Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2021
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
3.2.2 Phát triển nội dung chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo có tính khoa học và được cập nhật thường xuyên cùng chương trình đào tạo phù hợp với thời lượng của từng khóa đào tạo được các đơn vị doanh nghiệp sử dụng lao động do trường đào tạo đánh giá cao. Chương trình đào tạo cân đối giữa các học phần và chương trình đào tạo được xây dựng một cách hợp lý, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện việc xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo: chương trình đào tạo phải được thiết kế và phát triển một cách hợp lý, chi tiết, sao cho không những đáp ứng nhu cầu của xã hội mà sinh viên cũng còn có khả năng phấn đấu để đạt được;
Nâng cao ý thức học tập cho sinh viên.
Theo kết quả đánh giá thực trạng tự học của sinh viên, cho thấy đa số sinh viên có nhận thức khá đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tự nghiên cứu nâng cao kiến thức chuyên môn, rèn luyện những kỹ năng cho bản thân trong quá trình học tập để trở thành những chuyên gia giỏi trong tương lai;
Tuy nhiên, thái độ đối với hoạt động tự học chưa thực sự tốt, thái độ đó biểu hiện ở mục đích, ở sự chủ động trong hoạt động tự học; vì vậy, cần phải có các biện pháp tác động để biến nhận thức thành thái độ và có hành động tích cực trong hoạt động tự học của sinh viên; Nhà trường cần tổ chức thường xuyên và có hiệu quả hơn các hoạt động phong phú và đa dạng nhằm tạo ra nhiều cơ hội khác nhau để khi tham gia vào đó buộc sinh viên phải vận dụng những tri thức đã được học;
Làm xuất hiện những cảm xúc, những trải nghiệm tích cực với những tri thức đã được học; từ đó dần dần làm cho sinh viên nhận thấy sự cần thiết đối với cuộc sống của mình, trở thành cái quyết định bên trong có sức mạnh thúc đẩy điểu khiển, điều chỉnh mọi hành vi cử chỉ bên ngoài của họ. Trong các hoạt động đa dạng và phong phú đó cần đặc biệt chú trọng tổ chức tốt các hình thức dạy và học, các câu lạc bộ học tập, các hình thức tư vấn giúp sinh viên giải toả những khó khăn mà họ thường gặp trong cuộc sống.
Những biện pháp mang tính định hướng mà Nhà trường cần thực hiện là:
TT NỘI DUNG
1
Thường xuyên hơn nữa tổ chức và đa dạng hoá các hoạt động học thuật trong Nhà trường để sinh viên có cơ hội tham gia thể hiện bản thân cũng như hình thành thói quen tham gia các hoạt động nghiên cứu học tập; tạo điều kiện về địa điểm, kinh phí cho sinh viên tổ chức các nhóm, câu lạc bộ, các loại hình học tập khác trong Nhà trường;
2
Tăng cường tổ chức các buổi chuyên đề, các buổi thảo luận, các buổi diễn đàn, giao lưu giữa giảng viên với sinh viên, giữa những cán bộ, những doanh nhân, những sinh viên cũ đã thành đạt với sinh viên đang học, đặc biệt sinh viên năm thứ nhất, giữa sinh viên năm đầu với sinh viên các khóa trên, giữa sinh viên các khoa với nhau, v.v.
3
Xây dựng, khuyến kích thói quen đọc sách trên thư viện dần dần phát động thành phong trào; từ đó xây dựng thành quy chế có sự tham gia giám sát, kiểm soát của Nhà trường, của khoa chuyên môn, v.v.nhằm nâng cao trình độ, tư duy cho sinh viên;
4
Xây dựng các phòng tư vấn chuyên biệt để tư vấn cho sinh viên những vấn đề gặp phải trong cuộc sống và trong học tập;
Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập cho sinh viên thông qua các giảng viên trẻ và các sinh viên giỏi các khoá, công việc này cần được thực hiện có kế hoạch và thường xuyên để hình thành mối liên hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa sinh viên các khoá, từ đó dần hình thành thái độ tự học tích cực cho sinh viên.
Nâng cao thái độ tự học cho sinh viên cần được tiến hành đồng thời cả hoạt động của Nhà trường và của từng giáo viên giảng dạy các học phần; Đối với các giáo viên giảng dạy các học phần cần có những hình thức cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên đối với hoạt động tự học. Những hình thức này nên thực hiện cùng với công việc giảng dạy các học phần, Luận văn đề xuất các nhiệm vụ mà giáo viên có thể thực hiện là:
- Thực hiện giao nhiệm vụ tự học cho sinh viên: Sinh viên chỉ tự học, tự nghiên cứu khi họ có nhu cầu. Trong giai đoạn đầu, nhu cầu này xuất hiện từ việc phải thực hiện các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu do giáo viên giao; Để giúp sinh viên thực hiện được nhiệm vụ tự học của mình, giáo viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong
tài liệu với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó, giáo viên cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học môt cách hiệu quả nhất;
Hoàn thiện phương thức kiểm tra, đánh giá, thi và tốt nghiệp.
Kiểm tra giữa kỳ, thi hết môn, thi tốt nghiệp, là nhằm mục đích đánh giá chất lượng đào tạo và làm cơ sở đánh giá cho chuẩn đầu ra!
- Tăng cường những hình thức đánh giá hiệu quả: Bằng nhiều hình thức kiểm tra: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, bài tập, v.v.;
- Mỗi hình thức có một thế mạnh và hạn chế riêng trong kiểm tra các mặt chất lượng học tập của sinh viên;
- Cần có sự kết hợp giữa hình thức thi tự luận và hình thức thi trắc nghiệm trong thi hết môn cũng như thi tốt nghiệp để khắc phục những hạn chế của hai hình thức đánh giá này, đề thi dạng này thiết kế gồm hai phần cả trắc nghiệm và tự luận theo tỉ lệ tương đương nhau để đánh giá kết quả học tập của sinh viên; nên làm ngân hàng đề thi cho tất cả các môn học, tránh việc giáo viên vừa dạy, vừa ra đề và vừa chấm thi vì như thế là không khách quan, tạo điều kiện phát sinh tiêu cực trong thi cử;
- Nhằm tăng tính cọ sát của sinh viên với thực tế thì cần có những buổi hội thảo, trong các buổi này có thể mời thêm các doanh nghiệp bên ngoài.
- Thực hiện đánh giá theo năng lực: Đánh giá theo năng lực là một trong những định hướng thực hiện đánh giá hiện nay ở các trường cao đẳng, đại học;
Để thực hiện đánh giá năng lực sinh viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp, đồng thời cần xây dựng một hệ thống câu hỏi, tình huống, dự án phù hợp để phục vụ cho hoạt động đánh giá.
- Hoàn thiện công tác thanh, kiểm tra đào tạo với hoạt động đảm bảo chất lượng giảng dạy: Các hoạt động thanh, kiểm tra có mục đích ngăn ngừa và phòng chống tiêu cực trong giảng dạy và thi cử, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện các mục tiêu bảo đảm chất lượng đào tạo;
- Thanh, kiểm tra đào tạo là một biện pháp trọng tâm trong duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường; công tác này cần cần được
triển khai đầy đủ và hiệu quả thì sẽ là một nguồn cung cấp cho lãng đạo Nhà trường những thông tin được cập nhật thường xuyên và có tính chính xác về hoạt động của các đơn vị và cá nhân thuộc phạm vi quản lý; như vậy công tác thanh, kiểm tra đào tạo là một biện pháp giúp lãng đạo nhà trường thực hiện quản lý một cách hiệu quả các hoạt động đào tạo góp phần ổn định, duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo;
- Nhìn chung, công tác thanh, kiểm tra trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả tích cực về mặt khối lượng công việc, còn chất lượng công việc thì chưa thật sự tốt;
-Để có thể nâng cao chất lượng đào tạo thông qua công tác thanh, kiểm tra được hiệu quả hơn, thiết nghĩ nhà trường nên áp dụng biện pháp lắp Camera theo dõi quá trình giảng dạy tại các phòng học và kết nối thông tin để không những quản lý Nhà trường nắm bắt tình hình một các cập nhật mà qua đó phụ huynh học sinh cũng như xã hội có thể giám sát tình hình giảng dạy và học tập trong Nhà trường;
giải pháp này có nhiều lợi điểm cho công tác đào tạo và quảng bá thương hiệu của Trường trong toàn xã hội; giải pháp này cũng còn góp phần tiết kiệm nhân lực của Phòng thanh tra, giúp Phòng công tác học sinh sinh viên có thêm nhân lực thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu khác; để việc thanh, kiểm tra đi vào thực chất thì nhất thiết phải có sự tham gia thường xuyên của các Trưởng bộ môn; các giảng viên có nhiều kinh nghiệm không nên sử dụng những người không là giảng viên tham gia công tác này như hiện nay.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhà trường cần quan tâm và nắm bắt được nhu cầu của xã hội và các học viên nhằm xây dựng chương trình đào tạo phù hợp hơn theo từng giai đoạn để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với những trường khác.