập và hoạt động nhƣ: Infanterie, Saigon Sport, Athletic Club, Stade Militaire, Taberd Club... Các giải bóng đá cũng bắt đầu đƣợc tổ chức từ đó. Đội Cercle Sportif Saigonnais do đƣợc tổ chức, huấn luyện chuẩn mực, nên đã liên tiếp thắng những mùa giải trong các năm: 1907, 1909, 1910, 1911, 1912, 1916...
Nhiều người Việt nắm được luật và kỹ thuật bóng đá nên tự lập đội bóng của mình. Hai đội bóng Việt Nam đầu tiên thành lập năm 1907 là Gia Định Sport do các ông Ba Vẻ, Phú Khai dẫn dắt và đội thứ hai là Ngôi sao Xanh (Etoile Bleue) của ông huyện Nguyễn Đình Trị, về sau hợp nhất lại thành đội Ngôi sao Gia Định.
Ngày 20 tháng 7 năm 1908, tờ Lục tỉnh Tân Văn đƣa tin trận cầu giữa hai đội bóng thuần cầu thủ Việt diễn ra. Trước năm 1920, đội Ngôi sao Gia Định đã thắng tất cả các đội bóng kể cả đội Cercle Sportif Saigonnais của ông Breton (1917), giành Cúp vô địch.
Ngoài ra còn có các đội nhƣ: Victoria Sportive, Commerce Sport, Jean Comte, Sport Cholonaise, Khánh Hội Sport, Tân Định Sport, Gò Vấp, Hiệp Hoà, Chợ Quán, Phú Nhuận, Đồng Nai, Enfants de Troupe...; ở các tỉnh thì có những đội: Thủ Dầu Một, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc, Gò Công, Châu Đốc, Mỹ Tho...
Sân bãi cũng đƣợc phát triển thêm nhƣ sân Citadelle (tức sân Hoa Lƣ), sân Renault (tức Sân vận động Thống Nhất); sân Fourières (ở Bà Chiểu, gần lăng Lê Văn Duyệt), sân Mayer (góc đường Võ Thị Sáu - Trần Quốc Thảo), sân Marine (ở gần Trung tâm Mắt Thành phố Sài Gòn)...
Sau đó, giới hâm mộ và những nhà lãnh đạo hợp tác thành lập một Tổng cục Bóng đá riêng cho người Việt, ông bầu Nguyễn Đình Trị làm Trưởng ban Trị sự, và mua đất làm sân riêng. Lúc ấy đã có một Tổng cục Bóng đá do người Pháp chủ trì, nên việc hợp tác giữa hai Tổng cục không thể thực hiện, nhƣng hai bên vẫn hợp tác
24
tổ chức những cuộc thi đấu, nhƣ giải Vô địch Nam Kỳ. Trong trận đấu giữa Cercle Sportif Saigonnais và Ngôi sao Gia Định năm 1925 trên sân vân động Saigon Pérstips Córble, một trọng tài người Pháp đã đuổi cầu thủ Paul Thi ra khỏi sân, khiến cầu thủ này của đội Ngôi sao Gia Định bị treo giò vĩnh viễn làm cho việc hợp tác thêm khó khăn. Giải Vô địch Nam Kỳ bị gián đoạn trong và bắt đầu lại năm 1932, với 6 đội người Việt và 3 đội người Pháp.
Năm 1932, ở Cần Thơ xuất hiện đội bóng đá nữ Cái Vồn do Phan Khắc Sửu thành lập và vài năm sau, có thêm đội Bà Trƣng ở Rạch Giá - Long Xuyên. Năm 1933, đội nữ Cái Vồn thi đấu với đội nam Paul Bert tại sân Mayer và hòa 2-2.
Vào năm 1928, một đội bóng từ Việt Nam đƣợc cử đi du đấu ở Singapore.
Ngoài các giải, cúp đƣợc tổ chức tại Sài Gòn và ở các tỉnh, Tổng cục Bóng Đá An Nam còn tổ chức tiếp đón những đội bóng nước ngoài và cử đội tuyển đi thi đấu tại Thái Lan, Campuchia, Malaysia...
- Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ
Bóng đá xuất hiện ở Bắc Kỳ vào khoảng năm 1906-1907. Báo thời đó đề cập năm 1909, hai đội Lê Dương Đáp Cầu (Legion Đáp Cầu) và đội Olympique Hải Phòng đã thi đấu với nhau. Trận đầu đội Olympique Hải Phòng thắng 2-1, nhƣng ở lần sau đội Lê Dương Đáp Cầu đã thắng lại đội Olympique Hải Phòng 8-1 trên sân vận động Hải Phòng.
Tại Hà Nội, tháng 2 năm 1912, CLB Bóng đá Hà Nội (Stade Hanoien) ra đời, gồm các cầu thủ người Việt và một số người Pháp như Menin, Megy, Bernard, Bonardi... Về phía quân đội Pháp có các đội nhƣ Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa (Régiment d'Infanterie Coloniale, RIC), Ngôi Sao Xanh (Étoile Bleue), Lê Dương Đáp Cầu, Lê Dương Việt Trì... Ngày 1 tháng 11 năm 1913, đội CLB Bóng đá Hà Nội đá với Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa, kết quả đội bộ binh Pháp thắng 5-3.
Những năm 1910-1920, các đội bóng ở Bắc Kỳ phát triển nhƣng các trận đấu thường diễn ra ở các bãi trống như các ngã ba, ngã tư phố vắng... Sau này, đội Chớp Nhoáng (Eclair) và CLB Bóng đá Hà Nội hợp tác lập ra sân Nhà Dầu (gần
25
cầu Long Biên). Còn sân Mangin (nay là sân Cột Cờ) là do Quân đội Phápquản lý và dùng cho các giải đấu chính thức.
Giai đoạn 1930-1940, Hà Nội có các đội bóng nhƣ: Chớp Nhoáng (do Trần VănQuý đứng đầu), CLB Bóng đá Hà Nội, Racing Club, Lạc Long Ngọn giáo (La Lance), Hoả Xa (Usaga), Trường Bưởi (Chu Văn An hiện nay), Đại học (Université Club), Ngân hàng, Ô-tô Han (Auto Hall). Hải Phòng có các đội Voi vàng Đất cảng, Olympique Hải Phòng, Mũi Tên (La Flèche), Radium (Trung học), Thanh niên Bắc Kỳ (La Jeunesse Tonkinoise). Nam Định có đội Hồng Bàng; Phủ Lý có đội Phủ Lý Thể thao; Lạng Sơn có đội Le Semeur.
Miền Trung Việt Nam có các đội nhƣ ASNA (Vinh); Sept (Huế); Touranne (Đà Nẵng) và Faifo (Hội An).
Giai đoạn 1954-1975
Thế chiến thứ hai và chiến tranh Việt - Pháp đã làm gián đoạn sự phát triển bóng đáViệt Nam. Cho đến năm 1954, sau khi hiệp định Genève đƣợc ký kết, phong trào bóng đá ở cả hai miền mới đƣợc phục hồi và phát triển trở lại.
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc Việt Nam)
Tại miền Bắc Việt Nam, đội bóng đá Thể Công của Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1954, 13 lần đoạt chức vô địch giải đầu cấp cao nhất miền Bắc tính từ khi thành lập đến năm 1979.
Năm 1960, đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (các cầu thủ của Trường Huấn luyện quốc gia và đội Thể Công) đƣợc sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, Đức... đã thi đấu ở các giải GANEFO (Indonesia, 1963) và GANEFO Châu Á (Campuchia, 1966).
- Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam)
Tại miền Nam Việt Nam năm 1954, đội Ngôi sao Gia Định giải tán, nhóm cầu thủ về đầu quân cho đội AJS (Association de la Jeunesse Sportive) hoặc đội Cảnh Sát. Đội AJS, đội Cảnh Sát, đội Tổng Tham mưu (của Quân lực Việt Nam Cộng
26
hòa) và đội Quan Thuế là bốn trong số các CLB bóng đá có thể kể đến của miền Nam trước năm 1975.
Đội tuyển quốc gia Việt Nam Cộng hòa là một trong 4 đội lọt vào vòng chung kết giải vô địch châu Á năm 1960. Ngoài ra, đội từng đoạt huy chương vàng môn bóng đá tại SEA Games 1959 và dưới sự hướng dẫn của HLV Karl-Heinz Weigang người Đức, đoạt Cúp Merdeka lần thứ 10 do Malaysia tổ chức năm 1966.
(Wikipedia, 2019)
Từ 1975 đến nay
Sau khi giành đƣợc độc lập, từ năm 1975, bóng đá Việt Nam vẫn chƣa thực sự đƣợc phát triển vì những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại. Sau đó lại tiếp tục hứng chịu chiến tranh biên giới với Trung Quốc nên đến tận năm 1989, một tổ chức độc lập về quản lý và điều hành bóng đá tại Việt Nam mới đƣợc thành lập với tên gọi “Liên đoàn bóng đá Việt Nam”.
Năm 1991, lần đầu tiên đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tập trung các cầu thủ đến từ 3 miền của đất nước để tham gia vào đấu trường bóng đá quốc tế.
Sea Game 16 đƣợc tổ chức tại Manila, Philippines cũng là giải đấu đầu tiên mà Việt Nam tham gia. Cũng từ giải đấu này mà bóng đá Việt Nam có tiền đề trở nên phát triển phổ biến hơn. Sau đó, rất nhiều các CLB từ khắp nơi trên thế giới đƣợc thành lập và cùng nhau tổ chức nên giải đấu V-League (Quốc Hùng, 2018).
Hình thành và phát triển từ những năm đầu thế kỷ 20 đến nay, bóng đá Việt Nam trải qua rất nhiều những giai đoạn thăng trầm, từ những buổi đầu sơ khai với dáng dấp thi đấu phong trào nhỏ với mục đích rèn luyện sức khỏe và giải trí thì đến nay bóng đá nước ta đã vươn tới một tầm vóc mới bán chuyên và chuyên nghiệp hóa bắt kịp với sự phát triển của bóng đá hiện đại trên thế giới.
Hiện nay, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đang quản lý một hệ thống gồm 11 đội tuyển quốc gia đó là đội tuyển U17, U19, U21, U23, đội tuyển Quốc gia, đội tuyển nữ, đội tuyển U17, U20 nữ, đội tuyển Futsal nữ, đội tuyển Futsal nam và đội tuyển bóng đá bãi biển. Bên cạnh đó còn điều hành một mạng lưới các giải đấu trong nước như giải bóng đá vô địch quốc gia V-League, Cúp bóng đá Việt Nam,
27
Siêu cúp bóng đá Việt Nam, Giải vô địch U15, U17, U21, U19, Giải vô địch bóng đá thiếu niên, giải vô địch Futsal Việt Nam… và nhiều giải đấu khác.
Năm 2016, Việt Nam có hai đội bóng liên tiếp giành quyền tham gia hai giải đấu cấp thế giới đó là Futsal World Cup 2016 và U20 World Cup 2017.
Đặc biệt, năm 2018 vừa qua là một năm lịch sử của bóng đá Việt Nam. Ngay từ đầu năm, ở giải đấu chính thức đầu tiên đƣợc HLV Park Hang-seo dẫn dắt là U23 Châu Á 2018 tại Trung Quốc, đội tuyển U23 Việt Nam đã tiến vào trận chung kết với U23 Uzbekistan vào ngày 27/1 và giành ngôi Á quân. Sau đó là chiến tích tại ASIAD 18, đội tuyển Olympic Việt Nam đã xuất sắc vƣợt qua các đội mạnh nhƣ Olympic Nhật Bản, Bahrain, Syria để lọt vào vòng bán kết và giành huy chương đồng. AFF Suzuki Cup vừa qua, đội tuyển quốc gia Việt Nam đã bất bại cả 8 trận để lần thứ hai lên ngôi vô địch Đông Nam Á (Quốc Hùng, 2018).