Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG III GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG GIAI ĐOạN 2012-2016
2.2.3 Kết quả đào tạo của nhà trường giai đoạn 2012 – 2016
2.2.3.1 Kết quả học tập của sinh viên.
Trường đã có chủ trương và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp và quy trình kiểm tra, đánh giá phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù của các môn học. Trong năm gần đây, nhà trường đã có những chính sách, biện pháp khuyến khích cán bộ, giáo viên và đã có những kết quả ban đầu trong nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy và học. Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ của sản xuất, kinh doanh trên thế giới và trong khu vực.
Bảng 2.4: Thống kê kết quả học tập của HSSV hệ dài hạn.
Năm học Lượt HSSV dự xét
Xuất
sắc/Giỏi Khá TB khá TB Yếu/Kém
SL TL
% SL TL
% SL TL
% SL TL
% SL TL
% 2012 1123 15 1.3 296 26.4 457 40.7 337 30.0 18 1.6 2013 1584 26 1.6 394 24.9 721 45.5 422 26.6 21 1.3 2014 1452 32 2.2 379 26.1 618 42.6 398 27.4 25 1.7 2015 1951 77 4.0 702 36.0 847 43.4 198 10.2 127 6.5 2016 1754 24 1.3 461 25.0 854 46.4 483 26.2 23 1.3 Nguồn Phòng đào tạo - trường Cao đẳng nghề GTVTTW III.
Từ bảng 2.4 cho thấy học lực của HSSV ở mức trung bình khá (chiếm gần một nửa), tỷ lệ HSSV có học lực xuất sắc, giỏi chưa cao. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh sinh viên đạt loại khá dao động trong khoảng 25% là đạt yêu cầu. Số sinh viên yếu kém dưới 2%. Cá biệt năm học 2015-2016 là tăng 6,5% trong khi tỷ lệ HSSV đạt loại khá năm này cũng tăng hơn so với các năm khác (36%). Trước những đòi hỏi khắt khe từ xã hội, và sự cạnh tranh thị phần khẳng định vị thế của các trường đào
tạo nghề trên địa bàn. Điều đó khiến Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đề ra phương hướng và nhắm đến mục tiêu phấn đấu trở thành một trường đào tạo nghề trọng điểm quốc gia để dần hình thành một thương hiệu đào tạo nghề khu vực phía nam. Vì vậy những năm gần đây với sự đồng lòng hợp sức giữa Ban giám hiệu cùng tập thể giáo viên công nhân viên nhà trường phấn đấu với phương hướng đạt mục tiêu đề ra và kết quả dần được cải thiện và bước đầu khẳng định được vị thế của một trường đào tạo nghề.
2.2.3.2 Học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trong đào tạo nghề việc đánh giá kết quả học tập thông qua thi cử và kiểm tra tay nghề học viên mới chỉ là việc đánh giá chủ quan từ nhà trường. Mục đích xét về hiệu quả của xã hội là tỷ lệ số lao động đã qua đào tạo có đáp ứng được với nhu cầu thực tế của xã hội hay không và chi phí phải bỏ ra để đào tạo nghề có đạt được hiệu quả như mong muốn, điều đó phải thể hiện ở thực tế học sinh sinh viên ra trường có việc làm sau ba tháng phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Vì vậy nhà trường rất quan tâm đến việc sinh viên tốt nghiệp ra trường có được việc làm vì kết quả này phản ánh sự phù hợp giữa các ngành nghề đào tạo với nhu cầu xã hội. Bảng 2.5 là các thống kê học sinh, sinh viên ra trường sau ba tháng có việc làm trong 3 năm từ 2014 đến 2016.
Bảng 2.5 : Kết quả HS-SV có việc làm trong 3 tháng từ khi thi tốt nghiệp ( năm 2014- 2016 )
KHOA Số SV tốt nghiệp Số SV đã có việc làm Số SV chưa có việc làm Số SV không liên lạc được
Tỷ lệ SV có việc làm/ Số SV tốt nghiệp
2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016
Khoa ĐCN 39 42 38 26 37 33 5 1 0 8 4 5 75% 88% 86.8%
Khoa cơ khí
CT 3 33 40 3 31 37 0 0 0 0 2 3 100% 94% 92.5%
Khoa cơ khí
ĐL 82 85 84 42 71 70 12 6 14 28 8 0 51.2% 83.% 83.3%
Khoa
XDCTGT 41 22 11 21 15 7 10 1 0 10 6 4 52% 68% 63.6%
Khoa Kinh tế 17 21 14 6 8 6 3 8 0 8 5 8 35% 38% 42.9%
Tỏng 182 203 187 98 162 153 30 16 14 54 25 20 53.8% 79% 82%
- Nguồn: Phòng đào tạo trường Cao đẳng GTVT TWIII.
Qua bảng số liệu (bảng 2.5) cho thấy tỷ lệ học viên có việc làm trong vòng 3 tháng phù hợp với ngành nghề đào tạo tăng dần từ năm 2014 chỉ đạt 53.8% đến năm 2015 thì lên được 79% và năm 2016 đạt 82%. Các nghề thuộc khoa cơ khí chế tạo tỷ lệ có việc làm cao nhất nhưng số lượng người theo học còn hạn chế. Các nghề thuộc khoa kinh tế tỷ lệ học viên ra trường có việc làm thấp nhất. Các nghề thuộc khoa cơ khí động lực có số lượng học viên theo học nhiều nhất. Riêng nghề Cơ khí cắt gọt và nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí nhu cầu thị trường lao động rất cần. Vì vậy nhà trường cần tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động hậu đào tạo như: xúc tiến giới thiệu việc làm, khảo sát thị trường và tìm nguồn xuất khẩu lao động, đánh giá chất lượng học sinh ra trường, mở rộng quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, với mọi thành phần kinh tế và các địa phương, nhằm cải tiến, bổ sung nội dung chương trình, mở rộng và phát triển ngành nghề mới, thu hút đầu vào để phát triển quy mô đào tạo.