CƠ SỞ CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III (Trang 88 - 91)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2021

3.1 CƠ SỞ CỦA CÁC BIỆN PHÁP

3.1.1 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải đến năm 2021 của Bộ giao thông vận tải.

Để giải quyết vấn đề nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh của ngành giao thông vận tải trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước thì việc xây dựng “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giao thông vận tải giai đoạn 2011 – 2020” là hết sức cần thiết.

Với mục tiêu quy hoạch phát triển nhân lực ngành giao thông vận tải giai đoạn 2011 – 2020 là bước đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020 trong ngành giao thông vận tải; làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển nhân lực của ngành giao thông vận tải nói chung và của các cơ sở đào tạo của Bộ giao thông vận tải nói riêng. Đồng thời, trên cơ sở mục tiêu, nội dung của các giải pháp thực hiện quy hoạch để triển khai xây dựng cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện phát triển nhân lực của toàn ngành.

Với mục tiêu phát triển đào tạo nhân lực ngành giao thông vận tải phải bảo đảm gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; coi đầu tư cho đào tạo nhân lực là đầu tư phát triển; huy động toàn xã hội tham gia với tối đa hóa các nguồn lực có thể dành cho phát triển đào tạo nhân lực ngành giao thông vận tải.

Phát triển đào tạo nhân lực ngành giao thông vận tải là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, có tính chiến lược lâu dài; là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; là khâu đột phá có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu của kinh tế hóa ngành giao thông vận tải; bảo đảm nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ của từng vùng, từng địa phương và của các chuyên ngành, các lĩnh vực;

Phát triển, đào tạo nhân lực ngành giao thông vận tải phải bảo đảm gắn liền với việc bố trí, sử dụng, nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức người lao động; là nội dung quan trọng nhất và phải gắn kết với phát triển con người, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người;

Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải trên cơ sở tập trung cho các lĩnh vực mũi nhọn của ngành giao thông vận tải: hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ, đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển ngành giao thông vận tải; Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành giao thông vận tải tiếp cận trình độ quản lý, công nghệ tiên tiến trên thế giới; phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng nhân lực, tăng cường khả năng liên thông, liên kết giữa các bậc đào tạo.

Chiến lược phát triển: Đảng, Quốc hội, Chính phủ xác định đến năm 2020, nước ta cơ bản đã trở thành nước công nghiệp, do đó giao thông vận tải sẽ phải được phát triển về cơ bản để đáp ứng nhu cầu vận tải của nền kinh tế xã hội của một nước công nghiệp. Đặc biệt phát triển giao thông vận tải phải được ưu tiên đầu tư đi trước một bước.

Do đó, chiến lược phát triển tổng thể giao thông vận tải đến năm 2020 sẽ hình thành được một mạng lưới vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, sẽ hình thành các hành lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chính có khối lượng lớn, đó là trục đường sắt Bắc – Nam đảm nhiệm vận tải hành khách đường dài Bắc – Nam; vận tải ven biển đảm nhận vận tải hàng hoá Bắc – Nam, hàng không chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách đường dài và khách quốc tế; đường bộ đảm nhận vận tải đường ngắn; đường thuỷ nội địa đảm nhận vận tải hàng hoá cự ly trung bình và các loại hàng siêu trường, siêu trọng.

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trương Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III giai đoạn 2017-2021.

Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương III giai đoạn 2017 – 2021, định hướng đến năm 2030 có vai trò quyết định sự phát triển bền vững, nhằm xây dựng Trường thành cơ sở dạy nghề chất lượng cao, có nghề trọng điểm Cấp độ Quốc tế, Khu vực ASEAN và Quốc gia, đào tạo đa ngành, đa nghề, đa cấp độ, đa hệ; trường không ngừng phấn đấu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành GTVT và các ngành kinh tế xã hội khác, góp phần thiết thực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập Quốc tế.

Đặc biệt năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định 2633/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 10 năm 2012 phê duyệt dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2011-2015 của Trường Cao đẳng nghề GTVTTW III. Theo các Quyết định đó mục tiêu dài hạn của trường là đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, chương trình giáo trình, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề tập trung, đồng bộ đảm bảo chất lượng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, đưa đào tạo tiếp cận với thực tế sản xuất. Học sinh-sinh viên sau khi ra trường có trình độ đạt chuẩn Quốc gia, một số nghề đạt trình độ Quốc tế và khu vực ASEAN.

Định hướng của Trường Cao Đẳng Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương III đó là: phấn đấu, duy trì 10 giá trị và năng lực cốt lõi sau:

STT NỘI DUNG PHẤN ĐẤU

1 Phấn đấu trở thành trường đại học đa ngành có trình độ cao;

2 Lấy người học làm trung tâm.

3 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý.

4 Lấy chất lượng đào tạo làm đầu.

5 Gắn đào tạo với khoa học và chuyển giao công nghệ.

6 Có trách nhiệm và tạo niềm tin trong cộng đồng.

7 Công bằng và trung thực, tạo điều kiện học tập và bồi dưỡng suốt đời như nhau cho cộng đồng.

8 Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, dân tộc như tập trung trí tuệ, đoàn kết, cần cù . . .

9 Tích cực hợp tác quốc tế.

10 Tự chủ về tài chính và quản lý của nhà trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)