THEO DÕI XỬ LÝ BIẾN CHỨNG

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA (Trang 77 - 81)

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

6. THEO DÕI XỬ LÝ BIẾN CHỨNG

- Giảm đau

- Kháng sinh 3-5 ngày nếu phẫu thuật.

- Thay băng cắt chỉ sau 10 ngày.

- Rút đinh hoặc tháo bột sau 04 tuần.

- Tập vận động khớp tích cực sớm tránh cứng khớp.

6.2. Xử trí

- Nhiễm trùng sau mổ: mở rộng vết mổ căt lọc, rút đinh nếu khớp đã vững.

- Dính gân: mổ gỡ dính và tập sớm.

- Cứng khớp: tập vật lý trị liệu, không được thì mổ giải phóng khớp.

- Cal lệch làm hẹp ống bao gân: mổ nắn sửa lại xương, giải phóng gân, cho tập sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Văn Toàn và CS (2010): “Chấn thương chỉnh hình” NXB y học, trang 275-280

“Gãy xương các ngón tay”

2. L.Boehler (2000) “ Kỹ thuật điều trị gãy xương”, NXB y học, trang 346.

3. Trường ĐH Y Hà Nội “ gãy xương hở”, Cấp cứu ngoại khoa chấn thương, “ Cấp cứu ngoại khoa chấn thương”, NXB y học trang 15-20.

4. Trường ĐHYD Hà Nội (1994) “ Gãy xương bàn tay và đốt ngón tay”, bệnh học ngoại khoa tập 4, NXB Y học trang 51-52.

71

Phác đồ điều trị Ngoại khoa Trung tâm Y tế Vạn Ninh

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG CÁNH TAY

1. ĐẠI CƯƠNG

- Gãy lồi cầu ngoài: thường gặp ở trẻ em nhỏ tuổi, do lực co kéo làm xoay mảnh vỡ lồi cầu, diện gãy xoay ra ngoài.

- Gãy trên lồi cầu: chiếm 10% của gãy đầu dưới xương cánh tay, hay gặp ở trẻ em, đường gãy ngoài khớp thường điều trị bảo tồn.

- Gãy liên lồi cầu: gãy chữ V, chữ Y là loại gãy nội khớp thường phải phẫu thuật.

2. NGUYÊN NHÂN

- Gãy đầu dưới xương cánh tay do duỗi hoặc gấp quá mức khớp khuỷu gây ra.

- Tuổi thanh thiếu niên gãy do duỗi khuỷu quá mức. Tuổi trưởng thành gãy do gấp khuỷu quá mức.

- Do tác động chêm chèn theo đường gai của hố xích-ma mà đoạn gãy dưới tác từ trước ra sau tạo nên đường gãy chữ T và chữ Y.

3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Lâm sàng

- Đau nhiều vùng khuỷu và trên khuỷu, mất cơ năng.

- Sưng nề, có thể kèm nốt phỏng do rối loại dinh dưỡng.

- Biến dạng vùng khuỷu và trên khuỷu.

- Cần khám kỹ các dấu hiệu tổn thương mạch máu và thần kình trên lâm sàng.

3.2. Cận lâm sàng

Chụp XQ tư thế thẳng và nghiêng 4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

- Gãy đầu dưới xương cánh tay có biến dạng, sưng nề khuỷu - trên khuỷu có thể gây chèn ép mạch máu, thần kinh. Nên phải kiểm tra mạch máu, kiểm tra vận động, cảm giác để không bỏ sót tổn thương mạch máu, thần kinh trong chỉ định điều trị.

- Điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật phải đảm bảo các yếu tố về cơ học và sinh học.

4.2. Điều trị cụ thể

- Gãy lồi trong, ngoài không di lệch, Gãy trên lồi cầu không có di lệch và di lệch vững thì kéo nắn bó bột cánh cẳng bàn tay 90o, chụp XQ kiểm tra nếu tốt thì giữ bột và cho tái khám sau 10 ngày.

- Nếu ổ gãy gây tổn thương phần mềm, sưng nề nhiều thì bất động tạm thời bằng máng bột cánh cẳng bàn tay 90o. Theo dõi mạch máu thần kình, dung thuốc giảm đau, chống sưng nề, ổn định phần mềm cho bó cột cánh cẳng bàn tay 90o.

72

- Gãy trên lồi cầu không vững, hoặc kéo nắn thất bại, gãy lồi cầu trong hoặc ngoài di lệch, gãy liên lồi cầu thì phải phẫu thuật kết hợp xương bên trong. Sử dụng đinh Kirschner, nẹp vít, vít xốp, chỉ thép.

- Xử lý khâu nối mạch máu, thần kinh nếu có tổn thương.

- Gãy mỏm trên ròng rọc (mỏm trên lồi cầu ngoài, mỏm trên lồi cầu trong) nếu không di lệch đặt nẹp bột cánh cẳng bàn tay 4 tuần. Nếu di lệch mỏm trên ròng rọc hạ thấp thì mổ kết hợp xương đinh Kirschner hoặc vít xốp nhỏ.

4.3. Cận lâm sàng trước mổ

-Được xếp phẩu thuật loại I, II nên các xét nghiệm cần phải có:

- Tổng phân tích tế bào máu 18 thông số, trước đây gọi là CTM.

- Ts, Tc.

- Xét nghiệm nước tiểu thường quy.

- Sinh hóa máu < chức năng gan, thận AST, ALT, Bilirubin TP, TT, Ure, Creatinin.

- Những bệnh nhân trên 50 tuổi làm thêm Glucose máu, Protid máu.

- Chụp phim phổi.

- ECG.

- Siêu âm bụng tổng quát 4.4. Thuốc sau mổ - Dịch truyền.

- Kháng sinh trong hoặc sau mổ. Cephalosporine thế hệ 2, 3.

- Giảm đau, kháng viêm, vitamin 5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG 5.1. Tiến triển và theo dõi

- Đối với điều trị bảo tồn, theo dõi chèn ép bột gây thiểu dưỡng ngoại vi, cần thiêt thì nên rạch dọc bột để giảm thiểu chèn ép.

- Sau 7-10 ngày ổ gãy giảm sưng nề có nguy cơ di lệch ổ gãy thứ phát nên cắt thay bột mới.

- Đối với phẫu thuật KHX bên trong: chăm sóc thay băng tại chỗ. Sử dụng kháng sinh, giảm đau. Vận động chủ động sớm sau mổ rất quan trọng. Tập Vật lý trị liệu sau 2-3 tuần.

5.2. Biến chứng

- Di lệch thứ phát sau bó bột.

- Viêm khớp sau chấn thương.

- Vẹo trong.

- Chèn ép thần kinh trụ.

- Cứng khuỷu, hạn chế gấp duỗi khuỷu.

73

Phác đồ điều trị Ngoại khoa Trung tâm Y tế Vạn Ninh

- Nhiễm trùng.

- Khớp giả.

- Cal xương lệch trục.

6. DỰ PHÒNG

- Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về luật giao thông và lao động.

- Giáo dục học sinh các trường PTCS nhằm giảm thiểu tai nạn sinh hoạt trong học đường.

- Giáo dục cồng đồng thái độ sơ cứu ban đầu nhằm giảm biến chứng sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Phúc Và CS.(2010), “Gãy đầu dưới xương cánh tay”, chấn thương chỉnh hình, NXB Y học trang 230-236.

2. Bộ Y Tế (2008), “Gãy trên lồi cầu xương cánh tay”, ngoại bệnh lý 2, NXB y học, trang 243-246.

3. L.Boehler (2000), “Gãy đầu dưới xương cánh tay người lớn”. Nguyên tắc điều trị gãy xương tập II, NXB Y học trang 120-125.

4. Trương ĐHYD Hà Nội (1994), “Gãy đầu dưới xương cánh tay”, bệnh học ngoại khoa, NXB Y học trang 33-34.

74

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY

1. ĐẠI CƯƠNG

- Hay gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất tuổi từ 50-60, nhất là phụ nữ mãn kinh - Đoạn gãy dưới bị gập góc ra sau, ra ngoài và xoay lật ngữa ngược với gãy than xương quay là xoay lật sấp.

- Là loại gãy dễ chẩn đoán, dễ liền xương 2. NGUYÊN NHÂN

+ Loại gãy này hay gặp nhất do ngã chống bàn tay ngửa.

+ Khi ngã cổ tay bị duỗi phía mặt mu tay 40-90o bàn tay bị cố định trên nền đất, thân mình tiếp tục lao tới trước. Phần nhiều bờ xương phía gan tay gãy sắc nhọn do lực căng, bờ xương phía mu tay thì vỡ vụn do lực nén.

Một phần của tài liệu PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(344 trang)