Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Kết quả học tập
3.3.1.1. Kết quả các phiếu học tập và bài kiểm tra
Bảng 3.3. Kết quả hoàn thành các phiếu học tập Số
HS
Phiếu học tập
Không khám phá đƣợc
(SL - %)
Khám phá một phần kiến thức
(SL - %)
Khám phá đầy đủ kiến thức
(SL - %)
90
3.1 7 – 7,8 30 – 33,3 53 – 58,9
3.2 10 – 11,1 34 – 37,8 46 – 51,1
3.3 5 – 5,6 28 – 31,1 57 – 63,3
3.4 3 – 3,3 23 – 25,6 64 – 71,1
Bảng 3.4. Kết quả các bài kiểm tra Số
HS Bài
số
Câu 1 (SL - %)
Câu 2 (SL - %)
Câu 3 (SL - %)
Câu 4 (SL - %)
Câu 5 (SL - %)
Câu 6 (SL - %) 90 01 86 – 96 80 – 89 82 – 91 78 – 87 66 – 73 41 – 46
02 82 – 91 84 – 93 68 – 76 38 – 42
Biểu đồ 3.1. Kết quả các phiếu học tập
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Phiếu 3.1 Phiếu 3.2 Phiếu 3.3 Phiếu 3.4
Không đƣợc Một phần Đầy đủ
78
Biểu đồ 3.2. Kết quả các bài kiểm tra
3.3.1.2. Phân tích kết quả a) Với các phiếu học tập:
- Số lƣợng phiếu học tập không hoàn thành tuy có giảm nhƣng vẫn còn, bên cạnh đó số lƣợng phiếu hoàn thành một phần cũng còn không ít (Phiếu 3.2) mặc dù số lƣợng này có giảm dần. Nguyên nhân của việc này có thể do:
+ Thứ nhất, học sinh còn bỡ ngỡ khi tự mình sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm và khả năng sử dụng của một số em còn rất hạn chế.
+ Thứ hai, học sinh còn khá mới mẻ với việc tự mình đƣợc tìm hiểu khám phá tri thức, nhiều học sinh lần đầu tiên đƣợc làm quen với dạy học khám phá.
+ Thứ ba, một số học sinh kiến thức lớp dưới chưa vững và nội dung phép biến hình và phép đồng dạng cũng là một nội dung khó nên gây khó khăn cho những học sinh này và làm cho thời gian khám phá kéo dài dẫn đến chƣa hoàn thành.
Nhìn chung thì nguyên nhân chính vẫn là do đa phần các em chƣa quen với sử dụng máy tính và dạy học khám phá.
- Số lƣợng phiếu hoàn thành đầy đủ đã tăng dần, đây là một dấu hiệu rất tích cực, điều này chứng tỏ khả năng thích ứng của các em tương đối tốt
0 20 40 60 80 100 120
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
Bài số 1 Bài số 2
79
và nhu cầu khám phá của các em hoàn toàn có thực và có khả năng áp dụng trong tương lai không xa.
b) Với các bài kiểm tra:
- Với bài kiểm tra thứ nhất đa phần là các câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ bình thường, không mất thời gian trình bày nên các em có thể làm nhanh ra đáp số. Ở câu hỏi tự luận trong bài đòi hỏi kỹ năng và tƣ duy tốt hơn nên số em làm đƣợc có giảm, điều này cũng phản ánh đúng mức độ khám phá kiến thức trong các phiếu học tập của các em.
- Với bài kiểm tra thứ hai là các câu hỏi tự luận đòi hỏi kỹ năng và tƣ duy của các em nhiều hơn nhƣng với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra thì các em có thể hoàn thành tốt yêu cầu của câu hỏi, ngay cả với câu hỏi có tính vận dụng cao (câu 4) thì cũng có nhiều em hoàn thành. Điều chứng tỏ các em đã quen dần với phần mềm và sử dụng tốt hơn cho việc học tập của mình.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý học sinh không quá lạm dụng các công cụ hỗ trợ mà xem nhẹ việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực tƣ duy, sáng tạo của bản thân.
3.3.2. Kết quả xã hội
Để tìm hiểu thông tin đánh giá của giáo viên và học sinh về giờ dạy thực nghiệm cũng nhƣ khả năng áp dụng vào thực tiễn của đề tài, tác giả đã tiến hành phỏng vấn để lấy ý kiến của giáo viên dự và học sinh các lớp thực nghiệm (11A2 và 11A4).
[?] Đánh giá của Thầy/Cô (em) về hai giờ dạy thực nghiệm.
- Về nội dung: 75% ý kiến của các giáo viên cho rằng nội dung tương đối phù hợp với dạy học khám phá và sử dụng phần mềm GeoGebra. Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng nên chia nhỏ thêm các hoạt động và nội dung câu hỏi phù hợp hơn để tạo nhiều cơ hội khám phá cho các học sinh yếu.
- Về mặt tổ chức: 85% ý kiến nhất trí với cách tổ chức lớp và các hình thức khám phá đa dạng, ngoài ra cũng cần linh hoạt hơn trong việc tổ chức các nhóm để khai thác hiệu quả hơn điểm mạnh của mỗi cá nhân và thế mạnh
80
của phần mềm. Đặc biệt là rút ngắn thời gian khám phá để phù hợp với tiết học 45 phút so với tiết học thực nghiệm kéo dài 55 phút (có thể tìm hiểu, khám phá tại nhà một số nội dung).
- Về mặt công nghệ: 80% nhất trí sử dụng các phần mềm hỗ trợ (đặc biệt là phần mềm GeoGebra) để tạo công cụ dạy học trực quan và môi trường học tập khám phá cho học sinh.
- Về mặt quản lý: ý kiến của Thầy Nguyễn Kỳ Nam (hiệu phó nhà trường) hoàn toàn ủng hộ hướng tiếp cận này và mong muốn có nhiều hơn những nghiên cứu tương tự và những nghiên cứu sâu hơn để tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lƣợng giờ học.
- Với học sinh: 85% các em cho rằng rất thích thú với cách học mới, giờ học trở nên nhẹ nhàng hơn do các em đƣợc tự mình chủ động, tự do tìm hiểu kiến thức; các em đƣợc thoải mái trao đổi, thảo luận và đƣa ra quan điểm của mình giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp và làm việc nhóm.
Hơn nữa, phần mềm GeoGebra có thể hỗ trợ các em tìm tòi tri thức bằng những hình ảnh trực quan và các mô hình ảo sinh động. Ngoài ra, với việc tích hợp đối tƣợng Đại số và Hình học giúp các em dễ dàng hơn khi sử dụng và linh hoạt hơn trong tƣ duy.
Đa số các em đều cảm thấy thoải mái tự tin và rất hứng thú khi học tập, còn một số em vẫn e dè do các em chƣa quen với việc sử dụng máy tính cũng nhƣ các phần mềm ứng dụng. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục đƣợc một cách đơn giản khi các em đƣợc làm quen nhiều hơn với công nghệ trong một tương lai gần.
Như vậy, tuy còn một số ý kiến (của giáo viên và học sinh) lo ngại về việc sử dụng phần mềm GeoGebra và dạy học khám phá vào nội dung “Phép dời hình và phép đồng dạng” lớp 11 Trung học phổ thông (chủ yếu với các Thầy/Cô đã lớn tuổi nhưng không thể phủ nhận những dấu hiệu tích cực đã đạt được và nhu cầu thay đổi là cần thiết.
81
Kết luận chương 3
Để kiểm tra tính khả thi của đề tài, trong chương này tác giả đã xây dựng 02 giáo án thực nghiệm và tiến hành dạy thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Du – Thanh Oai. Một số kết quả thu đƣợc là:
+ Một là: các tình huống khám phá là phù hợp với nội dung và yêu cầu của chương trình Toán lớp 11 Trung học phổ thông, đảm bảo yêu cầu và nguyên tắc trong dạy học khám phá cũng nhƣ cách thức thiết kế tình huống dạy học sử dụng phần mềm GeoGebra.
+ Hai là: một số kết quả tích cực thu đƣợc từ các phiếu học tập, các bài kiểm tra và nội dung đánh giá của giáo viên và học sinh tham dự giờ thực nghiệm cho thấy tính khả thi của đề tài là hoàn toàn chấp nhận đƣợc.
+ Ba là: mặc dù tác giả đã cố gắng rất nhiều song kết quả vẫn còn một số hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, điều này nêu lên những thuận lợi và thách thức khi sử dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học khám phá nhƣ học sinh chƣa quen với cách học này, kỹ năng sử dụng máy tính của một số em chƣa tốt, vận dụng các kiến thức cũ chƣa hợp lí. Tuy nhiên cũng có những tác động tích cực nhƣ sự hứng thú, tính chủ động, sáng tạo, sự tự tin của học sinh khi đƣợc tự tìm hiểu khám phá kiến thức. Ngoài ra kỹ năng sử dụng máy tính của các em cũng tốt hơn rất nhiều khi các em đƣợc thực hành nhiều hơn.
Qua thực nghiệm sƣ phạm của đề tài “Sử dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học khám phá chương Phép dời hình và phép đồng dạng lớp 11 Trung học phổ thông” ta thấy đề tài có tính khả thi và hiệu quả. Giả thuyết khoa học đề ra hoàn toàn có khả năng thực hiện đƣợc.
82