PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGOẠI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
PĐ 27: PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN
4. VIÊM PHÚC MẠC THỨ PHÁT
- Đây là loại thường gặp ở lâm sàng, nhiễm khuẩn thường bắt đầu ở một tạng trong ổ bụng rồi nhiễm khuẩn khuyếch tán ra, có khi do vỡ.
- Vi khuẩn thường phối hợp, hay gặp là Ecoli, liên cầu trùng sinh mủ, tụ cầu, phế cầu...
- Giải phẫu bệnh lý: thanh mạc, chủ yếu phúc mạc tạng thành dày lên, tăng sinh mạch máu, phù nề, mạc treo mạc nối đều dày lên.
Dịch phúc mạc thường đục, có thể không mùi hoặc không thối ( có khi qua dịch phúc mạc mà ta có thể chẩn đoán được nguyên nhân).
4.2. Căn nguyên thường gặp - Viêm ruột thừa vỡ
- Thủng ổ loét dạ dày tá trang - Thủng túi thừa
- Xoắn ruột hoại tử - Viêm túi mật - Thấm mật - Áp xe gan vỡ
- Xì dò sau phẫu thuật...
254
4.3. Triệu chứng
- Các triệu chứng lâm sàng thường phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Độc tính vi khuẩn và đề kháng cơ thể.
- Có 2 hội chứng:
+ Hội chứng nhiễm khuẩn + Hội chứng viêm phúc mạc 4.3.1. Toàn thân
Nhiệt độ tăng, mạch nhanh, vẻ mặt viêm phúc mạc 4.3.2. Cơ năng
- Đau bao giờ cũng có. Lúc đầu khu trú, sau lan tỏa.
- Nôn thường do phản xạ kích thích giai đoạn sớm, muộn thì do liệt ruột.
- Nấc: do kích thích cơ hoành (giai đoạn sớm).
- Bệnh nhân thường nằm ở tư thế giảm đau (gấp đùi vào gối).
- Đến muộn thì biểu hiện như tắc ruột: Nôn, bí trung đại tiện...
4.3.3. Thực thể
Là triệu chứng quan trọng, thường gặp.
- Co cứng thành bụng biểu hiện:
+ Bụng không tham gia nhịp thở + Các khối cơ thẳng nổi rõ
+ Ấn thấy cứng như gỗ.
Co cứng thành bụng thường gặp ở bệnh nhân đến sớm, trẻ, khoẻ bụng co cứng rõ, nơi tạng bị tổn thương từ đầu.
- Dấu hiệu Sotkin-Blumberg (-) (dấu hiệu cảm ứng phúc mạc).
- Gõ thường có đục vùng thấp, vang vùng cao (do chướng ruột) hoặc thấy vang vùng trước gan trong thủng ổ loét dạ dày - hành tá tràng.
- Nghe thường thấy mất nhu động ruột hoặc giảm do bị liệt ruột (cần chẩn đoán khác viêm phúc mạc muộn với tắc ruột: Trong trường hợp này ruột thường tăng nhu động).
- Thăm túi cùng qua trực tràng hoặc qua âm đạo, thường có dấu hiệu Donglas phồng và đau. (Tiếng kêu Donglas)
- Chọc dò có mủ hoặc dịch đục.
- Nội soi cấp cứu để chẩn đoán và điều trị.
4.3.4. Cận lâm sàng
Là những yếu tố giúp cho chẩn đoán. Có khi giúp cho chẩn đoán xác định.
+ X quang ổ bụng không chuẩn bị có thể thấy:
- Bụng mờ.
255
Phác đồ điều trị Ngoại khoa Trung tâm Y tế Vạn Ninh
- Thành ruột dày hơn bình thường.
- Các quai ruột dãn (do liệt ruột cơ năng).
- Có thể có liềm hơi dưới cơ hoành trong thủng tạng rỗng.
+ Xét nghiệm máu: Giúp ích cho theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh.
- Bạch cầu tăng (bệnh nhân yếu, nhiễm độc nặng có khi bạch cầu giảm).
- Công thức bạch cầu chuyển trái.
- Hematocrit tăng do mất nước.
- Rối loạn điện giải thường giảm K, Cl.
- Urê máu tăng cao trong tình trạng nặng, có suy thận.
4.4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định dựa vào:
+ Hội chứng nhiễm khuẩn toàn thân + Có phản ứng cơ thành bụng.
+ Rõ thì có co cứng cơ thành bụng (đến sớm, bệnh nhân trẻ khoẻ).
+ Dấu hiệu Blumberg dương tính.
+ Thăm trực tràng, âm đạo túi cùng căng phồng và đau.
- Chẩn đoán phân biệt:
4.4.1. Đến sớm với các cơn đau - Viêm loét dạ dày tá tràng.
- Quặn thận.
- Quặn gan.
4.4.2. Đến muộn cần chẩn đoán phân biệt với tắc ruột (đau thành cơn), Xquangcó
mức nước - hơi, nghe còn nhu động ruột).
- Chẩn đoán nguyên nhân: cần dựa vào:
+ Tiền sử.
+ Tính chất đau và vị trí đau ban đầu ...
+ Cần chú ý những nguyên nhân thường gặp trên lâm sàng trước (viêm ruột thừa cấp vỡ, thủng ổ loét dạ dày tá tràng, tắc mật do sỏi ...).
4.5. Điều trị
Nguyên tắc là phải điều trị ngoại khoa kết hợp với hồi sức ngoại khoa tích cực.
- Hồi sức ngoại khoa:
+ Truyền dịch, điện giải để bù nước, điện giải.
+ Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan (Natribicacbonat).
+ Kháng sinh phổ rộng, mạnh, tốt nhất là theo kháng sinh đồ.
+ Đảm bảo hô hấp, hạ nhiệt ...
256
- Điều trị ngoại khoa:
+ Nguyên tắc: Mổ càng sớm càng tốt trên cơ sở hồi sức tích cực. Có khi vừa hồi sức vừa mổ.
+ Nội dung phẫu thuật:
. Giải quyết nguyên nhân: Cắt ruột thừa, khâu lỗ thủng ....
. Lau rửa ổ bụng sạch, chú ý các vùng thấp, các hố.
. Dẫn lưu có hiệu quả (vị trí, kích thước, ... của ống dẫn lưu, rút sớm, không gây dính, nhiễm khuẩn).
+ Một số chú ý:
. Vô cảm: Gây mê nội khí quản.
. Đường mổ: vào đường trực tiếp hoặc đường trắng giữa trên dưới rốn.
. Để hở da, khi đóng thành bụng.