Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 22 - 27)

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2006) về “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại trường ĐH An Giang”, đã đưa ra kết luận sự hài lòng của SV về chất lượng đào tạo tại trường ĐH An Giang phụ thuộc vào các yếu tố GV, cơ sở vật chất, tin cậy và cảm thông.

Nguyễn Thị Thắm (2010) với đề tài “Khảo sát sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM” đã tiến hành khảo sát 800 SV chính quy từ năm thứ nhất đến năm thứ tƣ thuộc 5 ngành đào tạo: toán tin, công nghệ thông tin, vật lý, khoa học môi trường và công nghệ sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của SV phụ thuộc vào 6 nhân tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là sự phù hợp và mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo; trình độ và sự tận tâm của GV, kỹ năng chung mà SV đạt đƣợc sau khóa học, mức độ đáp ứng từ phía nhà trường và trang thiết bị phục vụ học tập và điều kiện học tập.

Cũng nghiên cứu về các yếu tố tác động, Phạm Thị Bích (2011) đã tìm hiểu về tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân của người học đến việc đánh giá các hoạt động giảng dạy của GV tại trường ĐH Kinh tế Tài chính Tp.HCM. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố về giới tính, điểm chung bình chung học kỳ, hệ đào tạo, năm học có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của GV.

12

Cùng thời điểm với nghiên cứu của Phạm Thị Bích, tác giả Ma Cẩm Tường Lam (2011) đã thực hiện nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trường ĐH Đà Lạt” thông qua việc khảo sát 800 SV chính quy từ năm thứ hai đến năm thứ tư tại trường ĐH Đà Lạt. Kết quả nghiên cứu đã đƣa ra kết luận: sự hài lòng của SV đối với cơ sở vật chất và trang thiết bị tại trường ĐH Đà Lạt chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: năng lực của đội ngũ GV, công tác quản lý của nhà trường, tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực của đội ngũ GV.

Các kết quả nghiên cứu về chất lƣợng dịch vụ đào tạo đã góp phần giúp các trường đại học quan tâm chú ý đến các yếu tố như đặc điểm SV, năng lực và thái độ của đội ngũ, công tác quản lý của nhà trường …nếu muốn tăng mức độ hài lòng của SV đối với hoạt động của nhà trường.

Để có một cái nhìn tổng quát về các nhân tố ảnh hưởng, Lê Thị Linh Giang (2014) đã nghiên cứu về mô hình lý thuyết: cấu trúc sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo thông qua việc tìm hiểu và xác định các thành tố tạo nên cấu trúc sự hài lòng của SV theo một mô hình lý thuyết. Tác giả tiếp cận các yếu tố này theo hai hướng yếu tố ngoại sinh và yếu tố nội sinh. Trong đó, với yếu tố ngoại sinh tác giả đề cập đến môi trường học tập với các yếu tố như chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu học tập, tổ chức đào tạo, GV, cơ sở vật chất và trang thiết bị, dịch vụ hỗ trợ để tạo điều kiện cho SV học tập và hoàn thành chương trình đào tạo.

Trong nghiên cứu “Quan điểm và xu hướng lựa chọn trường học” (2012) được thực hiện do Công ty nghiên cứu thị trường Intage Việt Nam. Cuộc khảo sát được thực hiện trên ba thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với mục đích tìm hiểu về quan điểm và xu hướng lựa chọn trường học của các bậc phụ huynh, đồng thời cho thấy cái nhìn tổng quan về mức độ quan tâm và đầu tƣ của phụ huynh học sinh đối với việc học của con em mình hiện nay. Đặc biệt việc họ sẵn sàng đón nhận và tiếp thu các

13

xu hướng giáo dục mới, và đặt kỳ vọng vào con cái thông qua mong muốn cho con đƣợc học tại các tổ chức giáo dục quốc tế và du học để có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa và giáo dục đa dạng hơn. Nghiên cứu đã giúp cho các tổ chức giáo dục cũng nhƣ các nhà phát triển thị trường liên quan tới giáo dục có cái nhìn tổng quan về nhu cầu, thị hiếu và xu hướng của các bậc phụ huynh đối với việc học của con em mình. Từ đó đƣa ra các sản phẩm giáo dục cũng nhƣ cách tiếp cận phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu của mình. Nghiên cứu cũng chỉ ra tiêu chí lựa chọn trường học tập trung nhiều vào các yếu tố thuộc về chất lƣợng giảng dạy và cơ sở vật chất hay nhƣ các yếu tố: uy tín, danh tiếng, chương trình học thực tế của trường cũng chiếm tỷ lệ cao trong tiêu chí lựa chọn, điều này cho thấy yêu cầu ngày càng cao của các bậc phụ huynh đối với các tổ chức giáo dục. Đây là cơ hội tốt cho các các nhà đầu tƣ giáo dục có ý định tham gia vào thị trường giáo dục với định vị cao. Trường quốc tế được xem là một “sản phẩm bán chạy” với tỉ lệ hơn 85% đáp viên mong muốn chọn trường quốc tế cho con họ. Xu hướng lựa chọn này hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng nhanh và mạnh trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, chủ đề nghiên cứu này cũng đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm.

Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013) đã tìm đƣợc những nhân tố chủ yếu tác động đến quyết định chọn trường đại học ngoài công lập thông qua khảo sát 298 sinh viên đang theo học tại bốn trường Đại học ngoài công lập ở TP. Hồ Chí Minh: Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Công nghệ Sài Gòn, Đại học Ngoại ngữ - tin học, Đại học Kỹ thuật công nghệ (Hutech). Đề tài đã xác định đƣợc những nhân tố: đặc điểm cá nhân, ảnh hưởng cá nhân, danh tiếng trường đại học, công việc tương lai, nỗ lực giao tiếp với học sinh trường khác, cam kết của trường đào tạo có ảnh hưởng đến quyết định theo học tại các trường ngoài công lập của sinh viên. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), yếu tố danh tiếng trường đại học ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định chọn trường ngoài công lập của sinh viên tại

14

TP.HCM và nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp với học sinh trường khác có không có ảnh hưởng đến quyết định chọn theo học tại các trường ngoài công lập của sinh viên.

Thời gian gần đây nhất, tác giả Phan Thị Thanh Thủy và Nguyễn Thị Minh Hòa (2017) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn theo học chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài ở trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Dựa trên mô hình lý thuyết của Chapman (1981), Perna (2006), Serna (2015), các công trình nghiên cứu trong nước (Trần Văn Quý và cộng sự, 2009; Nguyễn Thanh Phong, 2013), hai tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo với 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng bao gồm:

1) Nhóm tham khảo là gia đình, bạn bè 2) Người học

3) Thương hiệu – uy tín 4) Lợi ích học tập 5) Cơ hội nghề nghiệp 6) Chi phí học tập 7) Hoạt động hỗ trợ.

Nhóm tham khảo: là những cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh, bao gồm những người thân trong gia đình như ba mẹ, anh chị em, họ hàng; ngoài ra còn có bạn học, sinh viên đang học, sinh viên đã tốt nghiệp và giáo viên đã từng học.

Người học đó là sự phù hợp với sở thích năng, lực cá nhân của người học: bao hàm sự phù hợp của trường đại học/ngành học với thế mạnh học tập của người học ở bậc học trước đó, khả năng đậu vào trường xét theo điểm tuyển sinh, sở thích cá nhân....

15

Thương hiệu – uy tín của nhà trường: là sự kết hợp giữa danh tiếng của trường đại học và danh tiếng của chính chương trình đào tạo. Trong đó, ngoài nhân tố danh tiếng chung, uy tín – thương hiệu của chương trình còn được thể hiện qua sự đánh giá tích cực của nhà tuyển dụng, chất lƣợng đội ngũ giảng viên, danh tiếng của sinh viên đang học và đã tốt nghiệp. Các tác giả cũng bổ sung thêm các khía cạnh liên quan đến danh tiếng của quốc gia xuất xứ và danh tiếng của trường đại học đối tác để phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu này.

Lợi ích học tập mà chương trình đào tạo mang lại: là những gì mà người học nhận đƣợc, bao gồm trải nghiệm học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham dự các sự kiện văn hóa xã hội; ngoài ra lợi ích học tập còn liên quan đến địa điểm của trường đại học, môi trường sống, môi trường học tập và cơ sở vật chất của trường.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh và đây cũng là một dạng lợi ích nhận được của người học nhưng thường được tách ra thành nhóm riêng. Cơ hội việc làm thể hiện qua nhiều mức độ như dễ tìm đƣợc việc làm, dễ tìm đƣợc việc làm theo đúng chuyên môn, việc làm có thu nhập và địa vị xã hội cao.

Học phí ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo của người học đƣợc tìm thấy trong hầu hết các nghiên cứu lý thuyết liên quan (Chapman, 1981; Perna, 2006; Serna, 2015). Nhóm nhân tố học phí ở đây sẽ bao gồm cả học phí và chi phí sinh hoạt trong quá trình học tập.

Cuối cùng là ảnh hưởng của nhóm nhân tố hoạt động truyền thông tuyển sinh.

Nhóm này bao gồm nhiều cách thức truyền thông mà trường đại học thường sử dụng nhƣ trang web, tài liệu in ấn (tờ rơi, tập gấp...), các hoạt động tƣ vấn tuyển sinh, tổ chức sự kiện giáo dục... Ảnh hưởng của nhóm này được đề cập trong nghiên cứu của Chapman (1981), Hossler và cộng sự (1987) và Perna (2006).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)