CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN

1.3.1. Nhân tố khách quan

- Pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý NSNN:

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi

NSNN nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. (Theo Nguyễn Ngọc Hùng, 2006)

Bên cạnh đó, định mức phân bổ, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.

Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi NS huyện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản lý chi NS huyện. Trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, địa phương được phân định rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho quản lý chi NS huyện đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng, rõ ràng, minh bạch và thể chế hóa thành Luật, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NS huyện.

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia:

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia là yếu tố có ý nghĩaquyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng của địa phương cũng như thu hút nguồn lực từ bên ngoài. Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia với đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở, mở rộng giao thương sẽ là cơ sở làm tăng nguồn thu, cơ cấu nguồn thu phong phú hơn, từ đó tăng thu ngân sách mỗi huyện. Bên cạnḥ đó, chi ngân sách huyện cũng phải bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia.

- Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới:

Tốc độ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế nước ta ngày một lớn và kéo theo đó là yêu cầu thay đổi, cải tiến của hàng loạt những hoạt động của nền kinh tế. Trong đó, quản lý ngân sách nhà nước là một trong những hoạt

động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nó cũng là một trong những yếu tố cần thiết được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới. Chính phủ đã có những biện pháp hết sức tích cực nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước, những biện pháp này được quán triệt thực hiện từ Trung ương đến địa phương.

-Yếu tố kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện

Quản lý chi NS huyện chịu ảnh hưởng bởi điều kiện KT-XH của cả nước nói chung và của tỉnh cũng như của huyện nói riêng. Tình trạng kinh - xã hội tế của tỉnh và huyện có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nguồn lực tài chính và các nguồn lực tài chính cũng tác động ngược trở lại hiệu quả quá trình đầu tư phát triển và hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững sẽ là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN giữ vị trí trung tâm, đóng vai trò trọng yếu trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính. (Theo Nguyễn Ngọc Hùng, 2006)

Tăng trưởng kinh tế là tiền đề để tạo tiền đề vật chất cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đạt được các mục tiêu khác về kinh tế (đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức), cũng như các mục tiêu về xã hội (nâng cao đời sống nhân dân, giảm thất nghiệp, giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa...), bảo vệ và cải thiện môi trường.

Thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh, huyện, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội sẽ quyết định khả năng nguồn thu và việc bố trí nguồn chi ngân sách huyện, do đó sẽ quyết định tới việc phân cấp nguồn thu, việc xác định thứ tự ưu tiên và cơ cấu bố trí chi ngân sách. Trong phân cấp ngân sách phải bảo đảm tính thống nhất, giữ vững vai trò chỉ đạo của NSTW, vai trò quyết định của ngân sách tỉnh trên địa bàn, tăng cường phân cấp cho cấp huyện để khuyến khích các địa phương chăm lo bồi dưỡng, khai thác tốt nguồn thu, chống thất thu, chống thất thoát, lãng phí trong sử dụng kinh phí ngân sách.

Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại, nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm, Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy các yếu tố KTXH có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện.

Quản lý chi NSNN xét cho cùng là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ thống KT-XH. Như vậy, quản lý phải luôn phù hợp với hệ thống KT-XH đó.

Quản lý không thể tách rời hạ tầng KT-XH, các yếu tố chính trị, đặc thù văn hóa.

Quản lý chi NSNN cấp huyện cũng phải phù hợp với thực trạng KT-XH của huyện. Điều kiện KT-XH phát triển sẽ đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu NS cũng phải thay đổi phù hợp với sự phát triển KT và mức thu nhập, mức sống dân cư. Khi trình độ phát triển KT-XH và mức thu nhập bình quân trên địa bàn thấp cũng như ý thức sử dụng các khoản chi chưa được đúng đắn, vẫn còn có tư tưởng bao cấp, ỷ lại sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, năng lực cán bộ quản lý: Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NS trên địa bàn huyện là trình độ quản lý và sử dụng NS của cấp chính quyền huyện cũng như của từng đơn vị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nếu đội ngũ cán bộ làm quản lý chi NSNN có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong trong quản lý chi NSNN, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra.

Trình độ lãnh đạo, quản lý của cấp chính quyền, của các đơn vị tốt và năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức tốt sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả chi NSNN trên địa bàn huyện và ngược lại.

Ngoài năng lực chuyên môn thì ý thức, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề của mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý chi NS. Khi đã có ý thức, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề thì mỗi cá nhân sẽ hết lòng vì công việc của mình, không vụ lợi, không che giấu khuyết điểm, sai phạm, không trốn tránh trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần vào việc hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đơn vị mà mình tham gia làm việc. (Theo Nguyễn Ngọc Hùng, 2006)

Thứ hai, công tác phổ biến và hướng dẫn luật NSNN của chính quyền huyện:

Nếu công tác này được huyện thực hiện thường xuyên, liên tục và có chất lượng thì sẽ hạn chế được rất nhiều sai sót của đơn vị. Bên cạnh đó, sự phối hợp quản lý giữa phòng TC-KH huyện với Sở Tài chính, với KBNN huyện, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn cũng là một yếu tố rất quan trọng. Sự phối hợp này càng chặt chẽ, nhịp nhàng thì kết quả quản lý chi NS trên địa bàn huyện sẽ ít mất thời gian để giải quyết những công việc mang tính sự vụ và sẽ đạt được hiệu quả cao hoặc ngược lại.

Thứ ba, cơ cấu máy quản lý: Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu chi ngân sách; việc quy định mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận và cán bộ quản lý thu, chi, giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi NSNN. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm dụng quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ có năng lực trình độ thấp, đạo đức bị tha hoá thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. (Theo Nguyễn Ngọc Hùng, 2006)

Thứ tư, Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN huyện:

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN cấp huyện. Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ được giao, cần phải phát triển hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách. Hiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành

chính, nhất là hiện đại hóa nền tài chính công, hoạt động của mạng thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông, các văn bản, tài liệu được thực hiện dưới dạng điện tử; trong đó có việc triển khai thực hiện hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc - Tabmis đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w