PHÂN TÍCH RỦI RO CHƯƠNG 6
6.3. PHÂN TÍCH MÔ PHỎNG MONTE CARLO
Phương pháp phân tích mô phỏng Monte Carlo là phương pháp phân tích rủi ro phổ biến để khắc phục các nhược điểm của phân tích độ nhạy. Phân tích độ nhạy không tính đến xác suất xảy ra của các điều kiện, không tính đến mối quan hệ tương quan giữa các biến số và việc thay đổi giá trị của các biến số nhạy cảm theo tỷ lệ phần trăm nhất định không phải lúc nào cũng có quan hệ biến thiên.
Trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực hạn chế, không có đủ điều kiện quan sát các các dự án trong quá khứ để biết được xác suất xảy ra, không xác định được miền xác suất , do đó tác giả sẽ giả định các miền xác suất để phân tích Monte Carlo.
Xác định các biến dự báo 6.3.1.
Dựa vào các biến như đã phân tích một chiều ở trên như: Tỷ giá hối đoái, lạm phát, giá thuê phòng, tỷ lệ tăng giá phòng, lãi vay, tỷ lệ tăng lương nhân viên, thuế thu nhập, MARR, vốn đầu tư ban đầu đều tác động đến hiệu quả kinh tế của dự án (NPVf). Xác định dạng phân phối của các biến dự báo cần phải thực hiện từ việc thu thập dữ liệu quá khứ, sau đó lập phân phối tầng suất và từ đó sẽ xác định dạng phân phối của các biến dự báo.
Trong giới hạn về thời gian của khóa luận này, với các biến dự báo như đã nêu ở trên, tác giả giả định các dạng hàm phân phối, miền giá trị và độ lệch chuẩn của các biến dự báo và được thể hiện ở Bảng 6.11.
Bảng 6.11: Bảng xác định các biến dự báo
STT Các biến rủi ro
Dạng phân phối
Giá trị trung
bình
Miền giá trị hoặc độ lệch chuẩn Độ lệch
chuẩn Min Likeliest Max 1 Tỷ giá hối
đoái Chuẩn 21.430 2.143
2 Tỷ lệ lạm phát Tam
giác 2% 6% 16%
3 Giá thuê phòng
Tam
giác 35 55 75
4 Lãi suất vay Chuẩn 10,5% 1.05%
5
Tỷ lệ tăng lương nhân viên
Tam
giác 0% 3% 10%
6 Tỷ lệ tăng giá
phòng Đều 0% 2% 10%
7 MARR Tam
giác 5% 10% 15%
8 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tam
giác 15% 20% 25%
9 Vốn đầu tư
ban đầu Chuẩn 86.857 8.6857 Kết quả phân tích
6.3.2.
Kết quả phân tích rủi ro ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư bằng mô phỏng Monte Carlo với 100.000 lần thử được thể hiện ở Hình 6.2. Xác suất NPVfTIP dương theo quan điểm tổng đầu tư là 90,422% , kết quả này cho thấy mức độ rủi ro của dự án xảy ra là tương đối thấp. Dự án án hấp dẫn trong việc đầu tư và các tổ chức cho vay.
Kết quả phân tích rủi ro ngân lưu tài chính của chủ đầu tư NPVf bằng mô phỏng Monte Carlo với 100.000 lần thử được thể hiện ở Hình 6.2. Xác suất NPVfEIP dương theo quan điểm Chủ đầu tư là 90,669%. Kết quả này cho thấy mức độ rủi ro của dự án xảy ra là rất thấp.
Hình 6.1: Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính theo quan điểm tổng đầu tư
Hình 6.2: Phân bổ xác suất ngân lưu tài chính theo quan điểm chủ đầu tư
Theo quan điểm Tổng đầu tư Theo quan điểm Chủ đầu tư Hình 6.3: Độ nhạy các biến trong phân tích Crystal Ball
Hình 6.3 cho thấy, thông qua việc phân tích rủi ro của dự án do sự tác động của các biến số như tỷ lệ lạm phát, giá thuê phòng, lãi suất vay, tỷ lệ tăng lương nhân viên, tỷ lệ tăng giá phòng, vốn đầu tư ban đầu cho thấy kết quả tài chính nhạy cảm với các biến số trên. Các biến số có độ nhạy tác động cùng chiều lên NPVfTIP là: tỷ lệ tăng giá
phòng 72,6%, lạm phát 10,4%, giá cho thuê phòng 5,1%, tỷ giá hối đoái 2,4%. Các biến số tác động ngược chiều lên NPVfTIP là :Tỷ lệ tăng lương nhân viên 6,4%, lãi suất vay 1,2%, vốn đầu tư ban đầu 1%, MARR 0,9%, thuế thu nhập doanh nghiệp 0%. Các biến số có độ nhạy tác động cùng chiều lên NPVfEIP là: tỷ lệ tăng giá phòng 71,5%, lạm phát 0,1%, giá cho thuê phòng 9%, tỷ giá hối đoái 4,2%. Các biến số tác động ngược chiều lên NPVfEIP là : MARR 9,3%, tỷ lệ tăng lương nhân viên 5,7% , vốn đầu tư ban đầu 0,2%, thuế thu nhập doanh nghiệp 0,1%, lãi suất vay 0%. Dựa vào độ nhạy của các biến mà Chủ đầu tư có sự tác động đúng để kiểm soát hiệu quả hoạt động của Khách sạn.
Tóm lại, qua nội dung chương 6 về phân tích độ nhạy của dự án đối với các biến rủi ro và kết quả phân tích Monte Carlo bằng phần mềm Crystal Ball, xác suất để NPVfTIP tổng đầu tư dương là 90,422% và xác suất để NPVfEIP Chủ đầu tư dương là 90,669 % , đây là xác suất tương đối hấp dẫn đối với nhà đầu tư và tổ chức cho vay.