Phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Phát triển bền vững

Năm 1980, trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đƣa ra mục tiêu của phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật”. Thuật ngữ phát triển bền vững ở đây đƣợc đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. Đến năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” đƣợc định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình phát triển. Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ƣu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhƣng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai (Godian và Hecdue, 1988, GS. Grima Lino).

Nội hàm về phát triển bền vững đƣợc tái khẳng định ở Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: “Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và

31

bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).

Quan niệm về phát triển bền vững dần đƣợc hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tƣ duy về phát triển bền vững bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững đƣợc xác định là:

“Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”.

Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường (Phạm Thị Thanh Bình, 2016).

Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) là một tập hợp các chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế. Liên Hiệp Quốc đã đề ra các mục tiêu này với tên gọi các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững thay cho các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã hết hạn vào cuối năm 2015. Các mục tiêu phát triển bền vững này thực hiện từ năm 2015 đến năm 2030. Có 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể (Wikipedia, 2015).

17 mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030:

Mục tiêu 1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi

Mục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo anh ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.

32

Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.

Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lƣợng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

Mục tiêu 5. Đạt đƣợc bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.

Mục tiêu 6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.

Mục tiêu 7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lƣợng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.

Mục tiêu 8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.

Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.

Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.

Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cƣ mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.

Mục tiêu 12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.

Mục tiêu 13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.

Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.

Mục tiêu 15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.

33

Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.

Mục tiêu 17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững. (Lê Thái Hà, 2015)

Do đó, hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em muốn phát triển bền vững cần chú trọng phát triển về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Như vậy, từ cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam nhƣ trên có thể rút ra các tiêu chí đánh giá về hoạt động bóng đá cộng đồng nói chung cũng nhƣ tiêu chí đánh giá về tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em dưới đây:

(1) Phát triển xã hội;

(2) Phát triển con người;

(3) Phát triển nền bóng đá Việt Nam;

(4) Phát triển kinh tế;

(5) Bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)