Những thành công và yếu kém

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III (Trang 59 - 63)

Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG III GIAI ĐOẠN 2012-2016

2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012- 2016

2.3.1 Đánh giá của Trường

2.3.1.1 Những thành công và yếu kém

* Những thành công.

Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức rõ vai trò quan trọng của giao thông vận tải (GTVT), Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển GTVT, đáp ứng yêu cầu GTVT đi trước một bước để tạo tiền đề và thúc đẩy kinh tế phát triển; Trong những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược, các quy hoạch phát triển GTVT, ngành GTVT đã có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển mọi mặt của đất nước;

- Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến việc xây dựng nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo (KHĐT) phù hợp điều kiện thực tiễn của nhà trường và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của xã hội; Kịp thời phê duyệt kế hoạch của các phòng, khoa, trung tâm, tổ chuyên môn và giáo viên; thường xuyên tổ chức giao ban hàng tháng để theo dõi việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch, tiến độ cũng như đánh giá chất lượng của quá trình đào tạo;

- Phát động các phong trào nghiên cứu khoa học (NCKH), cải tiến kỹ thuật;

chọn cán bộ, giáo viên có năng lực và kinh nghiệm viết tài liệu và giáo trình giảng dạy; xây dựng được quy trình tuyển chọn giáo viên theo đúng quy định và tiêu chuẩn của bộ LĐTB&XH; thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường nhằm đẩy mạnh hoạt động tự học, tự rèn trong đội ngũ CBGV;

- Thường xuyên chỉ đạo phòng Đào tạo và lãnh đạo các đơn vị đào tạo quản lý tốt kế hoạch giảng dạy của giáo viên; xây dựng được các tiêu chí đánh giá xếp loại giáo án, tiết giảng, sáng kiến kinh nghiệm cũng như đồ dùng dạy học tự làm;

- Tổ chức tốt việc quán triệt nội quy, quy chế cũng như giáo dục nhận thức về nghề nghiệp, động cơ và trách nhiệm học tập cho mọi học sinh sinh viên đến học tại trường. Đồng thời, tổ chức tốt việc theo dõi kiểm tra, đánh giá tiết giảng phù hợp; quán triệt sâu rộng trong các bộ giáo viên tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Tổ chức tốt công tác quản lý, phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện các đề tài thiết bị dạy học tự làm; xây dựng được các nội quy, quy định trong việc sử dụng và khai thác tính năng thiết bị dạy học ở các phân xưởng thực tập;

- Quan tâm đầu tư kinh phí mua các trang thiết bị, phương tiện dạy học.

- Ngay từ đầu năm học, tất cả mọi cán bộ giáo viên được Ban giám hiệu quán triệt nội quy, quy chế, nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo của nhà trường;

đã xây dựng được kế hoạch, nội dung và các tiêu chí đánh giá các hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh sinh viên;

- Trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh sinh viên, nhà trường luôn coi trọng và thường xuyên giữ mối liên hệ với gia định và các cơ sở sản xuất, thực tập ngoài trường;

- Quản lý quỹ thời gian học tập của học sinh sinh viên cả ở trên lớp và thời gian tự học;

- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đều có trình độ chuẩn, có năng lực và nhiệt tình công tác, có lòng yêu nghề;

- Chất lượng đào tạo của trường ngày càng được nâng lên, uy tín của nhà trường ngày càng lan rộng, thương hiệu của Nhà trường ngày càng được khẳng định;

* Những yếu kém.

Một vài năm gần đây, nhà trường luôn tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển cả về quy mô đào tạo. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng, Nhà trường đã tích cực mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và chăm lo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, vẫn còn những việc làm, những điều kiện của hoạt động đào tạo vẫn chưa bắt kịp, đáp ứng với sự phát triển tốc độ nhanh của nhu cầu xã hội. Do vậy, vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế sau:

- Cán bộ quản lý chưa ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của công tác quản lý đào tạo nghề, vì vậy công tác này chưa được chú trọng, chưa phổ biến, giáo dục được sâu rộng đến đội ngũ giáo viên trẻ để họ nhận thức đúng đắn về vấn đề này;

- Về đội ngũ giáo viên: Hiện nay trong nhà trường đang trong thời gian chuyển giao thế hệ, do vậy đội ngũ giáo viên trẻ đang chiếm 2/3 trong tổng số giáo viên. Đội ngũ này đều là những người có trình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp trình độ đại học trở lên, nhanh nhẹn, nhiệt tình, ham học hỏi. Tuy nhiên, họ vẫn còn non kinh nghiệm, một số ít có tư tưởng thực dụng, nhất là trong cơ chế thị trường. Một số người vẫn chưa tự giác với công việc, còn đối phó, tinh thần trách nhiệm trong công tác chưa cao, từ đó dẫn đến hiệu quả thấp;

+ Việc quy hoạch đội ngũ cán bộ giáo viên chưa cụ thể, thiếu đồng bộ. Mặc dù, quy trình tuyển chọn giáo viên được xây dựng khá chặt chẽ, song công tác tổ chức thực

hiện còn rườm rà, thiếu khoa học; chế độ đãi ngộ đối với giáo viên vẫn còn thấp so với mặt bằng chung, nên chưa thu hút được cán bộ quản lý và giáo viên giỏi phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường;

+ Cũng còn một số giáo viên có hồ sơ giảng dạy chất lượng chưa cao, vẫn còn giờ giảng của giáo viên đạt trung bình, thậm chí không đạt yêu cầu; một số giáo viên còn coi nhẹ công tác soạn giảng, qua kiểm tra có nhiều giáo án chỉ đạt trung bình;

vẫn còn tình trạng “dạy chay” mặc dù nhà trường đã đầu tư thiết bị và phương tiện dạy học tương đối đầy đủ, hiện đại. Nhiều giáo viên khai thác sử dụng các phương tiện dạy học chưa đạt hiệu quả; công tác thao giảng, dự giờ, bình giảng ở các khoa, tổ chuyên môn chưa thực sự đi vào chiều sâu, còn chạy theo hình thức;

- Về nội dung chương trình đào tạo: Việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo chưa toàn diện, chưa thực sự đổi mới tiếp cận với khoa học công nghệ hiện nay và với những cách tiếp cận xây dựng chương trình mới như tiếp cận CDIO, tiếp cận năng lực, tiếp cận chuẩn đầu ra; nhà trường chưa có chuyên gia và cán bộ giáo viên có trình độ cao. Trong quá trình xây dựng nội dung chương trình vẫn còn những bất cập, không ổn định, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Việc ban hành các chương trình đào tạo chưa kịp thời. Do vậy dẫn đến việc ban hành các chương trình đào tạo chưa kịp thời, chậm với thời gian yêu cầu;

- Sự kết hợp giữa các mô đun thực hành theo chương trình đào tạo của nhà trường, với thực tiễn bên ngoài doanh nghiệp sản xuất còn hạn chế nhiều;

- Thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Một số máy móc, thiết bị được viện trợ của nước ngoài đã cũ, hỏng và lỗi thời so với thời đại. Một số tuy đã mua mới nhưng thiếu đồng bộ. Số lượng xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đã xuống cấp và còn ít so với lượng học sinh sinh viên;

- Đối tượng tuyển sinh vào trường có chất lượng còn thấp và không đồng đều, trong khi đó một số giáo viên chưa vận dụng được các phương pháp giảng dạy một cách tích cực trong quá trình lên lớp; mặt khác, về phía học sinh sinh viên chưa có phương pháp học tập tốt, chưa xác định rõ mục tiêu học tập, phong trào học tập,

rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp chưa cao, nhiều học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, còn chưa yên tâm học tập. Ngoài ra, công tác quản lý, giáo dục học sinh sinh viên đôi khi chưa được chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Một số học sinh sinh viên ở ngoại trú, không tập trung nên công tác quản lý học sinh sinh viên ngoài giờ lên lớp gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ học sinh sinh viên tốt nghiệp đạt khá, giỏi chưa cao chủ yếu đạt trung bình và trung bình khá.

- Về công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá: Công tác này vẫn chưa thường xuyên, mang tính hình thức, còn buông lỏng và còn nhiều bất cập, thiếu khách quan. Chưa có biện pháp cụ thể xử lý vi phạm sau kiểm tra, vì vậy chưa phát huy được tính tích cực của công tác kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)