Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III (Trang 35 - 42)

1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

1.3.1 Các yếu tố bên trong

Chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo (CTĐT) của trường Cao đẳng nghề được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động thương binh và xã hội. Chương trình này đảm bảo cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian giữa các môn khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên ngành, giữa lý thuyết và thực hành,

thực tập nhằm giúp học viên, sinh viên nắm vững các kiến thức giáo dục đại cương và các kiến thức, kỹ năng cơ sở của ngành và liên ngành đúng theo yêu cầu đào tạo nghề.

Chương trình đào tạo gồm hai khối kiến thức:

- Kiến thức đại cương: là kiến thức của những môn khoa học cơ bản vừa có tính chất đại cương của bậc trung cấp, cao đẳng vừa có tính chất nền tảng cho việc đào tạo chuyên ngành. Phần kiến thức này chủ yếu được giảng dạy ở học kỳ đầu của khóa học.

- Kiến thức chuyên môn: là kiến thức của những môn học chuyên ngành, trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức, kỹ năng của một ngành đào tạo mà họ đã chọn để đạt trình độ trung cấp, cao đẳng.

Thông thường một chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng truyền thống được xây dựng bởi hội đồng khoa học chuyên ngành dựa trên đội ngũ cán bộ giảng dạy, tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn…

Tuy nhiên yêu cầu của người sử dụng lao động mới là điểm xuất phát của việc xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp. Bởi vì học viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ hành nghề phục vụ cho đơn vị làm việc của mình - người sử dụng lao động. Để xây dựng được chương trình đào tạo như vậy, đầu tiên phải tìm hiểu học viên tốt nghiệp phải có những kiến thức, kỹ năng và thái độ gì? Những năng lực, khả năng nào là cần thiết của người công nhân, cán bộ kỹ thuật, để có thể giải quyết được các vấn đề đặt ra từ thực tế công việc? Tất cả những thông tin quan trọng đó Nhà trường cần phải xây dựng hệ thống số liệu cụ thể và coi đó là các cứ liệu tham khảo chính khi xây dựng chương trình đào tạo. Cách làm hiệu quả nhất để có được thông tin đó bằng cách tổ chức khảo sát, lấy ý kiến các nhà tuyển dụng, các cán bộ kỹ thuật và từ chính các học viên đang theo học tại Trường.

Như vậy, yếu tố thứ nhất ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục là chương trình đào tạo. Chúng ta đang mắc chứng “giáo dục và đào tạo toàn diện” nên học viên phải học quá nhiều môn do đó các chuyên ngành, thời lượng học đã bị giảm bớt

nhưng khi ra trường, các cơ quan tuyển dụng lại không sử dụng hay tuyển dụng

“toàn diện” mà chỉ sử dụng hay tuyển dụng chuyên ngành.

Hiện nay chương trình đào tạo của một số chuyên ngành 1.5 năm đến 3 năm.

Chương trình đào tạo theo môđun về nguyên tắc không can thiệp vào nội dung đào tạo và chỉ tác động vào công tác tổ chức dạy và học, nghĩa là dạy như thế nào và học như thế nào cho phù hợp. Bởi vậy trong chương trình đào tạo theo môđun đã được áp dụng để xác định khối lượng học tập của học viên và khối lượng lao động của giáo viên, đồng thời đáp ứng yêu cầu về quản lý đào tạo một cách khoa học hơn và cảnh báo về sự sắp xếp lịch học của học viên có nguy cơ vượt quá mức cho phép hay không.

Các trường phải tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường mình trên cơ sở nội dung dạy học và chương trình khung do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành. Chương trình đào tạo phản ánh mục tiêu đào tạo cụ thể của nhà trường, đồng thời hướng đến đáp ứng các nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của xã hội. Chương trình đào tạo phải đảm bảo tính mềm dẻo, được cập nhật thường xuyên.

Khi xây dựng chương trình đào tạo phải có sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định. Chương trình đào tạo phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của ngành giáo dục nghê nghiệp. Chương trình đào tạo phải được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ phía các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển giáo dục của địa phương hoặc cả nước. Trong khuôn khổ học môđun chương trình đào tạo phải được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác.

Chương trình đào tạo phải được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

Cơ sở vật chất phục vụ khóa đào tạo.

Yếu tố thứ hai là cơ sở vật chất ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất không chỉ là cơ ngơi trường lớp khang trang mà quan trọng là bộ phận cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Hệ thống xưởng thực tập và thiết bị là cơ sở vật chất chuyên môn của trường cao đẳng nghề, quan trọng là chất lượng đầu tư máy móc, thiết bị, phục vụ cho việc dạy và học. Nếu xưởng thực tập và thiết bị nghèo nàn thì đừng nói đến đổi mới phương pháp dạy học mới vì thiếu giảng viên có thể mời được những giảng viên giỏi thỉnh giảng nhưng vật chất phục vụ cho việc dạy học không phải ngay một thời gian ngắn đã làm được. Tình trạng dạy chay của các trường này, cần phải có sự hợp tác, liên kết thiết bị giữa nhà trường và doanh nghiệp để hợp tác nếu nhà trường không có. Mỗi giảng viên phụ trách môn học ít nhất là liên hệ hớp tác với một doanh nghiệp trong lĩnh vực nghề về môn mình dạy, nhà trường phải tận dụng tối đa nguồn lực này để giúp cho trường và học viên khai thác nguồn máy móc thiết bị tiến tiến hiện đại. Đối với tài liệu thì xem chừng còn có cách giải quyết còn thiết bị chuyên dụng dành cho thực hành, thí nghiệm thì khó có cách khắc phục.

Chương trình đào tạo tốt phải có cơ sở vật chất đi kèm, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, giảng đường. Các điều kiện phục vụ cho dạy học hoàn thiện là yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Về phía giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, cập nhật nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá … Số tiết giảng ít hơn nhưng đòi hỏi hiệu quả giảng dạy phải cao hơn. Với điều kiện, phương tiện giảng dạy tốt hơn, giáo viên cần đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu, viết giáo trình, tài liệu tham khảo, hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng nghề cho học viên. Để đáp ứng dạy và học theo phương thức đào tạo môđun, cần có hệ thống học liệu đầy đủ, phong phú phục vụ cho quá trình tự rèn luyện kỹ năng của cả giáo viên và học viên.

Ngoài hệ thống giáo trình, cần quan tâm đến sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn...

Đội ngũ giáo viên.

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là người đội ngũ những người làm thầy. Theo quan điểm “Không thầy đố mày làm nên” thì chất lượng người thầy quyết định chất lượng đào tạo.

Kinh nghiệm của các trường cao đẳng, đại học nổi tiếng thế giới đã chứng minh, chất lượng đội ngũ giáo viên chính là yếu tố trung tâm quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo, đến quá trình phát triển bền vững của một trường đào tạo nghề.

Danh tiếng của môt ̣ trường cao đẳng, đại học không chỉ do trường đó có những giảng đường to đe ̣p, khuôn viên trường rộng rãi hay thiết bi ̣dạy học tiên tiến hiện đại, mà còn do trường đó có đội ngũ giáo viên với trình đô ̣chuyên môn cao, có

phẩm chất tư tưở ng và có sức cuốn hút học sinh sinh viên về nhân cách.

Đào tạo nhân tài, đào tạo nguồn lao động có kiến thức chuyên môn cao, có kỹ năng, sáng tạo…là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ một trường cao đẳng, đại học nào.

Vì vậy, với vai trò là người thực hiện chức năng đào tạo nhân tài cho xã hội, là chủ thể quyết định sự phát triển quá trình cải cách đào tạo của mỗi trường cao đẳng, đại học, đội ngũ giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng được những yêu cầu của quá trình phát triển xã hội trong thời đại mới. Trình độ cao thấp của đội ngũ giáo viên trong các trường đại học trực tiếp ảnh hưởng đến thực lực kinh tế và trình độ khoa học công nghệ của quốc gia. Một học giả người Mỹ cho rằng “Sự thành công của nước Mỹ được quyết định bở i giáo dục chất lượng cao, và để đạt được những thành công đó, điều quan trọng là phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có trình độ cao” [3] Do đó việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc bồi dưỡng năng lực sáng tạo, xây dựng cơ cấu kiến thức mới, hợp lí dựa trên sự thích ứng với quá trình phát triển của xã hội là yêu cầu tất yếu của phát triển thời đại.

Giáo viên đứng lớp áp dụng phương pháp mới, lấy học viên làm trung tâm, áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế giúp học viên chủ động nắm bắt và tiếp thu kiến thức dễ dàng, vừa không gây áp lực học tập vừa tạo phong cách tự tin, dạn dĩ cho học viên.

Chất lượng bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố thầy. Chương trình hay, chuẩn, nhưng không có đội ngũ thầy chuẩn thì không thể thành công được mà sẽ là thất bại. Chính vì vậy, khi xây dựng chương trình không nên ảo tưởng. Mỗi giảng viên cần phải biết được trình độ, năng lực mình thế nào, đang đứng ở đâu, từ đó nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới, lấy chương trình đào tạo chuẩn làm thước đo cho chính mình để học hỏi, xây dựng và nâng cao chất lượng bài giảng. Đây phải là đích phấn đấu của các giáo viên trong nhà trường.

Đội ngũ những người làm công tác quản lý.

Yếu tố thứ tư là đội ngũ những người làm công tác quản lý giáo dục trong các trường cao đẳng, đại học cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Họ là ban giám hiệu, trưởng phó các phòng ban, khoa của trường, những người quản lý và hoạch định chiến lược giáo dục của nhà trường.

Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra. Quản lý đào tạo ở trường cao đẳng, đại học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Khoa, đến Tổ bộ môn và từng giáo viên) lên các đối tượng quản lý (gồm giáo viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Các nội dung quản lý đào tạo ở trường đại học bao gồm các vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau và tác động qua lại, chi phối lẫn nhau.

Nội dung cơ bản của quản lý đào tạo gồm:

- Quản lý mục tiêu đào tạo.

Quản lý mục tiêu đào tạo nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo được xây dựng hợp lý và được thực hiện trọn vẹn. Quản lý mục tiêu đào tạo bắt đầu từ việc xây dựng sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường. Sứ mạng và tầm nhìn được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung của đào tạo đại học, nhưng phải phản ánh một cách cô đọng, đầy đủ và có sức thuyết phục mục tiêu cụ thể của nhà trường.

- Quản lý nội dung và chương trình đào tạo.

Quản lý nội dung và chương trình đào tạo hàm ý các trường cao đẳng nghề phải tổ chức xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường mình trên cơ sở nội dung dạy học và chương trình khung do Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành. Quản lý chương trình đào tạo hướng đến mục tiêu đảm bảo các chương trình được thiết kế và thực hiện trọn vẹn với chất lượng và hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của từng trường. Khi xây dựng chương trình đào tạo phải có sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý, đại diện của các các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.

Chương trình đào tạo phải được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên.

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên bao gồm quản lý việc người giáo viên thực hiện quy chế đào tạo; quản lý việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Quản lý phương pháp dạy học trong đào tạo theo học chế môđun hướng đến đảm bảo các phương pháp đào tạo phải góp phần hình thành kỹ năng nghề nghiệp, các phương pháp nhận thức, bồi dưỡng cho học viên phương pháp tự rèn luyện, nâng cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo, phát huy năng lực vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.

- Quản lý hoạt động học của học viên.

Quản lý hoạt động học của học viên đảm bảo sao cho học viên không chỉ là khách thể của hoạt động dạy mà phải biến thành chủ thể hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực nghề nghiệp tương lai;

đảm bảo học viên thực hiện đầy đủ, chính xác quy chế học tập; đổi mới phương pháp học tập; xây dựng phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá phù hợp.

Việc này được bắt đầu từ việc giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Giáo viên có nhiệm vụ bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp và kỹ năng tự học ngay trên lớp thông qua việc tạo điều kiện cho sinh viên bộc lộ khả năng hình thành kỹ năng nghề.

- Quản lý môi trường đào tạo.

Quản lý môi trường đào tạo hàm ý xây dựng môi trường vật chất – kỹ thuật phục vụ các hoạt động chuyên môn về đào tạo và đời sống của cán bộ, giáo viên và học viên và xây dựng môi trường tâm lý cho việc học.

Môi trường tâm lý thuận lợi cho việc dạy học trong phương thức đào tạo theo môđun là môi trường trong đó có sự học tập tích hợp từng vấn đề và giải quyết từng vấn đề từ lý thuyết gắn liền với thực hành từ đó hình thành kỹ năng, thái độ một cách linh hoạt. Xây dựng môi trường tâm lý, môi trường tinh thần cho đào tạo gắn liền với việc xây dựng văn hóa nhà trường.

- Quản lý các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo.

Đội ngũ nhân viên (các chuyên viên và nhân viên phục vụ) chịu trách nhiệm thực thi trực tiếp các hoạt động phục vụ đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo.

Các hoạt động này mang tính chuyên nghiệp cao trong đào tạo theo môđun, vì vậy đội ngũ nhân viên ở trường cao đẳng nghề phải là những người được đào tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao trong lĩnh vực mà mình phụ trách, thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề để có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề thường nhật trong công tác quản lý và phục vụ đào tạo.

Đánh giá học viên là khâu quan trọng để đánh giá kết quả của quá trình đào tạo.

Đồng thời, đó cũng là khâu quan trọng để phân loại học viên theo mức độ đạt được các mục tiêu đào tạo đã đề ra trong chương trình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)