Thực trạng lập dự toán chi ngân sách

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 67)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

3.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

3.3.1. Thực trạng lập dự toán chi ngân sách

Việc lập dự toán chi NS huyện Yên Dũng được căn cứ vào:

- Chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước nói chung, của tỉnh Bắc Giang và huyện Yên Dũng nói riêng; Các chủ trương, chính sách của Nhà nước về hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động an ninh - quốc phòng và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định.

Dựa vào căn cứ này sẽ giúp cho việc xây dựng dự toán chi thường xuyên của NSNN có một cách nhìn tổng quát về những mục tiêu và nhiệm vụ mà NSNN phải hướng tới.

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của huyện Yên Dũng; Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí NSNN kỳ kế hoạch. Đây chính là việc cụ thể hóa các chủ trương của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển KT- XH kết hợp với các định mức chi sẽ là những yếu tố cơ bản để xác lập dự toán chi của NSNN.- Các chính sách, chế độ, định mức của NSNN hiện hành;

- Quyết định phân cấp nhiệm vụ chi NS địa phương của HĐND tỉnh trong thời kỳ ổn định NS ở địa phương;

- Số kiểm tra về dự toán chi NS huyện do Sở Tài chính tỉnh thông báo;

- Kết quả phân tích tình hình thực hiện dự toán chi NS huyện năm hiện hành và năm trước;

- Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch. Khả năng này phải dựa vào cơ cấu nguồn thu NSNN trên địa bàn huyện kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu NS kỳ kế hoạch.

- Quy trình lập dự toán:

Trong lập dự toán chi NSNN của huyện Yên Dũng trong giai đoạn từ năm 2015-2019 được thực hiện tương đối tốt theo đúng quy định của pháp luật. Hàng

năm, căn cứ vào luật NSNN, các văn bản hướng dẫn lập dự toán NS của BTC, Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực tài chính là Phòng TC-KH thực hiện triển khai hướng dẫn đến các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn lập dự toán, trong đó bao gồm về lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp BHXH, chi chuyên môn cũng như đặc thù và những nhiệm vụ phát sinh khác dự kiến phát sinh trong năm kế hoạch. Phòng TC- KH thực hiện chức năng là đầu mối tổng hợp dự toán chung toàn huyện báo cáo UBND huyện sau đó thông qua HĐND huyện trước khi trình lên Sở TC để báo cáo về nội dung chi thường xuyên và trình Sở Kế hoạch đầu tư về dự toán chi đầu tư phát triển để tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh và thông qua HĐND tỉnh trong kỳ họp HĐND về phân bổ dự toán cho toàn tỉnh trong đó có huyện Yên Dũng.

- Phân bổ dự toán chi thường xuyên:

Căn cứ vào phân bổ dự toán NS thu - chi của tỉnh Bắc Giang cho huyện Yên Dũng, phòng TC-KH thực hiện phân bổ ngân sách được giao báo cáo UBND huyện, Huyện ủy, thông qua Ban KT-XH của HĐND thẩm tra số liệu trước khi đưa ra HĐND huyện trong kỳ họp HĐND vào tháng 12 để phê duyệt dự toán NS năm sau.

Trên cơ sở dự toán được HĐND huyện phê duyệt, UBND huyện chỉ đạo Phòng TC- KH thực hiện giao dự toán NS chi tiết cho từng đơn vị sử dụng NS cũng như các xã, thị trấn.

+ Đối với việc phân bổ dự toán chi sự nghiệp kinh tế: đã tập trung ưu tiên triển khai các cơ chế chính sách phát triển, các chương trình dự án trọng điểm của huyện như phát triển các nghề truyền thống, phát triển hệ thống chợ nông

thôn, phát triển mạng lưới đường giao thông và bê tông hóa kênh mương ở các xã, thị trấn.

+ Đối với việc phân bổ dự toán chi lĩnh vực văn hóa - xã hội: đã ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đề án giải quyết giáo viên dôi dư, giáo viên không đáp ứng yêu cầu dạy học, kiên cố hóa trường, lớp học, trường đạt chuẩn quốc gia, xã đạt đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, xã có thiết chế văn hóa thông tin đạt chuẩn

quốc gia, các mô hình điển hình tiên tiến; ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đề án xóa đói giảm nghèo, …

+ Đối với việc phân bổ dự toán chi đảm bảo ANQP: đã ưu tiên triển khai thực hiện các đợt diễn tập chiến đấu trị an, đề án xây dựng lực lượng công an, lực lượng dân quân tự vệ cấp xã vững mạnh…

+ Đối với quản lý hành chính: đã ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đề án cải cách hành chính, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý văn bản theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, nâng cấp trung tâm giao dịch 1 cửa cấp huyện cấp xã, đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin từ huyện xuống xã…

+ Việc phân bổ kinh phí cho các đơn vị Hành chính sự nghiệp chủ yếu được tiến hành theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về giao khoán biên chế, kinh phí.

+ Đối với phân bổ dự toán thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình có mục tiêu của Chính phủ, trên cơ sở dự toán được tỉnh giao, UBND huyện đã giao dự toán theo tinh thần lồng ghép kinh phí để triển khai thực hiện cho hiệu quả như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 800/QĐ-TTg.

- Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư:

Thực hiện theo Nghị quyết của CP và chỉ thị số 1792/TTg về kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan tài chính chuyên môn thực hiện phân bổ vốn kế hoạch đầu tư xây dựng theo nguyên tắc:

+ Vốn đầu tư phải được bố trí theo thứ tự ưu tiên trả nợ cho các dự án đã hoàn thành và đi vào sử dụng trước đồng thời ưu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng tái định cư, các dự án mang tính trọng điểm của huyện cũng như của tỉnh, các công trình xây dựng với mục đích công cộng phúc lợi xã hội sau đó mới đến các dự án xây dựng khác.

+ Vốn cần được bố trí tập trung, hợp lý cân đối cho các công trình không bố trí dàn trải vốn với lượng vốn manh mún.

+ Không bố trí cho những công trình dự án đã kéo dài, không có hiệu quả.

+ Hồ sơ dự án phải đảm bảo tiến độ, đúng quy trình (dự án phải được phê duyệt trước ngày 30/10 năm nay).

Căn cứ số vốn đầu tư phát triển huyện được tỉnh phân trong năm dự toán, trên cơ sở tổng hợp các nhu cầu vốn của các chủ đầu tư, các đơn vị, Phòng TC-KH thực hiện phân bổ vốn, báo cáo UBND huyện và trình HĐND huyện cùng với dự toán chi thường xuyên trong kỳ họp tháng 12 để HĐND huyện xem xét phê chuẩn.

UBND huyện thực hiện giao kế hoạch vốn đầu tư dựa trên nghị quyết HĐND huyện về dự toán được duyệt đảm bảo vốn được phân phù hợp với mục tiêu và kế hoạch phát triển KT, XH của huyện trong thời gian tới. Dự toán chi NSNN huyện Yên Dũng giai đoạn 2015 - 2019 được thể hiện qua bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7: Cơ cấu các khoản chi trong dự toán giai đoạn 2015-2019

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

TT Nội dung DT Tỉ trọng DT Tỉ trọng DT Tỉ trọng DT Tỉ trọng DT Tỉ trọng

Tổng chi NS huyện 211.301 100% 251.853 100% 285.005 100% 291.961 100% 314.837 100%

A Chi đầu tư XDCB 37.240 17,62% 17.611 6,99% 29.420 10,32% 26.935 9,23% 49.734 15,80%

1 Chi đầu tư XDCB vốn tập trung 9.490 4,49% 11 0,00% 9.420 3,31% 10.935 3,75% 22.534 7,16%

2 Chi đầu tư XDCB nguồn tiền đất 27.750 13,13% 17.600 6,99% 20.000 7,02% 16.000 5,48% 27.200 8,64%

B Chi thường xuyên 174.061 82,38% 234.242 93,01% 255.585 89,68% 265.026 90,77% 265.103 84,20%

1 SN kinh tế 3.788 1,79% 7.234 2,87% 7.017 2,46% 7.571 2,59% 7.477 2,37%

- SN giao thông 1.494 0,71% 1.809 0,72% 2.012 0,71% 2.181 0,75% 2.087 0,66%

- SN nông, lâm thủy lợi 1015 0,48% 3358 1,33% 2800 0,98% 2999 1,03% 2999 0,95%

- SN KT thị chính MSSC 516 0,24% 542 0,22% 606 0,21% 670 0,23% 0,00%

- SN kinh tế khác 763 0,36% 1.525 0,61% 1599 0,56% 1721 0,59% 2391 0,76%

2 SN môi trường 1706 0,81% 2.188 0,87% 3703 1,30% 4585 1,57% 4858 1,54%

3 SN Giáo dục 95640 45,26% 132.296 52,53% 149945 52,61% 152050 52,08% 147243 46,77%

4 SN y tế 1.407 0,67% 1.664 0,66% 1.575 0,55% 3.234 1,11% 2.371 0,75%

5 SN Khoa học CN 128 0,06% 158 0,06% 158 0,06% 160 0,05% 180 0,06%

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

TT Nội dung DT Tỉ trọng DT Tỉ trọng DT Tỉ trọng DT Tỉ trọng DT Tỉ trọng

6 SN Văn hóa TT 787 0,37% 1.112 0,44% 1.072 0,38% 1.126 0,39% 1.156 0,37%

7 SN Phát thanh TT 898 0,42% 1082 0,43% 1.036 0,36% 1.085 0,37% 1091 0,35%

8 SN Thể thao 552 0,26% 683 0,27% 622 0,22% 651 0,22% 814 0,26%

9 Bảo đảm xã hội 19.166 9,07% 21.374 8,49% 20.438 7,17% 21.636 7,41% 23.096 7,34%

10 Chi quản lý hành chính 43.076 20,39% 57.028 22,64% 58.937 20,68% 61.517 21,07% 63.084 20,04%

11 An ninh quốc phòng 3.209 1,52% 5.313 2,11% 5.250 1,84% 5.411 1,85% 5.386 1,71%

- Quốc phòng 2873 1,36% 4938 1,96% 4859 1,70% 5001 1,71% 4969 1,58%

- An ninh 336 0,16% 375 0,15% 391 0,14% 410 0,14% 417 0,13%

12 Chi khác ngân sách 510 0,24% 510 0,20% 852 0,30% 1290 0,44% 2305 0,73%

13 Dự phòng NS 3.194 1,51% 3.600 1,43% 4.980 1,75% 4.710 1,61% 6.042 1,92%

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2015-2019

Qua kết quả dự toán giao hàng năm giai đoạn 2015-2019 cho thấy giao dự toán hàng năm có sự biến động qua các năm. Trong đó cơ cấu cho chi đầu tư thay đổi: năm 2015 chiếm 17,62% trong cơ cấu chi ngân sách thì đến năm 2016 tỉ lệ này giảm còn 6,99% và đến năm 2017 tăng lên 10,32%; giảm nhẹ ở dự toán năm 2018 xuống còn 9,23%. Sang đến năm 2019, tỷ lệ chi đầu tư trong cơ cấu dự toán chi có sự tăng đáng kể (lên 15,8%) do nền kinh tế cả nước bước qua giai đoạn khủng hoảng và bắt đầu tăng trưởng phục hồi trở lại kéo theo NSNN tăng, đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng KT được chú trọng. Vì vậy, cơ cấu chi đầu tư tăng lên.

Ngược lại với sự thay đổi của chi đầu tư, cơ cấu chi thường xuyên biến động không nhiều có sự ổn định qua các năm, cơ cấu chi thường xuyên năm 2015 chiếm 82,38%, sang năm 2016 con số này là 93,01%, năm 2017 là 89,68%, năm 2018 là 90,77% và năm 2019 là 84,2%. Qua số liệu này có thể thấy, qua kênh ngân sách phần chi chủ yếu là chi thường xuyên, nhu cầu chi thường xuyên chiếm phần lớn chi ngân sách của huyện, chi đầu tư qua kênh ngân sách tương đối thấp. Đây là điều tương đối phù hợp vì chi đầu tư phát triển cần nguồn vốn lớn được thực hiện qua kênh đầu tư.

Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi thường xuyên là chi SN, chi cho SN giáo dục do tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chi sự nghiệp giáo dục không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2015 là 95.640 triệu đồng chiếm 45,26% trong tổng cơ cấu chi ngân sách, đến năm 2019 là 147.243 triệu đồng, tăng 51.603 triệu đồng chiếm 46,77% trong tổng cơ cấu chi ngân sách. Trong đó, tập trung vào các khoản chi cải cách tiền lương, chi đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp giáo dục.

Bên cạnh đó các sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với tổng chi như quản lý Nhà nước, đảm bảo xã hội, y tế cũng khá cao cho thấy chính sách của Nhà nước tập trung rất lớn vào các mảng giáo dục đào tạo, an sinh xã hội. Đối với các sự nghiệp khoa học công nghệ, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, môi trường, an ninh quốc phòng kinh phí chiếm tỷ trọng thấp, điều này cho thấy kinh phí chỉ để duy trì bộ máy hoạt động, không đủ nguồn để tạo môi trường phát triển, nghiên cứu.

Để đánh giá kết quả thực hiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng, tác giả đã phỏng vấn 30 cán bộ quản lý các cấp và cán bộ tại đơn vị sử dụng ngân sách về các cơ sở khoa học của công tác lập dự toán chi NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng.

Bảng3.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá về cơ sở khoa học của dự toán chi NSNN của huyện Yên Dũng(sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không

đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý)

Nội dung đánh giá Điểm trung

bình 1. Việc lập dự toán theo phương pháp tổng hợp của UBND huyện đã

phù hợp 2,58

2. Dự toán được lập theo đúng các biểu mẫu quy định 4,72

3. Dự toán được lập theo đúng quy trình 4,72

4. Thời gian lập dự toán hiện nay là phù hợp 4,6

5. Dự toán chi còn nặng nề về hình thức, chủ yếu là dựa vào sự phân bổ ngân sách từ cấp tỉnh 4,73

6. Dự toán dựa trên đánh giá nhu cầu chi thực tế ở địa phương 2,53 7. Dự toán được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp và có sự chủ

động, phối kết hợp của các đơn vị liên quan 2,76

8. Dự toán được lập nhiều khi còn dựa vào ý chí chủ quan của người quản lý 3,83

9. Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu lạc hậu, thiếu, chưa đồng bộ 4,33 10. UBND huyện tiến hành công khai dự toán đúng thời gian, hình

thức, nội dung theo đúng quy định 4,5

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát Qua bảng 3.8 có thể thấy ý kiến đánh giá về cơ sở khoa học của dự toán chi NSNN của huyện Yên Dũng có điểm trung bình 2,53< 4,73. Trong đó ý kiến đánh giá Dự toán chi còn nặng nề về hình thức, chủ yếu là dựa vào sự phân bổ ngân sách từ cấp tỉnh là cao nhất với điểm trung bình 4,73; điều này phù hợp với nhận thức

của cán bộ quản lý về tình hình thực tế dự toán chi NSNN cấp huyện hiện nay. Ý kiến nhận xét dự toán được lập theo đúng các biểu mẫu quy định và dự toán được lập theo đúng quy trình xếp thứ 2 với điểm trung bình 4,72.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w