Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ CHIẾN SĨ CÔNG AN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ người dân tộc thiểu số trong công an nhân dân
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
công an người dân tộc thiểu số
1.4.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
Trong các hoạt động bồi dưỡng thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề quan trọng, định hướng cho hoạt động bồi dưỡng. Mọi hoạt động bồi dưỡng phải được thể hiện trong kế hoạch bồi dưỡng. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là quá trình thiết lập mục tiêu bồi dưỡng, các hoạt động và điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Kế hoạch là nền tảng cho toàn bộ quá trình tổ chức bồi dưỡng. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi và tính chiến lược. Kế hoạch bồi dưỡng phải thể hiện được xu thế phát triển và định hướng cho các hoạt động quản lý của hiệu trưởng trong tương lai.
Đối với công tác lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số thì công an các tỉnh lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số theo kế hoạch chung của Tổng cục chính trị Công an nhân dân.
Tổng cục chính trị Công an nhân dân sẽ đề ra kế hoạch chung về bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nước. Trên cơ sở đó, Cục Đào tạo sẽ ban hành Công văn hướng dẫn Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Đây là cơ sở để Công an các tỉnh lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Kế hoạch được xây dựng với đầy đủ các thông tin cần thiết, trước hết phải xác định được mục đích, yêu cầu của công tác bồi dưỡng.
Tiếp đó, kế hoạch phải chỉ rõ tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia bồi dưỡng và số lượng cán bộ được tham gia bồi dưỡng.
Đồng thời, kế hoạch cũng phải thể hiện được nội dung bồi dưỡng cùng với chi tiết về địa điểm, giáo viên tương ứng với từng nội dung.
Các chỉ tiêu về thời gian khóa bồi dưỡng, nguồn kinh phí dùng cho bồi dưỡng cũng được thể chi tiết trong kế hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bên cạnh đó, kế hoạch còn phải chỉ rõ bộ phận nào chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng. Thông thường, tại các tỉnh, Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số.
Để đánh giá công tác lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số, cần phải đánh giá trong các khâu của kế hoạch, nội dung của kế hoạch như sau: Kế hoạch lập ra có đúng thời điểm, triển khai kịp thời; Nội dung kế hoạch có chi tiết, rõ ràng; Kế hoạch phù hợp với nội dung chương trình học tập; Kế hoạch phù hợp với đối tượng.
1.4.2.2. Tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
Tổ chức hoạt động bồi dưỡng là bước cụ thể hoá kế hoạch bồi dưỡng đã xác định. Quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng phải chặt chẽ và khoa học, phân công người và việc cho phù hợp, phát huy được tối ưu các nguồn lực trong quá trình bồi dưỡng.
Trong công tác quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số thì hoạt động tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng là quan trọng nhất.
Đây là bước mà các bộ phận được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện trong kế hoạch phối hợp với nhau để thực hiện các nội dung của kế hoạch bồi dưỡng.
Hoạt động này thường do Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh chịu trách nhiệm dưới sự kiểm soát của Công an tỉnh.
Trước hết, Công an tỉnh phải phê duyệt danh sách các đối tượng tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số mà Công an các huyện, thị xã, thành phố thuộc Công an tỉnh gửi lên theo tiêu chuẩn như kế hoạch đã đề ra.
Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh sẽ sắp xếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
địa điểm và giáo viên đúng như kế hoạch để tổ chức bồi dưỡng cho các cán bộ chiến sĩ tham gia theo đúng nội dung như đã trình bày ở trên.
Khi đó, Trung tâm sẽ gửi thông báo bồi dưỡng tới các cán bộ qua Công an tỉnh và các cán bộ chiến sĩ trong danh sách sẽ tập trung ở Trung tâm và ở tại ký túc xá của Trung tâm trong thời gian bồi dưỡng.
Trong quá trình bồi dưỡng, ngoài việc tham gia các giờ học bồi dưỡng, các cán bộ chiến sĩ tham gia phải tuân thủ theo quy chế, nội quy của Trung tâm, trong đó có sự giám sát, quản lý của các cán bộ quản lý học viên của Trung tâm.
Để đánh giá công tác tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số Giảng viên thực hiện đúng nội dung chương trình môn học, đánh giá các khâu như: công tác chuẩn bị, sắp xếp địa điểm, giáo viên của Trung tâm có hợp lý, kịp thời; ký túc xá dành cho học viên có được đầy đủ, đáp ứng nhu cầu; giáo viên thực hiện đúng thời gian giảng dạy; giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn (khi lên lớp, có giáo án, có đề cương bài giảng, có sổ theo dõi HV…); nội dung kiến thức giảng dạy đáp ứng đáp ứng được yêu cầu của học viên; phương pháp giảng dạy phát huy được tính tích cực của học viên hay không.
1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
Trong quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số, công tác chỉ đạo đóng vai trò rất quan trọng.
Công tác chỉ đạo được thực hiện bởi lãnh đạo của tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và lãnh đạo của cơ quan thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ. Sự chỉ đạo phải được thực hiện từ khâu lập kế hoạch, xác định các chỉ tiêu của kế hoạch, từ đó sử dụng nguồn lực thực hiện kế hoạch ra sao đều cần phải có chỉ đạo từ các cấp, các bộ phận có liên quan.
1.4.2.4. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trong quá trình và kết thúc quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ công an người dân tộc thiểu số, bên cạnh việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng thì công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng cũng rất quan trọng.
Trước hết, kết thúc quá trình bồi dưỡng, Trung tâm sẽ tiến hành bài kiểm tra lại kiến thức của các cán bộ chiến sĩ đã tham gia bồi dưỡng để đánh giá được kết quả bồi dưỡng của Trung tâm.
Bên cạnh đó, trong quá trình bồi dưỡng, cán bộ quản lý học viên của Trung tâm cũng đánh giá các về việc thực hiện quy chế, nội quy của các cán bộ chiến sĩ tham gia.