Mỗi câu trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nào?
HS quan sát,1HS đọc.
HS suy nghĩ, trả lời.
Bài 1. Xác định kiểu câu - Câu 1: Câu TT ghép có một vế là dạng câu PĐ.
- Câu 2: Câu trần thuật thuật đơn
- Câu 3: Câu TT ghép, vế 2 có một VN phủ định.
5.Dựa theo nội dung của câu 2 trong bài 1 hãy đặt một câu nghi vấn ?
HS suy nghĩ, đặt câu. HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2. Đặt câu NV VD:
- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất?( Hỏi theo kiểu câu bị động)
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta ?
Giáo án Ngữ văn
8...
(Hỏi theo kiểu câu chủ động)
- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất không ?
- Những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không?
6.Cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như vui, buồn, hay, đẹp ... ?
GV làm trọng tài, nhận xét, công bố kết quả.
HS chơi trò chơi tiếp sức trong 5’theo các tổ
Bài 3. Đặt câu cảm thán có các từ: vui buồn, hay, VD: - Chao ôi, buồn!
- Ôi, vui quá!
- Ôi, chiếc áo của bạn đẹp làm sao!
7.GV chiếu đoạn trích BT4. Gọi HS đọc. Nêu yêu cầu:
a.Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn ? b.Câu nào trong số những câu NV trên được dùng để hỏi?
c.Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi ? Nó được dùng làm gì ?
HS q/sát, 1HS đọc. HS làm bài trên giấy trong, đại diện trình bày.
Bài 4. Xác định kiểu câu và chức năng của các câu a.Câu trần thuật: 1, 3, 6
- Câu cầu khiến: 4 - Câu nghi vấn: 2, 5, 7
b. Câu nghi vấn dùng để hỏi: Câu 7 c. Câu nghi vấn không để hỏi:
- Câu 2: Dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên của lão Hạc.
- Câu 5: Dùng để giải thích, khuyên (đề nghị)
8.GV chiếu BT1/131, phát phiếu học tập cho HS làm theo yêu cầu: xác định hành động nói của các câu đã cho?
HS làm BT trên phiếu, 1HS lên bảng điền. HS khác nhận xét
Bài 1.Xác định hành động nói
Câu 1: Kể (Trình bày) Câu 2: Bộc lộ cảm xúc.
Câu 3: Nhận định (Trình bày) Câu 4: Đề nghị. (Điều khiển)
Câu 5: Giải thích câu 4. (Trình bày) Câu 6: Phủ định bác bỏ. (Trình bày) Câu 7: Hỏi.
9.Hãy sắp xếp các câu nêu ở BT1 vào bảng TK theo mẫu?
GV chiếu kết quả thảo luận, cho HS nhận xét
HS thảo luận theo bàn,sắp xếp, điền vào giấy trong, trình bày.
HS khác n/xét.
Bài 2.Sắp xếp, điền vào bảng tổng kết
TT Kiểu câu Hành động nói Cách dùng
1 Trần thuật Kể Trực tiếp
2 Nghi vấn Bộc lộ cảm xúc Gián tiếp
3 T.thuật Nhận định Trực tiếp
4 Cầu khiến Đề nghị Trực tiếp
5 Nghi vấn Trình bày Gián tiếp
Giáo án Ngữ văn
8...
6 T.thuật P.định bác bỏ Gián tiếp
7 Nghi vấn Hỏi Trực tiếp
10.Hãy viết một hoặc vài ba câu theo các yêu cầu:
a.Cam kết không tham gia các HĐ tiêu cực:đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện hút...
b.Hứa tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả cao trong năm học tới.
HS HĐ cá nhân theo 2 nhóm, trình bày, nhận xét.
-Tổ 1,2: phần a -Tổ 3,4 : phần b
Bài 3.Đặt câu.
VD:
- Em xin cam kết với BGH, với các thầy cô giáo sẽ không tham gia các hoạt động tiêu cực như...
11.GV chiếu đoạn trích BT1. Gọi HS đọc. Nêu yêu cầu:
Giải thích lí do sắp xếp trật tự của các bộ phận câu in đậm nối tiếp nhau trong đoạn văn sau ? Tác dụng của cách sắp xếp ấy?
HS quan sát,suy nghĩ và trình bày.
Bài 1.Giải thích sự sắp xếp trật tự từ.
-Các trạng thái và hoạt động của sứ giả được sắp xếp theo trình tự xuất hiện và thực hiện: Đầu tiên là trạng thái kinh ngạc => mừng rỡ, cuối cùng là hoạt động về tâu vua.
-T/dụng: Biểu thị thứ tự trước sau của các hoạt động, trạng thái.
12.Theo dõi các câu trong BT2. Hãy cho biết trong các câu (a), (b), việc sắp xếp các từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì ? 13.Đọc, đối chiếu hai câu văn BT3 và cho biết câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn? Vì sao?
HS theo dõi, suy nghĩ, trả lời
a.Nối kết câu
b.Nhấn mạnh đề tài của câu nói.
HS đọc, đối chiếu, trả lời
Bài 2. Tác dụng của TTT trong câu.
Bài 3.
Câu a có tính nhạc rõ hơn. Vì từ “ mác” vần với tiếng “nhạc”
trong cụm từ “khúc nhạc đồng quê” tạo nên nhạc điệu du dương của câu văn.
Hoạt động 4: vận dụng.5’
* Mục tiêu:
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
Giáo án Ngữ văn
8...
Chỉ ra sự sắp xếp trật tự từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của sự sắp xếp đó?
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc. (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
- Thực hiện ở nhà V. Vận dụng
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT GHI CHÚ
- Tìm một số VD có sự sắp xếp trật tự từ khác nhau và tìm hiểu t/dụng của sự sắp xếp đó?
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài ở nhà (2 ‘) a. Bài vừa học:
- Nắm vững đặc điểm, chức năng của một số kiểu câu, hành động nói, cách lựa chọn trật tự từ trong câu...
- Vận dụng và làm hoàn chỉnh các BT
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học, chuẩn bị cho KT TV 45 phút và KT HKII.
b. Bài mới: Chuẩn bị bài “Chữa lỗi diễn đạt” (Lỗi lô gíc) - Đọc kĩ bài, tập trả lời các câu hỏi và bài tập
- Các nhóm chuẩn bị giấy khổ lớn và bút dạ.
***************************************
Tuần 33 Tiết 127
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- HS nắm được các kiến thức Tiếng Việt đã học: các kiểu câu, hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra theo yêu cầu.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức:
Các kiến thức cơ bản đã học về các kiểu câu, hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.
2. Kĩ năng
Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra theo yêu cầu 3. Thái độ: Tự giác, nghiêm túc làm bài kiểm tra.
Giáo án Ngữ văn
8...