Kĩ năng nghe đọc, nói, viết, phân tích, hợp tác, tổng hợp...
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1.GV chiếu các đoạn trích trong sgk. Gọi HS đọc. Hỏi:
- Những câu nào trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán ?
- Những câu này dùng để làm gì ?
HS theo dõi, 1 HS đọc.
HS HĐ cá nhân, trả lời
1. Ví dụ:
Đoạn trích: sgk/45 - Hầu hết các câu không có đặc điểm hình thức của câu NV, câu CK hoặc câu CT. (Chỉ có câu: “Ôi Tào khê !” có đặc điểm của câu cảm thán)
->Câu trần thuật
- Chức năng của các câu:
a. Dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta (câu 1,2) và yêu cầu (câu 3).
b. Dùng để kể (câu 1) và thông báo (câu 2).
c. Dùng để miêu tả hình thức của một người đàn ông (Cai Tứ).
d. Dùng để nhận định (câu 2) và bộc lộ tình cảm, cảm xúc (câu 3)
2. Qua việc tìm hiểu các VD, em thấy câu TT có đặc điểm gì về hình thức và chức năng?
- Nhận xét dấu kết thúc của các câu trần thuật trên?
HS khái quát, trả lời.
- Đặc điểm hình thức: không có đặc điểm của câu NV, câu CK hoặc câu CT.
- Chức năng: Dùng để kể, miêu tả, thông báo, nhận định, đánh giá, yêu cầu hoặc bộc lộ cảm xúc....
- Dấu kết thúc câu: Thường là dấu chấm, đôi khi là dấu chấm than, dấu chấm lửng.
3. Đặt câu trần thuật theo các đặc điểm trên?
HS tự đặt cá nhân, trình bày.
HS khác nhận xét 4.Trong 4 kiểu câu (câu cầu
khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn và câu trần thuật) kiểu câu nào được dùng nhiều nhất ? Vì sao ?
HS trả lời và giải thích
- Câu trần thuật là kiểu câu được dùng nhiều nhất, phổ biến nhất.
- Vì chức năng chính của nó là dùng để kể, tả, thông báo, nhận định -> phù hợp với giao tiếp hàng ngày. Nghĩa là gần như tất cả các mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể được thực hiện bằng câu trần thuật.
5.Từ các VD trên, hãy khái quát đặc điểm hình thức và
chức năng của câu TT?
*GV chốt lại. Gọi HS đọc
1 HS đọc ghi nhớ.
2. Ghi nhớ : sgk/47 6.Hãy so sánh sự khác nhau giữa
các kiểu câu NV, CK, CT, TT về đặc điểm hình thức và chức năng?
HS HĐ theo nhóm bàn, đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* So sánh sự khác nhau giữa các kiểu câu NV, CK, CT, TT .
Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Câu trần thuật
Giáo án Ngữ văn
8...
Đặc điểm
-Có chứa các từ nghi vấn: ai, gì, nào, à, ư, hay...
-Có chứa các từ cấu khiến:hãy,đừng,chớ, đi, thôi, nào....
-Có chứa từ ngữ cảm thán:
ôi, than ôi, trời ơi, biết bao ..
-Không có đặc điểm của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán
hình thức
-Dấu kết thúc câu:
dấu chấm hỏi, dấu chấm, chấm than
-Dấu kết thúc câu: dấu chấm than, dấu chấm
-Dấu kết thúc câu: dấu chấm than
-Dấu kết thúc câu:
dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng.
Chức năng
-Dùng để hỏi
-Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ đinh, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...
-Dùng để ra lệnh khuyên bảo, sai khiến
-Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết
-Dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả.
-Dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc
Hoạt động 3: Luyện tập.
- PPDH: Tái hiện thông tin, phân tích, giải thích, so sánh.
- KTDHTC: Kĩ thuật động não, trình bày 1phút.
- Thời gian: 13-15 phút
- Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo, hợp tác
II.HD HS luyện tập Hình thành kĩ năng tư duy, sáng tạo
II. HS luyện tập
Kĩ năng tư duy, sáng tạo II. Luyện tập
7. GV chiếu BT1, gọi HS đọc.
Nêu yêu cầu:
- Hãy xác định kiểu câu và chức năng của các câu đó?
HS quan sát , suy nghĩ cá nhân, trình bày.
Bài 1. Xác định kiểu câu và chức năng của câu.
a. Cả 3 câu đều là câu trần thuật - Câu 1: dùng để kể
- Câu 2+3: dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
b. Câu 1: Câu trần thuật dùng để kể
- Câu 2: Câu cảm thán (có từ cảm thán quá)-> bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Câu 3+4: Câu trần thuật ->bộc lộ tình cảm, cảm xúc 8. Đọc câu thứ 2 trong phần dịch
nghĩa và câu thứ 2 trong phần dịch thơ bài “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó ?
HS trao đổi trong bàn, trình bày.
Bài 2.Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của 2 câu
+ Câu dịch nghĩa “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” là một câu nghi vấn thể hiện sự băn khoăn của Bác trước cảnh trăng đẹp ngoài trời.
+ Câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” là một câu trần thuật miêu tả trạng thái cảm xúc của Bác. Câu thơ này là sự khẳng định (không thể hững hờ) chứ không phải là sự băn khoăn như câu thơ ở bản gốc.
->Hai câu khác nhau về kiểu câu nhưng giống nhau về ý nghĩa: đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó. Tuy nhiên ở câu thơ dịch, cái rung cảm không mạnh mẽ, xốn xang bối rối như ở câu thơ gốc.
Giáo án Ngữ văn
8...
9.GV chiếu BT3.Gọi HS đọc.
Nêu yêu cầu:
- Ba câu trên thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì?
- Hãy n/xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu đó?
HS quan sát, 1HS đọc.
HS suy nghĩ, trao đổi.
Bài 3. Xác định kiểu câu và phân biệt ý nghĩa.
- Kiểu câu: a. Câu cầu khiến.
b. Câu nghi vấn.
c. Câu trần thuật.
- Chức năng: Cả 3 câu đều có chức năng cầu khiến:
+ Câu (a) là lời y/cầu nghiêm khắc, có t/chất ra lệnh . + Câu (b) là lời yêu cầu lịch sự dưới hình thức hỏi.
+ Câu (c) là lời thông báo một quy định để người khác biết và thực hiện. (Thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu a).
10. Gọi HS đọc BT4. Hỏi:
Những câu sau có phải là câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì ?
HS nghe, xác định, trả lời Bài 4. Xác định kiểu câu và mục đích sử dụng - Tất cả các câu đều là câu trần thuật. Trong đó câu ở (a) và câu được dẫn lại trong (b) được dùng để cầu khiến (yêu cầu người khác thực hiện một hành động nhất định)
- Câu 1 trong (b) dùng để kể.
11. Nêu yêu cầu BT5. Cho HS thi tiếp sức để đặt câu theo yêu cầu.
HS thi tiếp sức theo dãy bàn, mỗi HS đặt 1 câu.
Bài 5. Đặt câu trần thuật
- Để hứa hẹn:
Con sẽ cố gắng hết sức để đạt được điểm tốt.
- Để xin lỗi:
Chị thông cảm, cháu nó còn nhỏ dại chưa biết gì.
- Để cảm ơn: Cháu xin cảm ơn bác.
- Để chúc mừng:
Chị xin chúc mừng thành tích học tập của em.
- Để cam đoan: Tôi xin đảm bảo đây là hàng tốt.
12.Viết đoạn đối thoại có sử dụng 4 kiểu câu đã học.
HS viết cá nhân, 2-3 HS đọc bài. HS khác nh/xét
Bài 5. Viết đoạn có sử dụng 4 kiểu câu đã học.
VD: Ngày mai là tôi thi hết học kì I. Thấy tôi cặm cụi học đến tận khuya mà chưa đi ngủ, mẹ tôi hỏi:
- Ngày mai con thi mấy môn?
- Con thi ba môn mẹ ạ!
- Trời ơi, nhiều môn thế thì học đến bao giờ cho xong?
Tôi vội trấn an mẹ:
- Mẹ yên tâm, con đã học kĩ rồi, con chỉ xem lại một chút thôi mẹ ạ.
Mẹ mỉm cười động viên tôi:
- Hãy cố gắng lên con nhé!
Hoạt động 4: vận dụng.5’
* Mục tiêu:
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
Giáo án Ngữ văn
8...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
Viết đoạn đối thoại có sử dụng 4 kiểu câu đã học.
- Thực hiện ở nhà V. Vận dụng
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT GHI CHÚ
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….
* Bước 4. Hướng dẫn học ở nhà.
a. Bài cũ:
- Học bài, làm hoàn thành các bài tập
- Tìm một số câu trần thuật trong các VB trong sgk và chức năng của chúng?
b. Bài mới:
- Chuẩn bị cho bài viết số 5
+ Đọc kĩ các văn bản trong sgk và trả lời các câu hỏi
+ Tìm hiểu thêm một số di tích lịch sử – văn hoá, những món ăn thuần Việt trên quê hương em. So sánh và tìm ra điểm khác biệt.
*********************************************
Tuần 24 Tiêt 90,91
BÀI VIẾT SỐ 5- VĂN THUYẾT MINH I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Tổng kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm bài kiểm tra - kiểu bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng lập ý, lập dàn ý và viết bài văn thuyết minh 3.Thái độ
Tự giác, nghiêm túc làm bài.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về kiểu bài văn thuyết minh 2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng lập ý, lập dàn ý và viết bài văn thuyết minh 3.Thái độ
Tự giác, nghiêm túc làm bài.
4. Kiến thức tích hợp
Giáo án Ngữ văn
8...
- Tích hợp phần Văn: Đọc hiểu một đoạn VB - Tích hợp KNS, dân số, môi trường
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề - Năng lực chuyên biệt: giao tiếp, sáng tạo III – CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của thầy: Thống nhất trong nhúm, ra đề, đáp án, biểu điểm chấm bài.
2. Trò: Ôn tập theo yêu cầu của giáo viên.
IV – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức (1')
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ (3-5')
* Bước 3: Dạy - học bài mới:
- Giáo viên phát đề bài cho HS, nêu yêu cầu đối với giờ viết bài - Học sinh làm bài trong 90’.
- Cuối giờ GV thu bài, nhận xét giờ viết bài.