Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ CHIẾN SĨ CÔNG AN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
1.3.1. Đặc điểm của cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
Cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số là những người của địa phương, là cán bộ nguồn tại chỗ, là người am hiểu phong tục tập quán, tâm lý, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc, có cuộc sống gắn bó với họ hàng bà con làng bản, do đó cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp cận được những người dân thiểu số hơn trong khi thực hiện nhiệm vụ. Có nhiều ưu thế trong việc tuyên truyền, thuyết phục, hoạt động và tổ chức đồng bào thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cán bộ chiến sĩ công an có đặc điểm tâm lý, nhận thức chung của người dân tộc thiểu số trình độ và chất lượng còn một số hạn chế.
Cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số cũng khiến các tội phạm, thế lực thù địch ít cảnh giác hơn.
1.3.2. Vai trò của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
Địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, là những vùng chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để xây dựng địa bàn nêu trên phát triển nhanh, bền vững, hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước, việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp nói chung, cán bộ chiến sĩ công an nhân dân nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vững mạnh toàn diện.
Trước nhu cầu phát triển của đất nước, để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, mỗi cơ quan Nhà nước cần đầu tư phát triển nhân sự, trong đó có cơ quan công an nhân dân với đội ngũ cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số. So sánh với những cán bộ chiến sĩ dân tộc Kinh, cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số chưa được đánh giá cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu của thực thi công vụ. Do đó, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số là yêu cầu tiên quyết, đòi hỏi phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, công việc, quyền hạn và nghĩa vụ của từng vị trí công việc của các cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số, qua đó làm cơ sở cho xác định những kỹ năng, kiến thức chuyên môn chưa đảm bảo trong quá trình thực thi công vụ và có chương trình đào tạo, bồi dưỡng hợp lý đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số không chỉ góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chiến sĩ đáp ứng yêu cầu của một bộ máy chuyên nghiệp mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ công an nhân dân.
Đối với bản thân cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số, khi trả qua bồi dưỡng sẽ giúp họ đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển; nâng cao được trình độ năng lực;
cập nhật đổi mới tư duy, phát huy tính sáng tạo sử dụng kiến thức về các lĩnh vực: pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, từ đó, nâng cao hiệu quả thực hiện công việc, khả năng tự giác, tự tiến hành công việc độc lập.
Đối với cơ quan công an nhân dân, việc bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số chứng tỏ rằng tổ chức sử dụng có hiệu quả tối đa sức lao động và có chiến lược tái đầu tư cho sức lao động; giúp cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số hiểu rõ bản chất công việc, nghề nghiệp nâng cao khả năng thích ứng của cán bộ đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
với công việc trong tương lai; bồi dưỡng tốt cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số, cơ quan công an nhân dân sẽ duy trì và nâng cao được chất lượng cán bộ nhờ đội ngũ có trình độ chuyên môn; giúp tổ chức nâng cao tính ổn định, tính linh hoạt trong các hoạt động thực thi công vụ đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức; hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giúp tổ chức chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận trong các giai đoạn phát triển.
Đối với Nhà nước, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số mang đến một bộ máy chuyên nghiệp phục vụ các đối tượng như các tổ chức, người dân được tốt hơn, đồng thời mang đến niềm tin cho người dân.
1.3.3. Mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
Mỗi lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ thể luôn đòi hỏi con người làm việc cho nó phải có những đặc trưng riêng về phẩm chất và năng lực. Người cán bộ công an nói chung và cán bộ công an người dân tộc thiểu số nói riêng ngoài những phẩm chất và năng lực chung của người cán bộ cách mạng đòi hỏi phải có những phẩm chất và năng lực riêng biệt để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Về mục tiêu bồi dưỡng: Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ là để nâng cao, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng của người cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số đảm bảo cho họ hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao.
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo cho chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số cần thực hiện được các mục tiêu cụ thể sau:
* Phẩm chất:
- Có phẩm chất chung người công dân Việt Nam: Như có lòng yêu nước,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trung thành với Tổ quốc, với nhân dân; có mục đích phấn đấu cho lý tưởng cách mạng của Đảng, cho xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; có ý thức và hành vi theo pháp luật.
- Có phẩm chất người lao động: Như tính tổ chức, kỷ luật trong công tác;
có lương tâm và trách nhiệm với công việc; có ý thức vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp; tận tụy đối với công việc được giao.
- Phẩm chất người công an: Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc; mưu trí, dũng cảm, linh hoạt, cương quyết, khôn khéo trong đấu tranh chống tội phạm; kiên trì, bền bỉ, khách quan, công bằng trong điều tra, nghiên cứu, kết luận, xử lý sự việc; yêu thích hoạt động công tác Công an; thân ái với đồng sự, tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
* Năng lực
- Về hệ thống kiến thức khoa học - công nghệ.
+ Nắm vững kiến thức chính trị, đường lối, chính sách của Đảng.
+ Nắm vững luật pháp và có yếu tố tâm lý vững vàng.
+ Nắm vững kiến thức về phương tiện, kỹ thuật đấu tranh chống tội phạm.
+ Nắm vững kiến thức nghiệp vụ cơ sở.
+ Nắm sâu kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành.
+ Hiểu biết về đối tượng đấu tranh của ngành Công an (về âm mưu, phương thức, thủ đoạn và đặc điểm tâm lý tội phạm).
+ Hiểu biết về qui trình điều tra, phương pháp và đối sách của ngành Công an trong đấu tranh chống các loại tội phạm.
- Hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo thực hành
+ Có năng lực quan sát các tình huống, sự việc, hiện trường, dấu vết về tội phạm và nơi xảy ra sự việc
+ Có năng lực ghi nhớ các thông tin, đặc điểm và dấu vết về tội phạm và hoạt động phạm tội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Phán đoán, dự báo các tình huống nghiệp vụ.
+ Tiếp nhận, xử lý các thông tin về tội phạm.
+ Có khả năng phân tích, điều tra, xác minh sự việc.
+ Có khả năng đề xuất các giải pháp phù hợp
+ Biết xây dựng kế hoạch công tác, chủ động, sáng tạo .
+ Có năng lực tư duy lôgíc liên kết các sự việc và năng lực tư duy tình huống nghiệp vụ.
+ Có khả năng “Giao tiếp” và cảm hóa đối tượng.
- Thể chất sức khoẻ: Có sức khoẻ dẻo dai, thể lực tốt; không mắc các bệnh xã hội; có đủ chiều cao, cân nặng theo quy định của Bộ Công an.
1.3.4. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
Nội dung bồi dưỡng được thực hiện theo nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ quản lý Nhà nước và nghiệp vụ Công an cho cán bộ Công an người dân tộc thiểu số do Cục Đào tạo - Tổng cục Chính trị CAND ban hành.
Nội dung bồi dưỡng bao gồm các chuyên đề sau:
Chuyên đề 1: Chiến lược công tác dân tộc thiểu số đến năm 2020 của Chính phủ: Chuyên đề phổ biến các chiến lược phát triển công tác dân tộc thiểu số đến năm 2020 của Chính phủ hiện nay, nhằm cho thấy vai trò quan trọng của công tác dân tộc thiểu số cũng như sự quan tâm, định hướng của Chính phủ về công tác này.
Chuyên đề 2: Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ: Chuyên đề đưa ra chi tiết các chương trình cụ thể của Chính phủ đến năm 2020 nhằm thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
Chuyên đề 3: Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ trong CAND: Chuyên đề đưa ra kế hoạch nhằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
triển khai thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Chính phủ trong CAND của riêng địa bàn từng tỉnh.
Chuyên đề 4: Đề án của Chính phủ "Tăng cường hợp tác Quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số" và kế hoạch công tác Công an thực hiện đề án của Chính phủ
Chuyên đề 5: Đề án tăng cường toàn diện cho Công an cấp huyện: Chuyên đề giới thiệu và phân tích các đề án nhằm hỗ trợ công tác phát triển cán bộ trong công an của từng huyện trong tỉnh.
Chuyên đề 6: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (06-CT-TTg) về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào người dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc.
Chuyên đề 7: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở: Chuyên đề đưa ra một số giải pháp, tình huống cụ thể nhằm có thể nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở từng đơn vị cơ sở trong huyện.
Chuyên đề 8: Tình hình liên quan đến an ninh, trật tự vùng dân tộc thiểu số (chính sách dân tộc, tôn giáo, đời sống, tư tưởng quần chúng, cán bộ trí thức người có uy tin; âm mưu của các thế lực thù địch…)
Chuyên đề 9: Công tác đấu tranh làm thất bại âm mưu tập hợp lực lượng, tạo dựng ngọn cờ, kích động gây rối, bạo loạn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Chuyên đề chủ yếu dẫn chứng một số ví dụ cụ thể về các cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu tập hợp lực lượng, tạo dựng ngọn cờ, kích động gây rối, bạo loạn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt trên địa bàn từng tỉnh và bài học kinh nghiệm rút ra.
Chuyên đề 10: Công tác củng cố thế trận và các phương án đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến biên giới, các cửa khẩu, vùng xung yếu, địa bàn chiến lược: Chuyên đề dẫn chứng một số thế trận, tình huống cụ thể thường gặp trên các tuyến biên giới, cửa khẩu, vùng xung yếu, địa bàn chiến lược, tập dượt cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
các chiến sĩ ứng phó với các tình huống cụ thể.
Chuyên đề 11: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc phù hợp với đặc điểm từng địa bàn
Chuyên đề 12: Công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, giải quyết các tệ nạn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, khu vực biên giới.
Chuyên đề 13: Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Chuyên đề đưa ra các văn bản, chương trình của Nhà nước về an ninh trật tự dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, phân tích mặt lợi của những chương trình này và khả năng ứng dụng rộng rãi.
Chuyên đề 14: Công quản cư trú, di cư, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và PCCC, đảm bảo an ninh trật tự trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chuyên đề 15: Công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm khủng bố, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức liên quan đến vùng dân tộc thiểu số.
1.3.5. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
Nhằm trang bị, cập nhật, bổ sung một số kiến thức cơ bản về chính trị, nghiệp vụ quản lý nhà nước, nghiệp vụ Công an cho cán bộ Công an người dân tộc thiểu số, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong việc phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch, tội phạm, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, Công an các tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số với các phương pháp và hình thức sau:
Về phương pháp bồi dưỡng: Cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực hiệu quả. Cần sử dụng phối hợp các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phương pháp bồi dưỡng ở trên lớp như: thuyết trình, vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, … với phương pháp thảo luận nhóm, thực hành, trải nghiệm thực tế tại các địa phương.
Về hình thức bồi dưỡng: do đặc thù công việc nên hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số có thể được triển khai bằng các hình thức sau:
- Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng theo khoá học hay theo từng đợt tại cơ sở bồi dưỡng công an.
- Bồi dưỡng tại chỗ: Tổ chức bồi dưỡng ngay tại cơ quan mà cán bộ chiến sĩ công an đang công tác
- Bồi dưỡng từ xa: Thông qua các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ.
- Tự bồi dưỡng: Hiện nay hình thức tự bồi dưỡng đang được quan tâm và đề cao. Vấn đề tự học, tự đào tạo đang được coi là phương châm thực hiện chiến lược “học thường xuyên, học suốt đời”.
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an được coi là một loại hình của hoạt động dạy học. Yếu tố nội lực trong hoạt động dạy học là tự học, yếu tố nội lực trong hoạt động bồi dưỡng là tự bồi dưỡng.