Nâng cao công tác tuyển sinh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III (Trang 99 - 106)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2021

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

3.2.5 Nâng cao công tác tuyển sinh

Nhân tố quan trọng trong nhóm giải pháp ảnh hưởng đến sự công tác tuyển sinh tại các trường nghề là chiến lược tuyển sinh và truyền thông nội bộ. Kết quả cho thấy, các trường tuyển sinh được đủ chỉ tiêu và tỷ lệ tuyển sinh cao ở những ngành học có thế mạnh và làm tốt công tác thông tin truyền thông. Trước tình hình khó khăn chung về việc tuyển sinh đào tạo nghề chính qui của các cơ sở dạy nghề cả nước, Trường Cao Đẳng nghề GTVT TƯIII đã có nhiều nỗ lực đầu tư cho công tác tuyển sinh đào tạo nghề trên cơ sở lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác

tuyển sinh, chủ động quan hệ các trường phổ thông, các địa phương để tuyên truyền, thông tin và tư vấn tuyển sinh.

Để đạt được kết quả như mong muốn, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm chỉ đạo xuyên suốt và tạo điều kiện tối đa cho công tác tuyển sinh. Bên cạnh sự thống nhất và phối hợp thực hiện giữa các phòng, khoa trong công tác tuyển sinh, nhà trường thường xuyên đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;

xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề; tham gia tự kiểm định Cơ sở dạy nghề và chương trình dạy nghề. Như vậy, công tác tuyển sinh đối với các trường nghề luôn được đặt lên hàng đầu, bởi đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của nhà trường. Vì nhiều lý do công tác tuyển sinh luôn gặp khó khăn, một phần vì thói quen, do ảnh hưởng tâm lý gia đình và xã hội còn nặng về khoa bảng nên đa số khi tốt nghiệp PTTH các em đều có nguyện vọng học đại học. Hoạt động hướng nghiệp ở các trường PTCS đến PTTH phần lớn đều tập trung vào các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, hạn chế tư vấn vào các trường nghề, lựa chọn trường nghề là giải pháp cuối cùng khi không thể vào được đại học. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp mở ra chỉ cần tuyển lao động phổ thông mà không cần đào tạo nghề, chưa có sự kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường... Từ đó nhà trường cần hiện một số giải pháp trong công tác tuyển sinh. Cụ thể như:

- Quảng bá, tư vấn, giới thiệu về trường, các nghề đào tạo và sản phẩm đào tạo của trường đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.

- Nhà trường thường xuyên tổ chức khảo sát nhu cầu nhân lực, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh hằng năm, chủ động quan hệ các trường phổ thông, các địa phương để tuyên truyền, thông tin và tư vấn tuyển sinh. Hàng năm, nhà trường xây dựng và trình duyệt đề án phát triển về cơ sở vật chất, chương trình và giáo trình, trang thiết bị, phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên đáp ứng nhu cầu phát triển nhà trường về qui mô và chất lượng, tuyển sinh đào tạo các nghề trọng điểm cấp Asean và quốc tế.

- Kết hợp các trường phổ thông tổ chức đón các học sinh phổ thông đến tham quan cơ sở vật chất và giới thiệu các nghề đào tạo của trường. Thực hiện video, brochure, các pano tuyển sinh và giới thiệu về trường, các nghề đào tạo của trường.

Đồng thời tổ chức và tham gia ngày hội tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng, ngày hội việc làm của trường để thông tin, giới thiệu về trường. Nhằm giúp học sinh, sinh viên nghề có điều kiện học liên thông đại học, nhà trường cần liên kết với các trường đại học có uy tín chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu nâng cao trình độ của học sinh, sinh viên.

- Tạo mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố, vì vậy học sinh, sinh viên có điều kiện thực tập tại các cơ sở sản xuất cũng như nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm cho HSSV. Mối quan hệ giữa các trường đối với các đối tượng tuyển sinh có vai trò vô cùng quan trọng để thu hút người học.

Mối quan hệ này được tạo ra bởi danh tiếng nhà trường đang tuyển sinh, quan hệ đối với học viên hiện tại, học viên tiềm năng, dịch vụ chăm sóc thí sinh, sinh viên tương lai… Đa phần mối quan hệ này không mất tiền và nếu cần cũng rất ít chi phí.

Có thể thực hiện bằng các việc cụ thể:

Nhà trường cần làm sách cẩm nang tư vấn tuyển sinh:

Đến mùa tuyển sinh, các trường thường in rất nhiều tờ rơi, brochure, kỷ yếu… đi phân phát khắp nơi. Nếu không biết viết quảng bá thương hiệu trường ngắn, gọn, tạo sự thu hút học sinh, phụ huynh, chưa biết thôi thúc học sinh đăng ký thì nó trở nên phản tác dụng. Đa phần chúng đều bị vứt giữa đường, giữa trường hay sớm đi vào sọt rác. Các trường đang biến rất nhiều tiền của mình thành rác.

Làm sao bây giờ? Thay vì làm tờ rơi, hãy biến nó thành sách – công cụ Marketing hiệu quả.

Sách nên đưa những thông tin mang lại ích lợi cho học sinh chứ khơng phải liệt kê toàn số, chữ giới thiệu khô khốc về nhà trường. Học sinh thường quan tâm đến uy tín ngành, khả năng công vệc khi ra trường, học phí, những chính sách học tập, nội trú… Nếu giải quyết được những vấn đề đó càng cụ thể, thí sinh, phụ huynh càng tin tưởng. Đặt cái học sinh cần lên trên những điều nhà trường muốn. Đồng

thời, đưa những kinh nghiệm học tập hiệu quả, phương pháp ôn luyện thi, bài học từ tấm gương học tập tốt của trường… Sau đó mới đưa lồng những thông tin, hình ảnh tuyển sinh bắt mắt vui nhộn thì sẽ hiệu quả.

Một cuốn sách mỏng cũng tạo cảm giác giá trị hơn là tờ rơi. Cách cho cũng vô cùng quan trọng. Nên in một cái giá nào đó, đến chương trình thì tặng miễn phí cho những ai trực tiếp tham gia. Người nhận sẽ trân trọng cuốn sách, trân trọng giá trị đã ghi của nó như một món quà được ban ơn. Và quyển sách đó sẽ được cất ngay ngắn trên ngăn học tập, để lưu truyền nhiều ngày tháng, qua nhiều thế hệ học trò.

Tốt nhất là in sách thành cuốn nhỏ bỏ túi để học sinh dễ sử dụng.

- Tuyển sinh được đã khó, việc giữ người học còn khó hơn, bởi nhận thức của không ít HSSV cho rằng: học nghề chỉ là giải pháp tạm thời khi chưa chọn được trường phù hợp như mong muốn của mình. Xác định được vấn đề, nhà trường cần phải làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho HSSV. “Góc việc làm”

của trường đã cập nhật thường xuyên thông tin tuyển dụng các doanh nghiệp nhằm hổ trợ cho HSSV đảm bảo có việc làm ngay sau đào tạo. Từ đó khuyến khích, động viên tinh thần học tập, tạo điều kiện để HSSV có thể yêu và gắn bó với nghề ngay từ khi đang học.

- Giải pháp cốt lõi nhất cần tập chung chủ yếu vào việc thông tin, tuyên truyền rộng rãi tới người học về công tác tuyển sinh các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp và tăng cường kết nối giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp ra trường. Có thể nói, khi người học và xă hội hiểu rõ được về các ngành, nghề đào tạo, môi trường và chất lượng đào tạo cùng với những cam kết mạnh mẽ về việc bố trí việc làm cho người học ngay khi ra trường, với mức thu nhập được thông báo trước, thậm chí được tuyển dụng ngay cả khi đang c̣òn quá trình đào tạo tại nhà trường đă là hướng đi đúng và dần giải được bài toán khó trong công tác tuyển sinh của các nhà trường

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trường Cao Đẳng Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương III tính đến nay với hơn 40 năm hình thành và phát triển đã đạt được những thành tựu đặc biệt to lớn cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Đến nay, Nhà trường đã xây dựng và phát triển mình thành một trường Cao Đẳng Nghề: có uy tín không những trong nước mà còn trong khu vực ASEAN. Nguồn nhân lực do Nhà trường đào tạo bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành GTVT cũng như nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2020 và tương lai tới 2030, Việt Nam ngày càng đi sâu vào hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, khu vực Trung và Nam bộ nói chung đang và sẽ trở thành trung tâm phát triển đầy năng động; Khả năng cạnh tranh lành mạnh để tồn tại và phát triển của các trường Đại học ngày càng gay gắt mang tính sống còn; Trường Cao Đẳng Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương III muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải tìm ra con đường đi để tự khẳng định mình.

Theo Luận văn Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải TW III giai đoạn 2017 – 2021 là con đường không những Nhà trường nên đi mà chắc chắn phải đi.

Để có thể nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải TW III giai đoạn 2017 – 2021 thiết nghĩ các giải pháp mà học viên đã nêu có thể là chưa đủ, xong các nhóm giải pháp này có lẽ là cơ bản, mang tính cốt lõi đề nghị Nhà trường xem xét và chấp nhận triển khai sao cho thật hiệu quả đó cũng là tâm nguyện và sự mong ước đến tột đỉnh của học viên đối với sự phát triển bền vững trong tương lai của Nhà trường.

2. Kiến nghị

2.1 Đối với Bộ Giao thông vận tải

- Có chính sách đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên…

- Giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhà trường xây dựng và phát triển toàn diện, để đủ điều kiện và năng lực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các lĩnh vực trong xã hội nói chung và ngành GTVT nói riêng .

2.2 Đối với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

- Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề, cập nhật thông tin, kiến thức đáp ứng được các yêu cầu chung đề ra.

- Xây dựng và ban hành các chương trình khung, các mẫu biểu, sổ sách quản lý đào tạo cho phù hợp với thực tiễn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành…

- Thường xuyên tổ chức các hội thi như giáo viên dạy nghề giỏi, thi học sinh sinh viên giỏi…

2.3 Đối với Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương III

Đảng ủy và BGH trường cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề, coi đây là công viê ̣c tro ̣ng tâm, bước đột phá để nâng cao chất lượng đào ta ̣o, cu ̣ thể như sau:

- Tận du ̣ng mo ̣i mối quan hê ̣ trong và ngoài nước để tạo được các nguồn lực tốt cho nhà trường, trong đó có các hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về cơ sở vật chất về

tài liê ̣u chuyên môn, có chế đô ̣ đãi ngô ̣ cho GV tham gia các dự án của trường..

- Chăm lo hơn nữa tới viê ̣c nâng cao năng lực cho GV bằng cách ta ̣o điều kiện để GV được thường xuyên bồi dưỡng về trình độ và phương pháp giảng dạy.

- Cần chú trọng hơn công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý cấp tổ bộ môn, cấp Khoa để chọn được người có đủ năng lực, uy tín đảm nhiệm tốt nhiệm vụ.

- Có văn bản chính thức về triển khai phân công, phân cấp quản lý cu ̣ thể đến các khoa và các phòng ban chức năng về công tác quản lý hoạt động đào tạo trong sự phối hợp chặt chẽ với phòng Đào tạo của nhà trường và giữa các khoa, ngành nghề có liên quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)