PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Phân tích khả thi dự án khách sạn hồ gươm (Trang 37 - 43)

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHƯƠNG 4

4.1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

4.1.1.

Du lịch quốc tế 4.1.1.1.

Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế của các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc và hiện đứng hàng đầu thế giới. Cùng với xu hướng phát triển của các nước trong khu vực, du lịch quốc tế của Việt Nam thời gian gần đây cũng có chuyển biến mới với nhiều hoạt động đa dạng, góp phần ngày càng tích cực trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.

Hình 4.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam (Nguồn: Tổng cục Thống kê, từ http://www.gso.gov.vn/)

Hình 4.1 cho thấy lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Hà Nội nói riêng ngày một nhiều. Thống kê cho thấy, năm 2014, Việt Nam đã đón hơn 7,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 6% so với năm 2013(Nguồn: Tổng cục thống kê).

Trong đó riêng Hà Nội trong chín tháng đầu năm 2014 lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 1,5 triệu lượt tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2013 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, từ http://www.gso.gov.vn/).

.

Hình 4.2: Biểu đồ ước tính lượng khách du lịch đến việt nam (Nguồn: Tổng cục Thống kê, từ http://www.gso.gov.vn/)

Hình 4.2 cho thấy Trung Quốc vẫn là quốc gia số một về lượng người đến Việt Nam trong năm 2014. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2013, lượng khách Trung Quốc gần như không tăng thêm.

Quốc gia có lượng khách đến Việt Nam tăng đột biến trong năm qua đó là Hàn Quốc (tăng 13%). Hàn Quốc cũng là quốc gia xếp vị trí thứ hai trong số những quốc gia có đông người đến Việt Nam nhất. Một quốc gia khác cũng có lượng khách tăng đột biến đó là Hồng Kông với số khách đến Việt Nam đã tăng tới 42%, Liên Bang Nga tăng 22% trong năm 2014 so với năm 2013 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, từ http://www.gso.gov.vn/).

Với sự ổn định về chính trị, bảo đảm về an ninh cũng như chính sách đổi mới, nền kinh tế đối ngoại của nước ta trong đó có du lịch phát triển mạnh mẽ. Nhiều văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến du lịch đã được xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho du lịch phát triển. Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch từ 2001- 2010 đã tạo tiền đề và chuyển biến về chất trên diện rộng cho du lịch

Việt Nam trong giai đoạn mới, với thành công đáng ghi nhận ban đầu vào năm 2002 là việc Việt Nam được xếp hạng chín trong mười địa điểm du lịch được ưa thích nhất trong năm theo kết quả cuộc điều tra do Hãng du lịch quốc tế iExplore (có văn phòng tại Chicago, Hoa Kỳ) tiến hành. Với những kết quả đạt được gần đây của chương trình hành động trên, tới nay, toàn xã hội đã nâng cao nhận thức của mình về vị trí, vai trò của du lịch, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố, thị phần về du lịch của Việt Nam đã được tăng lên đáng kể, thu hút một lượng lớn khách nước ngoài vào Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài về thăm Tổ quốc và tăng nhanh lượng khách du lịch nội địa. Do vậy, giờ đây Việt Nam đã có thể có được sự thuận lợi nhất định trong việc cạnh tranh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Có thể nói rằng, với tầm nhìn trung và dài hạn, Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội sẽ trở thành địa điểm hấp dẫn của khách du lịch quốc tế gắn liền với sự thành công của các nước trong khu vực. Sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng và ổn định chính trị sẽ là những đảm bảo chắc chắn cho sự lựa chọn một địa điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch.

Du lịch nội địa 4.1.1.2.

Du lịch nội địa ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong ngành du lịch Việt Nam.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng mức thu nhập, nhu cầu về tham quan, nghỉ mát của một bộ phận lớn người dân đã tạo nên sự gia tăng trong về nhu cầu du lịch nội địa.

Thống kê của Tổng cục Du lịch về số lượng khách du lịch nội địa từ năm từ 2007 tới nay có tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các năm, thể hiện ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1: Lượng khách nội địa và tốc độ tăng trưởng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Khách nội địa

(nghìn lượt khách)

19.200 20.500 25.000 28.000 30.000 32.500 35.000 Tốc độ tăng

trưởng (%) 9,7 6,8 22,0 12,0 7,1 8,3 7,7

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà quản lý cũng như các nhà kinh doanh trong ngành du lịch, số lượt khách du lịch nội địa tăng trong giai đoạn vừa qua còn khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng phát triển của ngành du lịch nước ta. Trong thời gian tới, cùng với việc triển khai chiến lược lộ trình và giải pháp để phát triển mạnh thị trường

nội địa, dự đoán số khách du lịch nội địa trong nước sẽ còn phát triển theo chiều hướng khả quan hơn.

Thị trường kinh doanh khách sạn tại Hà Nội 4.1.2.

Trong quý một năm 2014 tình hình hoạt động thị trường tốt hơn so với cùng kỳ năm 2013 nhưng kém hơn quý bốn năm 2013. Doanh thu bình quân trên phòng đạt 970.000 đồng/phòng/đêm, tăng 4% theo năm và giảm 4% theo quý. Công suất trung bình toàn thị trường là 59% tăng 3% theo năm và giảm 1% theo quý. Giá thuê phòng bình quân thị trường ở mức 1,64 triệu đồng/phòng/đêm, giảm 1% theo năm và giảm 2% theo quý, ở phân khúc khách sạn bốn sao giá trung bình đạt 1,1 triệu đồng/phòng/đêm (Nguồn: Nghiên cứu và tư vấn Savills)

Quý hai năm 2014 công suất thuê phòng đạt gần 80% ở phân khúc khách sạn bốn sao, phân khúc ba sao và năm sao hoạt động ổn định theo quý với công suất 75% cho ba sao và 70% cho năm sao. Công suất thuê trung bình của ba hạng 75% tăng 1% theo quý và cao hơn 1% so với khu vực ngoài trung tâm (Nguồn: Nghiên cứu và tư vấn Savills), được thể hiện trên Hình 4.3.

Hình 4.3: Tình hình hoạt động quý hai năm 2014 (Nguồn: Nghiên cứu và tư vấn Savills)

Trong tình hình kinh tế khó khăn, khi các khách thuê thắt chặt ngân sách, việc giảm giá phòng là một trong những chiến lược phổ biến nhất được các khách sạn áp dụng với hi vọng tăng doanh thu trung bình. Trừ phân khúc 5 sao có giá thuê không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, phân khúc 4 sao và 3 sao đều chứng kiến mức giá giảm.

Năm 2014, các dự án khách sạn lớn tiêu biểu nhất trên thị trường Hà Nội sẽ được giới thiệu là: Lotte Center Hà Nội (300 phòng), Intercontinental Hanoi Landmark (359 phòng), và Samotel (200 phòng).

Theo khảo sát của Savills vào cuối quý bốn năm 2014, thị trường Hà Nội hiện có 63 khách sạn từ ba đến năm sao với khoảng 8.200 phòng, tăng 2% so với quý 3/2014 và 10% so với cùng kỳ năm trước. Hình 4.4 thể hiện số lượng khách sạn và số phòng ở phân khúc khách sạn từ ba sao đến năm sao. Trong đó, số lượng khách sạn ba sao là nhiều nhất (khoảng 32 khách sạn) với số phòng khoảng 2.150 phòng, trong khi đó khách sạn năm sao có số lượng phòng nhiều nhất (khoảng 4.250 phòng) và số khách sạn khoảng 14. Trong khi đó khách sạn bốn sao khoảng 12 khách sạn và đạt khoảng 1.800 phòng. Như vậy khách sạn bốn sao có số lượng khách sạn và số phòng thấp nhất so với thời điểm hiện tại. Điều này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh ở phân khúc khách sạn bốn sao.

Hình 4.4: Số lượng khách sạn và phòng (Nguồn: Nghiên cứu và tư vấn Savills)

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng số phòng khách sạn và nhà nghỉ của Hà Nội vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách tới Hà Nội. Cụ thể một dẫn chứng trong thời gian qua là vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng thủ đô, toàn bộ các phòng trên thành phố đã được đặt kín, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ở Hà Nội đã từ chối nhận khách đến lưu trú. Tình trạng khan hiếm phòng khách sạn cao cấp cũng xảy ra trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội.

Từ những phân tích nói trên, có thể kết luận rằng cùng với sự phát triển của ngành du lịch trên toàn quốc, du lịch Hà Nội đã và đang lớn mạnh không ngừng, và còn có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển hơn nữa trong tương lai. Với một cơ sở hạ tầng được kiện toàn kèm với những điều kiện tự nhiên- xã hội hiện có, Hà Nội chắc chắn sẽ ngày càng thu hút đông đảo du khách gần xa.

Triển vọng của thị trường khách sạn tại Thành Phố Hà Nội 4.1.3.

Dựa vào nguồn cung hiện tại và tương lai ở Hình 4.5 cho thấy tại Từ Liêm có nguồn cung lớn nhất tại Thành Phố Hà Nội, tiếp theo là Quận Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm…Tất cả các Quận này đều có nhu cầu tăng khách sạn để giảm tình trạng thiếu hụt phòng, riêng chỉ có Quận Hoàng Mai, Ba Vì, Đông Anh là chưa có nhu cầu tăng lượng khách sạn hạng sang trong tương lai vì khách du lịch về các Quận này còn hạn chế (Nguồn: Nghiên cứu và tư vấn Savills)

Hình 4.5: Nguồn cung hiện tại và tương lai (Nguồn: Nghiên cứu và tư vấn Savills)

Từ năm 2015 trở đi, ba mươi khách sạn tương lai sẽ cung cấp khoảng 5.000 phòng.

Khoảng 72% trong đó dự kiến đạt tiêu chuẩn 4 đến 5 sao.

Trong năm 2015, 577 phòng sẽ được cung cấp vào thị trường từ ba dự án, trong đó một dự án đã hoàn thành và hai dự án đang được hoàn thiện. Một dự án sẽ ra mắt vào năm 2016 trong khi các dự án con lại vẫn chưa có thời gian dự kiến hoàn thành. Theo dự báo của Savills số lượng khách sạn sẽ gia tăng sau năm 2016, dự kiến sẽ đạt khoảng 13.500 phòng, được thể hiện ở Hình 4.6. (Nguồn: Nghiên cứu và tư vấn Savills).

Một phần của tài liệu Phân tích khả thi dự án khách sạn hồ gươm (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)