Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Chiến Sĩ Công An Người Dân Tộc Thiểu Số (Trang 50 - 62)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ CHIẾN SỸ CÔNG AN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

2.3.3.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

Thực hiện Kế hoạch số 10364/KH-X11-X14 của Tổng cục chính trị Công an nhân dân và Công văn số 871/X14-P4 của Cục đào tạo về việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý Nhà nước và nghiệp vụ Công an cho cán bộ Công an người dân tộc thiểu số, hàng năm, Công an tỉnh Điện Biên đều lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tộc thiểu số.

Bộ phận thực hiện lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên là phòng Tổ chức cán bộ.

Các nội dung trong kế hoạch cần có bao gồm:

+ Mục đích, yêu cầu của kế hoạch: Nhằm trang bị, cập nhật, bổ sung một số kiến thức cơ bản về chính trị, nghiệp vụ quản lý nhà nước, nghiệp vụ Công an cho cán bộ Công an người dân tộc thiểu số trong lực lượng Công an tỉnh Điện Biên, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong việc phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương

+ Nội dung chính của kế hoạch: Tiêu chuẩn đối tượng, số lượng bồi dưỡng;

Nội dung bồi dưỡng; Thời gian bồi dưỡng; Địa điểm bồi dưỡng; Giáo viên;

Nguồn kinh phí

+ Tổ chức thực hiện: Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh và Phòng PH41 cùng các đơn vị khác.

Tiêu chuẩn đối tượng được lựa chọn để bồi dưỡng được xác định là cán bộ người dân tộc thiểu số hiện đang công tác tại các phòng, các đơn vị tương đương; Công an các huyện, thị xã, thành phố thuộc Công an tỉnh Điện Biên, có độ tuổi công tác còn ít nhất 24 tháng trước khi nghỉ chế độ (tính từ thời điểm khóa học bắt đầu).

Nội dung bồi dưỡng được thực hiện theo nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý Nhà nước và nghiệp vụ Công an cho cán bộ Công an người dân tộc thiểu số do Cục Đào tạo - Tổng cục Chính trị CAND ban hành. Nội dung thực tế gồm 15 chuyên đề như đã trình bày ở Chương 1. Nội dung chính của kế hoạch thường được chi tiết theo các chỉ tiêu cụ thể, đa phần theo từng năm cũng có một số biến động như sau:

Bảng 2.5. Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sỹ người dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thiểu số Công an tỉnh Điện Biên

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng 60 85 115

Thời gian 12 ngày 12 ngày 14 ngày

Địa điểm

Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ - Công an tỉnh Điện Biên

Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ - Công an tỉnh Điện Biên

Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ - Công an tỉnh Điện Biên

Giáo viên

Đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm đã được Bộ Công an tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên đề, nghiệp vụ sư phạm

Đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm đã được Bộ Công an tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên đề, nghiệp vụ sư phạm

Đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm đã được Bộ Công an tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên đề, nghiệp vụ sư phạm

Kinh phí 130 triệu 150 triệu 250 triệu

Tìm hiểu nội dung này, tiến hành khảo sát trên đối tượng là 15 cán bộ, lãnh đạo chỉ huy Công an tỉnh Điện Biên và 6 giáo viên, 12 cán bộ chiến sĩ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên và 115 cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số đã theo học tập trung khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sỹ người dân tộc thiểu số Công an tỉnh Điện Biên.

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.6. Đánh giá về thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

TT Đối tượng khảo sát

Mức độ thực hiện

Tốt Trung bình Chưa tốt Số

lượng Tỉ

lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

% 1 Cán bộ, lãnh đạo chỉ huy

Công an tỉnh Điện Biên 6 40,0 5 33,3 4 26,7 2

Giáo viên, cán bộ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ

3 16,7 8 44,4 7 38,9

Từ kết quả đánh giá trên cho thấy: Tỷ lệ đánh giá thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên đạt mức Tốt của Cán bộ, lãnh đạo chỉ huy Công an tỉnh Điện Biên là 40,0% đánh giá Tốt, có 33,3% đánh giá Trung bình và 26,7% đánh giá Chưa tốt.

Tỷ lệ đánh giá thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên đạt mức Tốt của Giáo viên, cán bộ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ là 16,7% đánh giá Tốt, có 44,4% đánh giá Trung bình và 38,9% đánh giá Chưa tốt. Kết quả đánh giá của Giáo viên, cán bộ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ còn thấp hơn các cán bộ, lãnh đạo chỉ huy của Trung tâm.

Trao đổi cụ thể với Cán bộ, lãnh đạo chỉ huy Công an tỉnh Điện Biên và Giáo viên, cán bộ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thì được biết: Kế hoạch thực hiện về cơ bản khá phù hợp với đặc thù của tỉnh, nhưng còn nhiều điều chưa phù hợp với thực trạng của Trung tâm, như sắp xếp giáo viên chưa hợp lý, dự trù về địa điểm cụ thể nhiều khi bị trùng với các kế hoạch khác của Trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.7. Đánh giá của học viên về kế hoạch bồi dưỡng

Ghi chú: Số người (tỷ lệ %)

TT Nội dung

Cán bộ dân tộc thiểu số lớp bồi dưỡng (n = 115) Tốt Trung

bình

Chưa tốt 1 Kế hoạch triển khai kịp thời vào đầu

khóa học

98 (85,2%)

17

(14,8%) 0 2 Nội dung kế hoạch chi tiết, rõ ràng 90

(78,3%)

25

(21,7%) 0 3 Kế hoạch phù hợp với nội dung

chương trình học tập

86 (74,8%)

29

(25,2%) 0 4 Kế hoạch phù hợp với đối tượng 100

(87,0%)

15

(13,0%) 0 Kết quả trên cho thấy, theo sự đánh giá của học viên là các cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số được tham gia lớp bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của học viên. Không có học viên nào đánh giá kế hoạch Chưa Tốt, tỷ lệ đánh giá kế hoạch Tốt cũng đạt mức cao.

2.3.3.2. Tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

Các bộ phận tham gia thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên bao gồm:

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng Ban giám đốc

Trung tâm Huấn luyện và BDNV Công an tỉnh Điện Biên (PX14)

Phòng PH41

Các phòng, đơn vị tương đương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

+ Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên:

có trách nhiệm tham mưu cho Ban giám đốc Công an tỉnh tổ chức thông báo chiêu sinh sau khi có quyết định mở lớp của Tổng cục Chính trị - Bộ Công an và phối hợp với Cục Đào tạo - Tổng cục Chính trị CAND quản lý theo dõi lớp theo quy chế của Bộ Công an. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng chi tiết; lập danh sách cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng, tổ chức quản lý, theo dõi lớp học. Đảm bảo cơ sở vật chất, các trang thiết bị khác phục vụ tốt lớp bồi dưỡng. Chủ trì thanh quyết toán kịp thời các chế độ cho giáo viên, CBCS tham gia học tập và cán bộ quản lý lớp học theo kế hoạch đề ra.

+ Phòng PH41: có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên đảm bảo công tác hậu cần cho lớp học.

+ Các phòng, đơn vị tương đương thuộc Công an tỉnh, Công an các huyện, thị xã, thành phố lập danh sách cán bộ, lãnh đạo tham gia bồi dưỡng khi có Công văn thông báo triệu tập của Ban giám đốc Công an tỉnh gửi (qua PX14) để tổng hợp báo cáo Ban giám đốc Công an tỉnh và Cục Đào tạo.

Tìm hiểu nội dung này, tiến hành khảo sát trên đối tượng là 15 cán bộ, lãnh đạo chỉ huy Công an tỉnh Điện Biên và 6 giáo viên, 12 cán bộ chiến sĩ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên và 115 cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số đã theo học tập trung khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sỹ người dân tộc thiểu số Công an tỉnh Điện Biên.

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên thu được như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.8. Đánh giá về mức độ phối hợp giữa các nguồn lực thực hiện kế hoạch

TT Đối tượng khảo sát

Mức độ phối hợp

Tốt Trung bình Chưa tốt Số

lượng Tỉ

lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

1 Cán bộ, lãnh đạo chỉ huy

Công an tỉnh Điện Biên 7 46,7 4 26,6 4 26,7

2

Giáo viên, cán bộ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ

4 22,2 6 33,4 8 44,4

Từ kết quả đánh giá trên cho thấy: Tỷ lệ đánh giá về mức độ phối hợp giữa các nguồn lực thực hiện kế hoạch của Cán bộ, lãnh đạo chỉ huy Công an tỉnh Điện Biên là 46,7% đánh giá Tốt, có 26,6% đánh giá Trung bình và 26,7% đánh giá Chưa tốt. Kết quả đánh giá này đạt mức khá cao.

Tỷ lệ đánh giá về mức độ phối hợp giữa các nguồn lực thực hiện kế hoạch của Giáo viên, cán bộ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ là 22,2% đánh giá Tốt, có 33,4% đánh giá Trung bình và 44,4% đánh giá Chưa tốt.

Kết quả đánh giá này đạt mức thấp hơn nhiều so với đánh giá của cán bộ, lãnh đạo chỉ huy Công an tỉnh Điện Biên.

Trao đổi cụ thể với các cán bộ thì được biết: một số thông tin trao đổi giữa các bộ phận chưa được kịp thời, kế hoạch chuyển xuống cũng bị chậm trễ, khi Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ xin thông tin các giáo viên bồi dưỡng thì các đơn vị có giáo viên kiêm nhiệm phản hồi còn trễ, việc phê duyệt các kế hoạch và ngân sách để thực hiện cũng còn chậm trễ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.9. Đánh giá về quản lý hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng

TT Đối tượng khảo sát

Mức độ thực hiện

Tốt Trung bình Chưa tốt Số

lượng Tỉ

lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

Số lượng

Tỉ lệ

%

1 Cán bộ, lãnh đạo chỉ huy

Công an tỉnh Điện Biên 5 33,3 8 53,3 2 13,4

2

Giáo viên, cán bộ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ

6 33,3 5 27,8 7 38,9

Từ kết quả đánh giá trên cho thấy: Tỷ lệ đánh giá về quản lý hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng của Cán bộ, lãnh đạo chỉ huy Công an tỉnh Điện Biên là 33,3% đánh giá Tốt, có 53,3% đánh giá Trung bình và 13,4% đánh giá Chưa tốt. Kết quả đánh giá này đạt mức khá cao.

Tỷ lệ đánh giá về quản lý hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng của Giáo viên, cán bộ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ là 33,3% đánh giá Tốt, có 27,8% đánh giá Trung bình và 38,9% đánh giá Chưa tốt.

Kết quả đánh giá này đạt mức thấp hơn so với đánh giá của cán bộ, lãnh đạo chỉ huy Công an tỉnh Điện Biên.

Trao đổi cụ thể với các cán bộ thì được biết: trong quản lý hoạt động giảng dạy, vẫn còn một số giáo viên không đảm bảo thời gian giảng dạy, lên muộn về sớm, không thực hiện đủ số tiết dạy trong một buổi, đôi khi tự đảo lịch mà không báo Trung tâm. Bên cạnh đó, việc kết hợp theo dõi chuyên cần của học viên, trong các buổi học giữa quản lý và giáo viên chưa có sự thống nhất vẫn còn hiện tượng nể nang trong việc điểm danh nên có trường hợp cán bộ nghỉ học tự do dẫn đến điều này nhiều ảnh hưởng chất lượng bồi dưỡng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.10. Đánh giá của học viên về hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng

TT Nội dung

Cán bộ dân tộc thiểu số lớp bồi dưỡng (n = 115) Tốt Trung

bình

Chưa tốt 1 Giáo viên thực hiện đúng nội dung kế

hoạch bồi dưỡng

90 (78,3%)

25

(21,7%) 0 2 Giáo viên thực hiện đúng thời gian

giảng dạy

100 (87,0%)

15

(13,0%) 0

3

Giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn (khi lên lớp, có giáo án, có đề cương bài giảng, có sổ theo dõi HV…)

92 (80,0%)

23

(20,0%) 0

4 Nội dung kiến thức giảng dạy đáp ứng đáp ứng được yêu cầu của học viên

98 (85,2%)

17

(14,8%) 0 5 Phương pháp giảng dạy phát huy được

tính tích cực của HV

95 (82,6%)

20

(17,4%) 0 Kết quả trên cho thấy, theo sự đánh giá của học viên là các cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số được tham gia lớp bồi dưỡng, vẫn còn một vài trường hợp giáo viên chưa thực hiện nghiêm túc hoạt động giảng dạy, vẫn còn hiện tượng cắt xén nội dung, chương trình. Không thực hiện nghiêm túc giờ giấc và ra vào lớp cũng như quy chế chuyên môn.

Về nội dung và phương pháp giảng dạy đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số. Không có trường hợp nào đánh giá Chưa tốt.

Kết quả đánh giá tổ chức thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch bồi dưỡng như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.11. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sỹ người dân tộc thiểu số Công an tỉnh Điện Biên

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Kế hoạch

Kế hoạch

Thực hiện

Số lượng 60 60 85 83 115 115

Thời gian 12 ngày 12 ngày 12 ngày 12 ngày 14 ngày 14 ngày Kinh phí 130 triệu 134 triệu 150 triệu 158 triệu 250 triệu 260 triệu

Qua đó có thể thấy, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sỹ người dân tộc thiểu số Công an tỉnh Điện Biên, chỉ có kế hoạch về thời gian là được tổ chức thực hiện đảm bảo.

Các kế hoạch về số lượng, kinh phí trong quá trình thực hiện đều có sự chênh lệch so với kế hoạch. Có trường hợp cán bộ nằm trong danh sách bồi dưỡng vì phải nhận nhiệm vụ đột xuất nên không thể tham gia bồi dưỡng. Ngoài ra, quá trình bồi dưỡng phát sinh một số chi phí như chi phí thuê địa điểm vì trùng lịch với lớp đào tạo, bồi dưỡng khác của Trung tâm, chi phí đầu tư thêm dụng cụ giảng dạy vì bị thiếu…

2.3.3.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

Trong quá trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên, nhờ có sự chỉ đạo của cán bộ, lãnh đạo chỉ huy Công an tỉnh Điện Biên mà hoạt động bồi dưỡng được diễn ra tích cực hơn, sâu sát hơn.

Để đánh giá được sự chỉ đạo này, tiến hành khảo sát giáo viên, cán bộ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ và thu được kết quả như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.12: Đánh giá về thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

TT Nội dung

Giáo viên, cán bộ của Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng

nghiệp vụ (n = 18) Tốt Trung

bình

Chưa tốt 1 Lãnh đạo chỉ huy thường xuyên có sự

chỉ đạo sâu sát

9 (50,0%)

6 (33,3%)

3 (16,7%) 2 Lãnh đạo thường xuyên hỏi han, quan

tâm quá trình bồi dưỡng

8 (44,4%)

5 (27,8%)

5 (27,8%) 3 Lãnh đạo quan tâm tới kết quả bồi

dưỡng cán bộ

9 (50,0%)

5 (27,8%)

4 (22,2%) Qua bảng trên, có thể thấy sự chỉ đạo của lãnh đạo chỉ huy với công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên diễn ra khá sâu sát, thường xuyên, được các cán bộ, giáo viên thực hiện bồi dưỡng đánh giá Tốt ở mức khá cao.

2.3.3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

Việc kiểm tra đánh giá trong quá trình bồi dưỡng được Công an tỉnh bố trí trong kế hoạch bồi dưỡng và được Trung tâm tổ chức thực hiện.

Kết thúc khóa bồi dưỡng, Trung tâm sẽ tổ chức cho các cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số làm bài kiểm tra và bài thuyết trình một số nội dung kiến thức đã được học và ứng dụng xử lý một số tình huống thực tế giả định. Kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ được thực hiện bởi cán bộ, lãnh đạo chỉ huy của Công an tỉnh Điện Biên.

Quá trình kiểm tra phải đảm bảo nghiêm túc, công bằng khách quan thì mới đánh giá được thực chất quá trình học tập cũng như chất lượng giảng dạy và nâng cao được chất lượng bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Chiến Sĩ Công An Người Dân Tộc Thiểu Số (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)