Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Chiến Sĩ Công An Người Dân Tộc Thiểu Số (Trang 80 - 85)

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ CHIẾN SĨ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG CÔNG AN TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên.

Đối tượng khảo nghiệm

Gồm 15 cán bộ, lãnh đạo chỉ huy tại Công an tỉnh Điện Biên, 6 giáo viên, 12 cán bộ chiến sĩ của trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên. Tổng số cán bộ được hỏi ý kiến là 33 người.

Phương pháp khảo nghiệm

Bằng phương pháp khảo sát sử dụng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia.

Kết quả khảo nghiệm

Các biện pháp đã nêu được khảo sát về tính cần thiết và khả thi thông qua ý kiến của các chuyên gia. Ngoài việc trao đổi về những vần đề cần quan tâm, cần đổi mới trong quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên, việc lấy ý kiến bằng phiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hỏi cũng có thêm căn cứ để khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên.

Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ về mức độ cần thiết của các biện pháp

TT Các biện pháp quản lý

Mức độ cần thiết % Cần

thiết (%)

Ít cần thiết

(%)

Không cần thiết

(%) 1

Kiện toàn bộ máy quản lý, cán bộ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

75 25 0

2

Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

92 8 0

3

Quản lý hoạt động giảng dạy trong bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

82 18 0

4 Quản lý hoạt động học của cán bộ chiến sĩ dân tộc

thiểu số 77 23 0

5

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

88 12 0

6

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên trong quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

80 20 0

Qua kết quả bảng 3.1 nhận thấy:

Về mức độ cần thiết: Tất cả các cán bộ chỉ huy, cán bộ Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên đều đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp ở mức rất cần thiết và cần thiết từ 75% đến 92%.

Điều đó cho thấy: Đại đa số các cán bộ chỉ huy, cán bộ Trung tâm Huấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

luyện thực hiện hoạt động quản lý bồi dưỡng đều đánh giá rất cao và cho rằng 6 biện pháp quản lý được đề xuất ở trên về tăng cường đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng là cần thiết.

Kết quả này phù hợp với thực tế hiện nay của Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên vụ vì từ trước đến nay, công tác này còn hạn chế. Quá trình quản lý, điều hành còn có nhiều mặt bất cập, nên rất cần các biện pháp đổi mới quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng ở Trung tâm.

Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ về tính khả thi của các biện pháp

TT Các biện pháp quản lý

Mức độ về tính khả thi Rất

khả thi (%)

Khả thi (%)

Không khả thi

(%) 1

Kiện toàn bộ máy quản lý, cán bộ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCS người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

35 65 0

2

Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

26 74 0

3

Quản lý hoạt động giảng dạy trong bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

36 64 0

4 Quản lý hoạt động học của cán bộ chiến sĩ dân

tộc thiểu số 46 54 0

5

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

48 52 0

6

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên trong quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

30 70 0

Số liệu bảng 3.2 cho thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tất cả các biện pháp đề xuất về quản lý hoạt động bồi dưỡng đã được các cán bộ quản lý và cán bộ của Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên đánh giá rất cao về tính khả thi thực tế những năm qua, Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên đã đạt nhiều thành tích trong đào tạo nguồn nhân lực cho Công an tỉnh, trong đó có việc bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số. Nếu có được nhận thức đúng thì đây là thế mạnh của Trung tâm để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nói chung và hiệu quả bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số nói riêng.

Những biện pháp đề xuất ở trên nếu được thực hiện sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động bồi dưỡng này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nêu ở chương 1 và chương 2; căn cứ vào các nguyên tắc hoàn thiện, có thể đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên.

Các biện pháp được đề xuất là:

1. Kiện toàn bộ máy quản lý, cán bộ quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên.

2. Nâng cao cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

3. Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giảng dạy trong bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên.

4. Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học của cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số

5. Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên.

6. Tăng cường sự phối hợp giữa các bên trong quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên

Các biện pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau và được các cán bộ chỉ huy, cán bộ Trung tâm đánh giá là cần thiết và khả thi, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong Công an tỉnh Điện Biên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Chiến Sĩ Công An Người Dân Tộc Thiểu Số (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)