Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ CHIẾN SĨ CÔNG AN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong công an nhân dân
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
1.4.3.1. Các yếu tố liên quan đến đối tượng quản lý trong hoạt động bồi dưỡng - Trình độ, năng lực người học
Trình độ, năng lực của cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tham gia bồi dưỡng có ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động bồi dưỡng.
Phần lớn cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn; năng lực điều hành, tổ chức và quản lý còn yếu, khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn còn thấp, lúng túng, điều này tạo áp lực cho công tác bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ.
Đồng thời, trình độ, năng lực của học viên bị hạn chế cũng khiến cho chất lượng bồi dưỡng dễ bị giảm sút, không đạt hiệu quả, đòi hỏi phải có sự cố gắng và phương pháp bồi dưỡng hợp lý của giáo viên.
- Trình độ, năng lực, chất lượng giáo viên bồi dưỡng
Hoạt động bồi dưỡng có sự tham gia của người học và giáo viên bồi dưỡng.
Do đó, bên cạnh yếu tố ảnh hưởng là trình độ, năng lực người học thì trình độ, năng lực, chất lượng giáo viên bồi dưỡng cũng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Các giáo viên nếu có năng lực cao, chất lượng cao thì hoạt động bồi dưỡng sẽ diễn ra suôn sẻ, đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao, từ đó khiến cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng đạt được hiệu quả.
Ngược lại, nếu các giáo viên có chất lượng kém, không có phương pháp đào tạo phù hợp với học viên thì hoạt động bồi dưỡng sẽ không thể có kết quả tốt, không đạt kế hoạch, từ đó khiến cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng bị kém hiệu quả.
1.4.3.2. Các yếu tố về nguồn lực trong quản lý
- Về cơ sở vật chất, phương tiện, kĩ thuật phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
Trong hoạt động bồi dưỡng, bên cạnh các yếu tố liên quan tới đối tượng bồi dưỡng thì yếu tố về nguồn lực trong quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng đóng vai trò có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả bồi dưỡng.
Cơ sở vật chất, phương tiện, kĩ thuật phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sẽ ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thu của các học viên khi tham gia bồi dưỡng. Nếu những nguồn lực này tốt, hỗ trợ hiệu quả thì hoạt động bồi dưỡng sẽ đạt kết quả tốt, từ đó khiến cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng đạt được hiệu quả.
Ngược lại, nếu các điều kiện này bị hạn chế, không đủ hỗ trợ thì hoạt động bồi dưỡng sẽ không đạt hiệu quả, từ đó khiến cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng kém hiệu quả.
- Về nguồn kinh phí tổ chức quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ Nguồn kinh phí tổ chức quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sẽ có ảnh hưởng tới cơ sở vật chất, phương tiện, kĩ thuật phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời cũng ảnh hưởng tới thời gian, giáo viên, địa điểm thực hiện bồi dưỡng.
Nguồn kinh phí càng cao thì phương tiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng sẽ được đầu tư càng tốt, nếu thiếu địa điểm thì có thể thuê thêm địa điểm bên ngoài một cách chất lượng, kinh phí tốt có thể thuê những chuyên gia có chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
lượng, từ đó khiến cho hoạt động bồi dưỡng sẽ đạt kết quả tốt, từ đó khiến cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng đạt được hiệu quả.
Ngược lại, nếu nguồn kinh phí thấp thì phương tiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng sẽ bị hạn chế, khó thuê chuyên gia, thời gian bồi dưỡng có thể sẽ bị thu ngắn, hạn chế thì hoạt động bồi dưỡng sẽ khó có thể kết quả tốt, từ đó khiến cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng kém hiệu quả.
- Về chất lượng nguồn nhân lực tham gia quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
Chất lượng nguồn nhân lực tham gia quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ có thể nói là một nhân tố quan trọng nhất tác động tới hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ.
Nguồn nhân lực chính là bộ phận trực tiếp thực hiện công tác quản lý, từ lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho tới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng.
Nguồn nhân lực có chất lượng càng cao, thì có phương pháp quản lý càng hiệu quả và càng sát sao, từ đó khiến hiệu quả lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho tới kiểm tra, đánh giá càng tốt hơn, đồng thời khiến hiệu quả công tác quản lý càng cao hơn.
Ngược lại, nguồn nhân lực có chất lượng càng thấp, thì có phương pháp quản lý có thể không phù hợp, từ đó khiến hiệu quả công tác quản lý sẽ bị giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quản lý hoạt động bồi dưỡng là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch nhằm nâng cao năng lực phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở rộng và nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ đã có của người được bồi dưỡng, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đang làm.
Trong đó, các cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số là những cán bộ chiến sĩ mang nhiều đặc điểm riêng: là những người của địa phương, là cán bộ nguồn tại chỗ, là người am hiểu phong tục tập quán, tâm lý, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc, cuộc sống gắn bó với họ hàng bà con làng bản sẽ giúp họ có nhiều ưu thế trong việc tuyên truyền, thuyết phục, hoạt động và tổ chức đồng bào thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhưng họ cũng hạn chế là trình độ và năng lực chưa cao. Do đó, hoạt động bồi dưỡng là cần thiết để đảm bảo cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tiếp thu tốt chương trình học, từ đó nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ứng dụng trong công việc.
Để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả, thì công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng cần phải được tiến hành khoa học, từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng. Trong mỗi bước, cần phải đảm bảo thực hiện chất lượng để mang lại kết quả tốt nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2