Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Dũng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 92)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

4.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Dũng

Chấp hành chi ngân sách huyện có ý nghĩa quan trọng trong quyết định hiệu quả hoạt động ngân sách cũng như từ lập dự toán đề ra. Hoàn thiện chấp hành dự toán chi ngân sách nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội

chính vì vậy quản lý tốt chấp hành chi NSNN trên địa bàn huyện đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định đến hiệu quả quản lý chi NSNN chung của toàn huyện. Để quản lý tốt chấp hành chi NS của huyện cần hoàn thiện tốt chấp hành chi NS, cụ thể:

Thứ nhất, về chi đầu tư phát triển:

- Cần có sự đổi mới phương thức bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải gây lãng phí thất thoát nguồn lực; bố trí đủ nguồn mới tổ chức khởi công xây dựng, chấm dứt tình trạng đầu tư không đúng quy hoạch, phân tán nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Bản chất của việc cấp vốn là Nhà nước mà chủ đầu tư là đại diện mua lại sản phẩm xây dựng, lắp đặt, thiết bị công nghệ và các sản phẩm xây dựng khác của các nhà thầu. Do đó, việc cung cấp đúng, cấp đủ tức là cấp đúng giá trị của hàng hóa xây dựng cơ bản. Cơ chế cấp phát thanh toán vốn đầu tư là nhân tố quan trọng trong việc giảm thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng góp phần nâng cao hiệu quả vốn NSNN, nâng cao chất lượng công trình.

- Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương, phải tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn theo quy định của Luật NSNN như tạm ứng vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước, đề nghị ghi vốn trái phiếu Chính phủ...

- Cùng với việc phân cấp, phân quyền cho đơn vị cấp cơ sở, để giảm thủ tục hành chính cơ quan quản lý Nhà nước chỉ cần tập trung vào khâu đầu của quá trình hình thành dự án: Khâu quyết định đầu tư dự án. Kho bạc Nhà nước chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc kiểm soát, thanh toán cho nhà thầu theo đúng quy định của Nhà nước.

- Hoàn thiện và ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư, phân định cụ thể hơn về chức năng, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trọng việc huy động và sử dụng vốn đầu tư. Đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính trong việc rút vốn, giải ngân các dự án như đơn giản hóa khâu thẩm định dự án, tổ chức đấu thầu, xét thầu, ký kết hợp đồng…

- Trong quá trình tổ chức thực hiện cần thường xuyên đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; đối với những dự án, công trình thực hiện không đúng tiến độ phải kịp thời quyết định hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh để chuyển vốn cho những dự án có tiến độ triển khai minh bạch, có khả năng hoàn thành nhưng chưa được bố trí đủ vốn.

Thứ hai, về chi thường xuyên:

Từ khi Luật NSNN được ban hành và áp dụng đến nay, chi ngân sách huyện Yên Dũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chi thường xuyên đã đảm bảo ít nhất mức tối thiểu cho hoạt động của bộ máy chính quyền huyện. Vì thế hiệu lực quản lý Nhà nước được giữ vững, vai trò của các tổ chức đoàn thể được nêu cao và phát huy tác dụng; các phong trào phát triển, sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa xã hội được đảm bảo, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; đời sống kinh tế - xã hội của địa phương được của thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người tăng làm cho bộ mặt của huyện có nhiều thay đổi, uy tín của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện được củng cố và giữ vững. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt công tác chi thường xuyên, đáp ứng với nhu cầu phát triển của huyện, ta cần hoàn thiện theo các nội dung sau:

- Đổi mới cơ cấu chi theo hướng ưu tiên chi cho con người, tăng tỷ trọng chi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế cũng như đảm bảo xã hội phục vụ an sinh xã hội.

- Đối với cơ quan quản lý hành chính: Bố trí đủ nguồn lực chi cho cán bộ công chức, viên chức đúng theo chính sách chế độ Nhà nước. Mở rộng khoán biên chế, khoán kinh phí cho các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; gắn trách nhiệm chi tiêu ngân sách với cải cách hành chính.

- Đối với chi đảm bảo xã hội: Nhà nước đảm bảo toàn bộ hoặc một phần đối tượng chính sách xã hội, giảm bao cấp đối với những đối tượng có điều kiện.

- Đối với chi sự nghiệp kinh tế: Tập trung ngân sách cho những chương trình dự án trọng điểm, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa, cây vụ

đông, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khóa học công nghệ mới, sản xuất nông sản hàng hóa, chăn nuôi tập trung, đảm bảo môi trường phát triển bền vững; quan tâm chi kiến thiết thị chính, quy hoạch đô thị.

- Đối với sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa: Cần huy động các nguồn lực cùng với NSNN để thực hiện các mục tiêu phát triển y tế, giáo dục. Phát triển các đơn vị sự nghiệp có thu có khả năng hạch toán để cân đối nguồn chi.

- Đổi mới quy trình chi tiêu ngân sách tại đơn vị thụ hưởng ngân sách theo hướng: Cơ quan tài chính làm nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính, hướng dẫn chế độ chi tiêu và kiểm tra việc chấp hành chế độ QLNS, công tác hạch toán kế toán tại đơn vị. Đơn vị thụ hưởng ngân sách lập kế hoạch chi tiêu, theo yêu cầu của chủ tài khoản, Kho bạc Nhà nước thanh toán trực tiếp cho các đơn vị đối tác cung ứng dịch vụ, ứng dụng trả lương cán bộ công nhân viên qua tài khoản, đơn vị thụ hưởng ngân sách được phép rút tiền mặc về quỹ để chi tiêu đối với các khoản chi nhỏ, lẻ hàng ngày. Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, cấp phát các khoản chi theo dự toán chi tiết đã được cơ quan tài chính duyệt:

+ Cấp phát ngân sách: Thống nhất hình thức cấp phát ngân sách, cải cách thủ tục cấp phát ngân sách, bỏ bớt những khâu trung gian, mở rộng cấp thẳng cho đơn vị sử dụng ngân sách theo dự toán ngân sách đã được phê duyệt; thực hiện phổ biến và niêm yết công khai quy trình, thủ tục cấp phát, quy trình thanh toán kinh phí ngân sách. Hạn chế tình trạng một số đơn vị được nhiều cấp ngân sách cùng thực hiện cấp phát cho một nội dung hoạt động, giúp cho việc theo dõi, hạch toán và quyết toán ngân sách được đơn giản, hiệu quả.

+ Đổi mới trong quản lý ngân sách gắn liền với cải cách hành chính. Loại bỏ các khâu, các thủ tục dễ gây phiền hà trong quản lý. Phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính và hệ thống kế toán, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng NSNN tại địa phương.

+ Khi phát sinh các công việc đột xuất như khắc phục hậu quả thiên tai, dịch họa và các nhu cầu chi cấp thiết chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán được giao mà sau khi sắp xếp lại các khoản chi, cơ quan chủ quản đơn vị sử dụng

ngân sách không xử lý được thì từng cấp phải chủ động sử dụng dự phòng cấp mình để xử lý. Nếu không còn dự phòng ngân sách thì sắp xếp lại chi để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất.

+ Trong quá trình thực hiện dự toán năm, các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị sử dụng NSNN chủ động đánh giá, phân tích cụ thể kết quả đạt được và những yếu kém trong quá trình quản lý điều hành thu - chi ngân sách năm trước, giai đoạn trước, để kịp thời rút kinh nghiệm.

4.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Yên Dũng

Thực hiện quyết toán chi NS là thực hiện kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu sau một năm thực hành chi NS theo dự toán được duyệt để phân tích với mục đích nhằm đánh giá kết quả chấp hành dự toán chi NS. Từ đó giúp UBND huyện cùng các cơ quan quản lý NS của huyện có thể đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí, tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp và bài học kinh nghiệm cho công tác lập, chấp hành ngân sách năm sau. Để công tác quản lý trong quyết toán NS đạt hiệu quả cao cần thực hiện :

- Tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm đối với các trường hợp các cơ quan, đơn vị, các chủ đầu tư quyết toán sai định mức, chế độ và đơn giá, với số lượng lớn.

- Cần có sự chỉ đạo sát sao đảm bảo yêu cầu quyết toán phải theo đúng số thực chi được chấp nhận theo quy định, số liệu quyết toán cần phải thực hiện trên cơ sở định mức chi tiêu theo Luật định, đúng cơ chế quản lý ngân sách. Trong quyết toán cho chi đầu tư xây dựng cần thực hiện tổng hợp quyết toán theo đúng tổng múc đầu tư đã thực hiện. Riêng đối với quyết toán chi đầu tư phải đảm bảo chính xác đầy đủ tổng mức vốn đầu tư đã thực hiện, phân định rõ ràng nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động hoặc chi phí không thành tài sản của dự án. Qua quyết toán xác định số lượng, năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, xử lý kịp thời và phát huy hiệu quả của dự án đầu tư đã hoàn thành. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm

của chủ đầu tư, cấp trên chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư trong quá trình quản lý, sử dụng.

- Để quyết toán NS đạt hiệu quả tốt phù hợp mục tiêu cũng như dự toán lập ra đầu năm trong công tác quyết toán chi NS cần đảm bảo yêu cầu hạn chế nội dung chi chuyển nguồn sang năm sau, khi đã hết nhiệm vụ chi thì phải nộp trả NSNN, để đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệmvụ chi, đồng thời số quyết toán phản ảnh đúng thực chất số đã chi.

- Đảm bảo quyết toán chi NSNN phải phản ánh đánh giá được tính hiệu quả từ khâu chấp hành chi NS, tính hiệu lực từ khâu lập dự toán chi. Quản lý tốt khâu quyết toán chi giúp người quản lý, lãnh đạo nắm được hiệu quả đạt được trong một năm thực hiện chi NS từ đó đánh giá được mục tiêu đề ra trong năm đạt được đến đâu, các chính sách đặt ra cho công tác chi NS có đạt được hiệu quả. Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi quyết toán chi NS được thực hiện đúng đắn từ cấp đơn vị đến khâu tổng hợp chung mang lại số liệu có tính chính xác cao phản ánh bao quát nhất quá trình thực hiện chi NS.

- Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán chi đầu tư dự án, công trình hoàn thành và quyết toán chi đầu tư là cơ quan tài chính cần thực hiện quyết toán theo đúng quy định, đúng thủ tục chính sách về quyết toán vốn đầu tư xây dựng để đưa ra kết quả thẩm tra chính xác dựa trên số liệu được cung cấp từ hồ sơ dự án đầu tư được chủ đầu tư cung cấp.

- Quản lý quyết toán NSNN cần đưa công tác quyết toán hướng tới tuân thủ nguyên tắc quyết toán từ dưới lên. Tức là cơ quan tài chính cấp trên dựa theo số quyết toán của cơ quan tài chính cũng như đơn vị dự toán để tổng hợp quyết toán.

Đối với quyết toán của huyện, đơn vị phụ trách quyết toán là phòng TC-KH cần căn cứ có sự đối chiếu và dựa trên kết quả số quyết toán của các đơn vị để tổng hợp quyết toán của toàn huyện, chỉ khi số quyết toán này trùng khớp mới thực hiện báo cáo lên cơ quan cấp trên.

Trong công tác quản lý quyết toán và kiểm tra quyết toán nhất thiết phải có sự phối hợp thông tin giữa cơ quan quản lý và cơ quan cấp phát. Thực trạng theo số

thực chi được chấp nhận theo quy định, không quyết toán theo số chuẩn chi hoặc số cấp phát. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu nhằm đạt hiệu quả trong công tác quyết toán chi của toàn huyện nói chung.

- Cơ quan tài chính chuyên môn cần thực hiện hướng dẫn cũng như có văn bản yêu cầu các đơn vị dự toán trên toàn huyện thực hiện quyết toán, trong đó cần lưu ý quyết toán phải có thuyết minh chi tiết phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán đầu năm đã được phân bổ, đi sâu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chính sách, chế độ....

làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng dự toán những năm tiếp theo.

- Kiên quyết xuất toán các khoản chi không đúng nguồn ngân sách trong dự toán được giao. Yêu cầu các đơn vị chưa tự chủ ngân sách mà còn tồn quỹ trong khi đã hết nhiệm vụ chi thì phải nộp trả ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường sự phối hợp của KBNN huyện, Sở Tài chính, phòng TC-KH huyện và các đơn vị. Sự phối hợp chặt chẽ sẽ giúp công tác quyết toán được tiến hành thuận lợi, tạo cơ sở vững chắc cho việc đánh giá trung thực, khách quan quá trình chấp hành dự toán cũng như hiệu quả của việc lập dự toán đầu năm. Quản lý tốt quyết toán chi NS giúp nhà lãnh đạo quản lý có cái nhìn cũng như căn cứ để xây dựng dự toán những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w