Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG III GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012- 2016
2.3.2 Đánh giá của các tổ chức, doanh nghiệp về chất lượng đào tạo của Trường
Theo nhiệm vụ nhà trường đào tạo 08 nghề trình độ Cao đẳng, 11 nghề trình độ Trung cấp, 35 nghề trình độ Sơ cấp và 04 ngành trình độ Trung cấp chuyên nghiệp. Để đạt được mục tiêu của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chủ yếu cho ngành giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu của xã hội luôn phát triển bền vững thì việc đánh giá, kiểm chứng chất lượng đào tạo sản phẩm và kỹ năng làm việc, tay nghề của học sinh, sinh viên của nhà trường là khâu hết sức quan trọng và từ đó giúp nhà trường điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với sứ mệnh, nhiệm vụ. Bằng nhiều phương pháp đánh giá, kiểm chứng chất lượng đào tạo như nhà trường tự đánh giá chất lượng thông qua kết quả học tập thi cử; phương pháp khảo sát, phỏng vấn người học về hoạt động dạy, học của nhà trường … Đây mới chỉ là đánh giá từ phía chủ quan của nhà trường (đại diện cho nhà sản xuất sản phẩm). Mục đích chất lượng đào tạo của nhà trường phải được đánh giá từ phía doanh nghiệp sử dụng lao động do nhà trường đào tạo ra (đại diện cho người tiêu dùng hàng hóa) tăng độ tin cậy cho lãnh đạo nhà trường trong việc điều chỉnh mục tiêu đào tạo. Việc đánh giá chất lượng đào tạo của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực do trường đào tạo cần tập trung vào các nội dung như nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực các ngành nghề đã qua đào tạo của nhà trường; kỹ năng, tay nghề của học sinh, sinh viên nhà trường; đáp ứng nhu cầu công việc của các tổ chức doanh nghiệp.
Với phạm vi có hạn của luận văn, tác giả đã tiếp xúc với các lãnh đạo của một số doanh nghiệp sử dụng lao động do Trường đào tạo để biết được đánh giá của họ về kỹ năng làm việc cuả người lao động do Trường đào tạo và sự phù hợp giữa các ngành nghề đào tạo với nhu cầu xã hội.
• Đánh giá kỹ năng làm việc cuả người lao động do Trường đào tạo.
Để có được đánh giá kỹ năng làm việc cuả người lao động do Trường đào tạo tác giả đã tiếp xúc với các lãnh đạo là Trưởng phòng nhân sự, các phòng ban và quản đốc phân xưởng của 10 doanh nghiệp sử dụng lao động do Trường đào tạo.
Trong trao đổi tác giả đưa ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức lý thuyết về công nghệ được sử dụng trong cơ sở sản xuất, kỹ năng lao động, công nghệ được sử dụng trong cơ sở sản xuất, tác phong công nghiệp trong sản xuất tinh thần thái độ làm việc và mời các chuyên gia đánh giá với thang điểm 1 là rất kém, 2 là kém, 3 là trung bình, 4 là khá và 5 là giỏi. Kết quả đánh giá của các chuyên gia thu được như trình bày trên bảng 2.6
Bảng 2.6 Đánh giá kỹ năng làm việc cuả người lao động do Trường đào tạo:
STT Kỹ năng làm việc Điểm
đánh giá 1 Kiến thức lý thuyết về công nghệ được sử dụng trong cơ sở
sản xuất. 3.65
2 Kỹ năng thực hành liên quan tới công nghệ được sử dụng
trong cơ sở sản xuất. 3.54
3 Tác phong công nghiệp trong sản xuất. 3.20
4 Kiến thức về an toàn lao động. 3.76
5 Kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật. 3.10
6 Chủ động sáng tạo trong công việc. 3.25
7 Biết lắng nghe và học hỏi người khác. 4.32
8 Biết phối hợp với đồng nghiệp trong công việc. 3.70
9 Biết cách diễn đạt ý kiến cuả minh cho người khác hiểu và
chấp nhận. 3.20
10 Có tính trung thực và tinh thần trách nhiệm 4.15
11 Kỷ luật lao động tốt làm việc cần cù. 3.70
12 Có thể làm việc với cường độ cao 3.82 Đánh giá chung về chất lượng đào tạo 3.61 Nguồn:Tham vấn từ 10 doanh nghiệp sử dụng lao động do Trường đào tạo.
Nhìn vào số liệu thống kê trong bảng 2.6 ta thấy được mức độ hài lòng cuả các doanh nghiệp đối với kỹ năng người lao động cụ thể như sau:
- Những kỹ năng được đánh giá tốt: có điểm đánh giá ở mức 5 không có kỹ năng nào.
- Những kỹ năng được đánh giá khá : có điểm 4 trở lên và nhỏ hơn 5, có 02 kỹ năng cụ thể kỹ năng biết lắng nghe và học hỏi ở người khác, kỹ năng có tính trung thực và tinh thần trách nhiệm.
- Những kỹ năng được đánh giá bình thường: có điểm 3 trở lên và nhỏ hơn 4, có 10 kỹ năng.
- Những kỹ năng được đánh giá chưa đạt yêu cầu có điểm 2 trở lên và nhỏ hơn 3, không có kỹ năng nào.
- Những kỹ năng được đánh giá kém: có điểm nhỏ hơn 2, không có kỹ năng nào.
Kết quả cho thấy những kỹ năng có điểm đánh giá ở mức giỏi chưa có kỹ năng nào, điều này cho thấy trình độ tối ưu là chưa đạt. Những kỹ năng khá chỉ có 2 kỹ năng, thực chất ở đây nó là thái độ trung thực và tinh tần cầu thị của học sinh sinh viên. Các kỹ năng chủ yếu học sinh sinh viên của trường đang ở mức trung bình có đến 10 kỹ năng. Như vậy nhìn chung là học sinh sinh viên nhà trường dưới sự đánh giá của doanh nghiệp thì trình độ tay nghề cũng chỉ ở mức trung bình, trung bình khá, điều này cần phải nghiêm túc tiếp thu, nhìn nhận lại công tác đào tạo cùa trường. Những thông tin về các kỹ năng ở bảng 2.6 rất hữu ích cho nhà trường trong công tác đào tạo. Việc đánh giá này cho nhà trường biết được nhà trường cần phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành để sau khi học sinh ra trường bắt tay vào công việc được ngay và rút ngắn dần khoảng cách giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Chính vì vậy, chất lượng đào tạo tay nghề người lao động phải được thể hiện qua phản ánh từ phía người sử dụng lao động do doanh nghiệp cung cấp.
• Đánh giá sự phù hợp giữa các ngành nghề đào tạo với nhu cầu xã hội.
Để có được đánh giá sự phù hợp giữa các ngành nghề do Trường đào tạo với nhu cầu xã hội tác giả đã tiếp xúc với các lãnh đạo là Ban giám đốc, các trưởng, phó phòng nhân sự của 10 doanh nghiệp sử dụng lao động do Trường đào tạo. Trong trao đổi tác giả đưa ra các câu hỏi liên quan và mời các chuyên gia đánh giá với thang điểm 1 là rất không cần thiết, 2 là chưa cần thiết, 3 là bình thường, 4 là cần thiết và 5 là rất cần thiết. Kết quả đánh giá của các chuyên gia thu được như trình bày trên bảng 2.7
Bảng 2.7 Kết quả đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực các ngành nghề do Trường đào tạo.
STT Tên các ngành nghề Mức độ cần thiết
1 Vận hành máy thi công nền. 3.3
2 Vận hành cần, cầu trục. 3.1
3 Hàn công nghệ cao. 3.2
4 Công nghệ ô tô. 3.5
5 Cắt gọt kim loại ( tiện, phay, bào …) 2.8
6 Điện công nghiệp. 2.7
7 Sửa chữa điện máy công trình. 2.2
8 Điện dân dụng. 2.5
9 Xây dựng cầu đường bộ. 3.2
10 Sửa chữa máy thi công xây dựng. 3.3
Nguồn: Tham vấn từ 10 doanh nghiệp sử dụng lao động do Trường đào tạo.
Qua số liệu khảo sát trong bảng 2.7 cho thấy nhu cầu của các ngành nghề đào tạo tại trường ở mức khá trong đó những ngành được đánh giá phát triển tốt: có điểm đánh giá ở mức 3 trở lên có 6 ngành cụ thể: Vận hành máy thi công nền; Vận
hành cần trục, cầu trục; Hàn công nghệ cao; Công nghệ ô tô; Xây dựng cầu đường bộ; Sửa chữa máy thi công xây dựng. Những nghề được đánh giá phát triển bình thường có điểm đánh giá ở mức 2 trở lên có 4 ngành cụ thể: Cắt gọt kim loại (tiện, phay, bào; Điện công nghiệp; Sửa chữa điện máy công trình; Điện dân dụng. Những nghề được đánh giá ở mức chậm phát triển có mức điểm đánh giá mức dưới 2 trở xuống: không có ngành nghề nào. Với sự phát triển của xã hội ngày nay theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, trong lĩnh vực sản xuất áp dụng khoa học công nghệ cải tiến máy móc trang thiết bị phục vụ lao động sản xuất dần thay thế và sử dụng sức lao động hạn chế. Trong một số lĩnh vực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nền kinh tế công nghiệp này nhu cầu còn cao nên bên cạnh sự phát triển bùng nổ về công nghệ máy móc phục vụ sản xuất thì phải kết hợp song song đào tạo nguồn nhân lực để vận hành, sửa chữa máy móc thiết bị đó. Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ càng phát triển cải tiến trang thiết bị máy móc càng tối tân thì cần số lao động dần ít hơn, nhưng cần lao động có chất lượng tốt và lúc này mục tiêu quan tâm là chất lượng chuyên sâu hơn là số lượng nguồn nhân lực cần đào tạo. Như vậy các ngành nghề nhà trường đang đào tạo có một số ngành nghề xu hướng trang thiết bị máy móc phát triển tiến tới tự động hóa nên việc đào tạo đại trà nguồn nhân lực ở các ngành này là kém hiệu quả, nhà trường cần tập trung vào những nghề mà xu hướng nền kinh tế sản xuất đang cần, và ở mức độ nào cho phù hợp với lĩnh vực nhà trường đào tạo.