Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ CHIẾN SĨ CÔNG AN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.2.1. Quản lý
Trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý”, tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục tiêu cụ thể” [1].
Theo Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [8].
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, có thể xác định những quan niệm sau:
- Quản lý là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung của nhóm.
- Quản lý là tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng một hệ thống các bộ luật, chính sách, nguyên tắc, phương pháp, biện pháp nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng.
- Quản lý là tác động có mục đích, có kết hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến.
Như vậy, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.
1.2.2. Nghiệp vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thuật ngữ nghiệp vụ được tiếp cận ở nhiều góc độ với nhiều tầng bậc nghĩa khác nhau.
- Nghiệp vụ là: Nghề chuyên môn, công việc chuyên môn [17]
- Nghiệp vụ: kĩ năng, biện pháp thực hiện công việc chuyên môn của một nghề nghiệp vụ điều tra bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Nghiệp vụ: là phương pháp, biện pháp, kĩ năng thực hiện công việc [16].
Với hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả tiếp cận khái niệm nghiệp vụ như sau: Nghiệp vụ là khái niệm dùng để chỉ kỹ năng, phương pháp thực hiện công việc chuyên môn thuộc một lĩnh vực nghề nghiệp nhất đình, là chương trình dành cho những người có mong muốn được làm việc và công tác về lĩnh vực đó.
1.2.3. Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
Bồi dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ở một số nghiên cứu bồi dưỡng còn được gọi là đào tạo lại hoặc tái đào tạo.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [16].
Theo Từ điển Giáo dục học (2001) thì “Bồi dưỡng là trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể” [2] Ví dụ: bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận… Chủ thể bồi dưỡng đã được đào tạo để có trình độ chuyên môn nhất định.
Từ những khái niệm trên có thể thấy khái niệm bồi dưỡng được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau:
- Nghĩa chung nhất, bồi dưỡng là quá trình tác động làm tăng thêm những kiến thức mới cho những người đang giữ chức vụ hay đang thực thi công vụ ở một ngạch, bậc nhất định. Sau các khoá bồi dưỡng, sát hạch đạt yêu cầu, người học nhận được ghi nhận kết quả.
- Nghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình đào tạo nhằm hình thành năng lực và phẩm chất nhân cách theo mục tiêu xác định. Như vậy, bồi dưỡng bao hàm cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
quá trình GD&ĐT nhằm trang bị tri thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và những phẩm chất nhân cách. Quá trình bồi dưỡng, được hiểu theo nghĩa rộng diễn ra cả trong nhà trường và trong đời sống xã hội, có nhiệm vụ không những chỉ trang bị những kiến thức, năng lực chuyên môn cho người học trong nhà trường mà còn tiếp tục bổ sung, phát triển, cập nhật nhằm hoàn thiện phẩm chất và năng lực cho họ sau khi đã kết thúc quá trình học tập.
- Nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiện nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất, nhân cách. Hoạt động này diễn ra sau quá trình người học kết thúc chương trình GD&ĐT ở nhà trường.
Như vậy, theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là một bộ phận của quá trình GD&ĐT, là khâu tiếp nối GD&ĐT con người khi họ đã có những tri thức, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách nhất định được hình thành trong quá trình đào tạo ở nhà trường.
Từ các cách tiếp cận khái niệm bồi dưỡng ở trên, có thể hiểu bồi dưỡng là quá trình bổ sung sự thiếu hụt về tri thức, năng lực chuyên môn, cập nhật những cái mới để hoàn thiện hệ thống tri thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Bồi dưỡng là một khâu tiếp nối quá trình đào tạo.
Theo hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi quan niệm: bồi dưỡng nghiệp vụ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể bồi dưỡng đến đối tượng bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực phẩm chất và năng lực chuyên môn để đối tượng bồi dưỡng có cơ hội củng cố, mở rộng và nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ đã có, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đang làm. Trong hoạt động bồi dưỡng thì yếu tố quyết định đến chất lượng các hoạt động vẫn là vai trò chủ thể của người được bồi dưỡng thông qua con đường tự học, tự đào tạo, tự bồi dưỡng nhằm phát huy nội lực các nhân.
1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
Bản chất của hoạt động quản lý, là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua các chức năng quản lý là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra giúp cho hệ thống ổn định, thích ứng, tăng trưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
và phát triển.
Từ những tiếp cận khái niệm hoạt động bồi dưỡng và khái niệm quản lý như trên, có thể khái quát: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ là những tác động có mục đích, có hệ thống của chủ thể quản lý đến quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá kết quả bồi dưỡng nhằm làm cho các chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số có nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao.