Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Chiến Sĩ Công An Người Dân Tộc Thiểu Số (Trang 64 - 68)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ CHIẾN SỸ CÔNG AN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho Cán bộ chiến sỹ công an người dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

- Công an tỉnh Điện Biên luôn chú trọng nguồn kinh phí, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo đủ đáp ứng cho thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số.

- Cán bộ tham gia quản lý hoạt động bồi dưỡng có trình độ tốt, có lòng nhiệt tình, tâm huyết với công việc

- Cán bộ chiến sĩ dân tộc thiểu số tích cực tham gia học tập bồi dưỡng, kết quả bồi dưỡng đạt khá tốt.

- Công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng được cán bộ, lãnh đạo chỉ huy đánh giá khá cao.

2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế

- Việc lập kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức thực hiện về cơ bản khá phù hợp với đặc thù của tỉnh, nhưng còn nhiều điều chưa phù hợp với thực trạng của Trung tâm, như sắp xếp giáo viên chưa hợp lý, dự trù về địa điểm cụ thể nhiều khi bị trùng với các kế hoạch khác của Trung tâm.

- Việc quản lý giảng dạy, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế: trong quản lý hoạt động giảng dạy, vẫn còn một số giáo viên không đảm bảo thời gian giảng dạy, lên muộn về sớm, không thực hiện đủ số tiết dạy trong một buổi. Bên cạnh đó, việc kết hợp theo dõi chuyên cần của học viên, trong các buổi học giữa quản lý và giáo viên chưa có sự thống nhất vẫn còn hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tượng nể nang trong việc điểm danh nên có trường hợp cán bộ nghỉ học tự do dẫn đến điều này nhiều ảnh hưởng chất lượng bồi dưỡng.

- Việc phối kết hợp giữa các bộ phận thực hiện nhiệm vụ quản lý bồi dưỡng chưa chặt chẽ: một số thông tin trao đổi giữa các bộ phận chưa được kịp thời, khi Trung tâm thông tin các giáo viên bồi dưỡng các đơn vị phản hồi còn trễ, việc phê duyệt các kế hoạch và ngân sách để thực hiện cũng còn hạn chế.

- Việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cũng chưa đạt yêu cầu: Các kế hoạch về số lượng, kinh phí trong quá trình thực hiện đều có sự chênh lệch so với kế hoạch. Có trường hợp cán bộ nằm trong danh sách bồi dưỡng vì phải nhận nhiệm vụ đột xuất nên không thể tham gia bồi dưỡng. Ngoài ra, quá trình bồi dưỡng phát sinh một số chi phí như chi phí thuê địa điểm vì trùng lịch với lớp đào tạo, bồi dưỡng khác của Trung tâm, chi phí đầu tư thêm dụng cụ giảng dạy vì bị thiếu…

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng cũng còn tồn tại một số hạn chế: Giáo viên giảng dạy còn mang tính thuyết trình, kiến thức hàn lâm, hình thức tổ chức học tập còn đơn điệu, quản lý học viên Trung tâm cũng có tâm lý thông cảm với điều kiện học tập của học viên, do đó, công tác trông coi, tổ chức kiểm tra vẫn còn tình trạng nới lỏng.

- Cơ sở vật chất đã được đầu tư nhưng có lúc chưa đủ đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ (có thời điểm thiếu phòng học, sân bãi tập luyện).

- Hệ thống tài liệu học tập của các lớp bồi dưỡng được trang cấp còn thiếu, chưa phù hợp. Khả năng cập nhập ứng dụng những kiến thức mới vào tài liệu chưa nhiều.

2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Cơ sở vật chất chưa đủ để đáp ứng nhu cầu: thiếu phòng học (có những thời điểm thiếu phòng học phải đi thuê). Một số thiết bị dạy học còn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là ở các chuyên đề đòi hỏi phải thực hành nhiều.

Cán bộ quản lý học viên của Trung tâm còn nể nang dễ dãi trong quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

quản lý hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình bồi dưỡng.

Cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số tham gia bồi dưỡng tại Công an tỉnh Điện Biên còn một số hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn; năng lực điều hành, tổ chức và quản lý còn yếu, khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn còn lúng túng, điều này tạo áp lực cho công tác bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ.

Các giáo viên thực hiện hoạt động bồi dưỡng tại Trung tâm có trình độ và kinh nghiệm khá tốt, tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa có kinh nghiệm về nghiệp vụ sư phạm, trẻ thiếu kinh nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích trải dài và vị trí chính trị khá quan trọng. Trong dân số tại tỉnh Điện Biên, có tới 80% dân số là dân tộc thiểu số, vì thế đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh Điện Biên nói riêng có tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số là rất lớn.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục chính trị Công an nhân dân, Công an tỉnh Điện Biên hàng năm đều mở lớp bồi dưỡng cho cán bộ dân tộc thiểu số tại Công an tỉnh Điện Biên. Hoạt động quản lý bồi dưỡng được phối hợp giữa Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên, Phòng PH41, Các phòng, đơn vị tương đương thuộc Công an tỉnh, Công an các huyện, thị xã, thành phố.

Hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số công an tỉnh Điện Biên có nhiều kết quả tốt, nâng cao năng lực cho đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thực tiễn. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng hoạt động trên vẫn còn tồn tại khó khăn và hạn chế như: Việc lập kế hoạch bồi dưỡng mà phòng Tổ chức cán bộ thực hiện về cơ bản khá phù hợp với đặc thù của tỉnh, nhưng còn nhiều điều chưa phù hợp với thực trạng của Trung tâm.

Bên cạnh đó, việc kết hợp theo dõi chuyên cần của học viên, trong các buổi học giữa quản lý và giáo viên chưa có sự thống nhất vẫn còn hiện tượng nể nang trong việc điểm danh nên có trường hợp cán bộ nghỉ học tự do dẫn đến điều này nhiều ảnh hưởng chất lượng bồi dưỡng. Một số thông tin trao đổi giữa các bộ phận chưa được kịp thời, kế hoạch chuyển xuống cũng bị chậm trễ. Ngoài ra, quá trình bồi dưỡng phát sinh một số chi phí như chi phí thuê địa điểm vì trùng lịch với lớp đào tạo, bồi dưỡng khác của Trung tâm, chi phí đầu tư thêm dụng cụ giảng dạy vì bị thiếu…

Đây chính là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý giúp Công an tỉnh Điện Biên phải có những sửa đổi, khắc phục nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng, khiến cho hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Chiến Sĩ Công An Người Dân Tộc Thiểu Số (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)