1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
1.3.2 Các yếu tố bên ngoài
• Yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội.
Phát sinh từ đòi hỏi của sự phát triển hiện đại hóa trong lao động sản xuất nên nhân tố kỹ thuật công nghệ phải được ưu tiên phát triển để phù hợp với nhịp độ sản xuất. Hằng năm, doanh nghiệp thường tiến hành rà soát chất lượng của các trang thiết bị, máy móc và công nghệ để ra các quyết định có nên trang bị thêm các công nghệ, thiết bị mới cho phù hợp với nhu cầu của công việc cũng như nhu cầu của xã hội. Do tiến trình CNH – HĐH nên các doanh nghiệp cũng tiến hành chuyên môn hóa hơn áp dụng các thành tựu của khoa học vào để nhằm thu được kết quả cao. Chính vì vậy, nhân tố kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, cần phải đào tạo cho nhân viên biết sử dụng nó. Công tác này nhằm cung cấp một lượng lao động không nhỏ có chất lượng cao, nhưng phải lựa chọn đúng học viên cho từng loại máy móc thiết bị với độ khó khác nhau. Một công nghệ quá hiện đại thì một nhân viên với trình độ trung học khó lòng mà tiếp thu như vậy công tác đào tạo cũng không thành công. Bên cạnh đó trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng ngày càng phát triển. Ngày nay, trên thế giới sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin diễn ra mạnh mẽ trên nhiều khía cạnh.
Để đảm bảo cạnh tranh bền vững trên thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm tới việc cải tiến kỹ thuật, sự thay đổi công nghệ, nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá, thay đổi quy trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chính điều này đòi hỏi số lượng, chất lượng, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của đội ngũ người lao động phải được nâng lên để có thể nắm vững các thao tác, quy trình công nghệ khi thực hiện công việc, chương trình phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với công nghệ đã lựa chọn và xu thế phát triển của nó. Song song với nó hệ thống pháp luật của nhà nước cũng ảnh hưởng. Không chỉ riêng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mà tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều bị giới hạn bởi những khuôn khổ pháp lý do Nhà nước quy định, phải đảm bảo không bị trái pháp luật. Luật pháp của Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng trong đó có các bộ luật hay luật trực tiếp chi phối như Luật lao động, Bộ luật dân sự, Luật bảo hiểm xã hội…các luật này đòi hỏi doanh nghiệp
phải thực hiện đúng và áp dụng linh hoạt trong hoạt động của mình nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của người lao động trong đó nhu cầu phát triển nghề nghiệp chuyên môn, nhu cầu thăng tiến…vv, đồng thời đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp.
Các tiêu chuẩn về từng loại nhân lực ngoài việc phải đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ công việc còn phải nhất quán với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, với các tiêu chuẩn về trình độ học vấn, tuổi tác, kinh nghiệm do Nhà nước quy định.
Môi trường kinh tế, môi trường chính trị cũng ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khi nền kinh tế phát triển, môi trường chính trị ổn định thì người lao động thường có nhu cầu đào tạo lớn và công tác đào tạo cũng không bị ảnh hưởng lớn.
Xu thế phát triển kinh tế của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nguồn nhân lực nói riêng và quản trị nguồn nhân lực nói chung ở doanh nghiệp.
Trong giai đoạn mà kinh tế đang suy thoái hoặc kinh tế bất ổn định có chiều hướng đi xuống, doanh nghiệp một mặt vẫn cần phải duy trì lực lượng có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động. Do vậy doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định nhằm thay đổi chương trình phát triển nguồn nhân lực như việc giảm quy mô về số lượng, đa dạng hoá năng lực lao động của từng cá nhân để người lao động có thể kiêm nhiệm cùng một lúc nhiều loại công việc khác nhau, hoặc giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ, nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi …
Ngược lại. Khi kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, doanh nghiệp lại có nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, tăng cường đào tạo, huấn luyện, phát triển người lao động về mọi mặt nhằm thu hút người lao động tham gia vào các quá trình thực hiện và hoàn thành các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là tăng cường và mở rộng sản xuất kinh doanh.
• Sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo trong tuyển sinh.
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay các trường nghề đang nhanh chóng đổi mới chương trình, đầu tư thêm máy móc thiết bị
phục vụ giảng dạy thực hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội. Các trường ngày càng hoàn thiện điều kiện học tập và sinh hoạt cho học sinh của mình trong quá trình theo học tại trường. Hiện nay các trường nghề đang có xu hướng liên kết với doanh nghiệp ký các hợp đồng đào tạo có địa chỉ, đảm bảo tay nghề theo yêu cầu của các doanh nghiệp, đảm bảo việc làm cho học sinh khi ra trường. Trong nền kinh tế thị trường, không chỉ các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, cạnh tranh sản phẩm, mà còn phải cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, vì nguồn nhân sự sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh. Để tồn tại và phát triển thì mạng lưới các trường đào tạo cũng phải cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần cho mình. Với rất nhiều cơ sở đào tạo cùng ngành, cùng cấp, cùng ngành khác cấp thì sự cạnh tranh không chỉ để tồn tại mà còn phải phấn đấu xây dựng thương hiệu để khẳng định được thị phần và tạo uy tín nên cuộc cạnh tranh lành mạnh giữa mạng lưới các cơ sở đào tạo ngày nay là phương châm tất yếu trong chiến lược của mỗi đơn vị.
Tóm tắt chương 1.
Chương 1 đã khái quát chung về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp của ngành giao thông vận tải. Tiếp theo, chương 1 đã được khái niệm về chất lượng đào tạo và nêu được các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đồng thời trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo ở chương 2.