Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Khảo sát một phần thực trạng dạy học chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” ở trường Trung học phổ thông
Ở chương này học sinh gặp không ít các khái niệm và định lí (chủ yếu là các tính chất) rất trừu tƣợng và khó vận dụng đối với hầu hết các học sinh.
Đặc biệt là các hình ảnh minh họa (ở dạng tĩnh) cũng không nhiều và khó tưởng tượng; có ít các mô hình thực tế để học sinh quan sát từ đó hiểu rõ nội dung bài học và vận dụng vào giải toán, vào thực tiến cuộc sống.
Để nắm rõ hơn về thực trạng dạy và học chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” cũng như việc sử dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Nguyễn Du – Thanh Oai, Hà Nội; tác giả đã tiến hành dự giờ, thảo luận trực tiếp và lấy ý kiến thông qua phiếu điều tra (phụ lục 1) với 18 giáo viên và 135 học sinh của trường. Mục đích của điều tra là:
* Với giáo viên: tìm hiểu về những khó khăn trong dạy học; đánh giá mức độ sử dụng dạy học khám phá cũng nhƣ việc sử dụng CNTT trong dạy học chương “Phép dời hình và phép đồng dạng”.
* Với học sinh: tìm hiểu những khó khăn của học sinh, sự hứng thú và khả năng thích ứng với các hoạt động và cách tổ chức quá trình học tập của giáo viên, đề xuất nguyện vọng trong quá trình học tập chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” nói riêng và môn Toán nói chung.
Kết quả điều tra một phần thực trạng trong việc học của học sinh đối với chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” lớp 11 Cơ bản.
21
Bảng 1.3. Phiếu điều tra số 1
Câu A (SL – %) B (SL – %) C (SL – %) D (SL – %) 1 74 – 54,8 45 – 33,3 16 – 11,9
2 46 – 34,1 68 – 50,2 21 – 15,7
3 25 – 18,5 64 – 47,5 28 – 20,7 18 – 13,3
4 60 – 44,4 47 – 34,8 28 – 20,8
5 10 – 7,4 46 – 34,1 52 – 38,5 27 – 20,0
6 15 – 11,1 42 – 31,1 60 – 44,4 18 – 13,4
7 20 – 14,8 45 – 33,3 70 – 51,9
8 75 – 55,6 48 – 35,6 12 – 8,8
9 15 – 11,1 76 – 56,3 44 – 32,6
Kết quả điều tra một phần thực trạng trong việc dạy của giáo viên đối với chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” lớp 11 Cơ bản.
Bảng 1.4. Phiếu điều tra số 2
Câu A (SL – %) B (SL – %) C (SL – %) D (SL – %)
1 14 – 77,8 13 – 72,2 16 – 88,9 10 – 55,6
2 10 – 55,6 4 – 22,2 3 – 16,7 1 – 5,5
3 9 – 50,0 6 – 33,3 3 – 16,7 0 – 0,0
4 5 – 27,8 7 – 38,9 5 – 27,8 1 – 5,5
5 5 – 27,8 4 – 22,2 7 – 38,9 2 – 11,1
6 2 – 11,1 6 – 33,3 7 – 38,9 3 – 16,7
7 6 – 33,3 5 – 27,8 5 – 27,8 2 – 11,1
8 10 – 55,6 6 – 33,3 2 – 11,1
1.3.1. Khảo sát thực trạng dạy học chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Du – Thanh Oai
Nhƣ vậy qua kết quả điều tra chúng ta có thể thấy đƣợc một số điểm cần quan tâm đối với việc dạy học chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông là:
22
- Với hầu hết học sinh thì chương “Phép biến hình và phép đồng dạng”
là một nội dung khó tiếp thu, lĩnh hội và gặp khó khăn trong việc vận dụng các khái niệm, tính chất vào giải toán (88,1% và 84.3%). Số học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập không nhiều (13,3% và 20,8%).
Có thể do một số nguyên nhân nhƣ:
+ Nội dung “Phép biến hình trong mặt phẳng” tương đối trừu tượng.
+ Học sinh chƣa nắm vững lý thuyết.
+ Với những tình huống dạy học theo lối truyền thụ một chiều chƣa gây hứng thú cho học sinh học tập và thiếu phương tiện hỗ trợ.
+ Một số hoạt động do giáo viên tổ chức chƣa thực sự phù hợp để phát huy tính tích cực của học sinh. Chƣa có nhiều cách tiếp cận vấn đề.
Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, đa số học sinh cũng muốn đƣợc khẳng định bản thân và tự mình khám phá tri thức (58,5% và 57,8%).
- Với đa số giáo viên cho rằng nội dung này khó dạy (77,8%) và cho thấy sự cần thiết trong đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức quá trình dạy học. Đồng thời hầu hết các giáo viên đồng ý với việc tạo cơ hội nhiều hơn cho học sinh tự học, tự tìm hiểu và tự khám phá (55,6%).
Do đó vấn đề đặt ra là cần có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy để mang lại hiệu quả tích cực trong dạy học. Bởi vậy vận dụng dạy học khám phá cho chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” là có cơ sở.
1.3.2. Khảo sát thực trạng sử dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” lớp 11 ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Du – Thanh Oai
Về nội dung sử dụng Công nghệ thông tin trong dạy học chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” cho học sinh Trung học phổ thông ta thấy có các điểm lưu ý:
- Việc sử dụng các phần mềm giáo dục ở trường THPT Nguyễn Du – Thanh Oai còn rất nhiều hạn chế, các phần mềm (nhƣ GeoGebra) chƣa đƣợc phổ biến và sử dụng (8,8% và 5,5%).
23
- Với học sinh đều cảm thấy hứng thú với những tiết học có sử dụng Công nghệ thông tin và tích cực tham gia vào các tình huống hoạt động khi có các hình ảnh trực quan, mô hình tương ứng với nội dung bài học. Đồng thời nhiều học sinh (51,9% và 56,3%) mong muốn đƣợc tự mình sử dụng các công cụ này để khám phá nội dung bài học.
- Với giáo viên:
+ Theo ý kiến của đa số giáo viên là cần thay đổi phương pháp dạy học những nội dung khó (72,2%), nhiều ý kiến ủng hộ việc để học sinh tự chủ trong học tập và cho thấy cần thiết sử dụng phần mềm GeoGebra hỗ trợ cho việc dạy học chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” (33,3%).
+ Cũng có ý kiến bày tỏ sự lo lắng nếu ủy thác nhiệm vụ khám phá, tìm hiểu, lĩnh hội tri thức cho học sinh (nên sử dụng một phần nào đó). Điều này có thể gây khó khăn hoặc quá tầm đối với học sinh khi tự mình sử phần mềm (33,3%), các ý kiến này thường tập trung ở những giáo viên đã có tuổi thường ngại sử dụng công nghệ và thay đổi phương pháp.
Tuy nhiên, nhìn chung thì các ý kiến cũng cho thấy khả năng tổ chức thành công dạy học khám phá có sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin. Bởi vậy việc sử dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học chương “Phép dời hình và phép đồng dạng” lớp 11 ở trường Trung học phổ thông là khả thi.