7.1. PHÂN TÍCH KINH TẾ
Suất chiết khấu kinh tế - EOCK 7.1.1.
Việc xác định chi phí cơ hội kinh tế của vốn ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp, trong khuôn khổ của khóa luận này sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Thông (2011) với suất chiết khấu EOCK theo giá thực là 8% để phân tích dự án theo quan điểm nền kinh tế và giả định EOCK giá thực sẽ không thay đổi trong suất thời gian phân tích.
Thời gian phân tích kinh tế 7.1.2.
Thời gian phân tích tài chính của dự án là 35 năm, sau thời gian đó dự án tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên khóa luận này áp dụng thời gian phân tích kinh tế cũng bằng thời gian phân tích tài chính của dự án là 35 năm.
Hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế - CF 7.1.3.
Hệ số chuyển đổi chi phí đầu tư ban đầu. Bảng tính chi tiết hệ số chuyển đổi CF được trình bày ở Bảng 7.1 và Phụ lục 14.
Bảng 7.1: Bảng hệ số chuyển đổi giá của chi phí đầu tư ban đầu
TT Hạng mục xây lắp CF Giá tài chính (Triệu VND)
Giá kinh tế (Triệu VND)
1 Chi phí xây lắp 0,91 47.955 43.639
2 Chi phí thiết bị 0,835 27.772 23.134
3 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 0,91 1.341 1.220
4 Chi phí quản lý dự án 0,91 1.100 1.001
5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 0,91 3.371 3.067
6 Chi phí khác 0,91 1.183 1.076
7 Chi phí dự phòng 1 4.136 4.136
* Tổng cộng
(1+2+...+7) 86.857 77.274
Chi phí lương: Qua khảo sát mức lương cho tổng chi phí lương, nhằm thu hút nhân viên làm việc chất lượng và mức độ chuyên nghiệp nên mức lương hiện tại đang trả cao hơn 10% so với lương trên thị trường ở cùng phân khúc là quản lý và vận hành khách sạn bốn sao. Vậy hệ số chuyển đổi chi phí lương CF bằng 0,9, chi tiết bảng tính được thể hiện ở Phụ lục 14.
Giá tổ chức các dịch vụ tour du lịch không có sự chênh lệch giữa giá tài chính và giá kinh tế của dự án cho nên hệ số chuyển đổi CF bằng 1.
Chi phí tổ chức các dịch vụ tour du lịch không có sự chênh lệch giữa giá tài chính và giá kinh kế cho nên hệ số chuyển đổi CF bằng 1.
Các chi phí còn lại được giả định là không có sự chênh lệch giữa giá tài chính và giá kinh tế của dự án cho nên hệ số chuyển đổi CF bằng 1.
Kết quả phân tích kinh tế của dự án 7.1.4.
Chi tiết tính toán ngân lưu kinh tế của dự án được tính toán tại Phụ lục 16. Kết quả phân tích kinh đế được trình bày ở Hình 7.1 và Bảng 7.2.
Hình 7.1: Biểu đồ ngân lưu kinh tế thực của dự án Bảng 7.2: Kết quả phân tích kinh tế dự án
STT Chỉ tiêu đánh giá Kết quả
1 Hệ số chiết khấu kinh tế thực - EOCK 8%
2 NPVe (Triệu VND) 180.983
3 IRRe (%) 22,84%
4 B/C 1,43
Kết quả phân tích kinh tế tại Bảng 7.2 cho thấy, giá trị hiện tại ròng kinh tế thực của dự án NPVe = 180.983 triệu VND > 0, suất sinh lợi nội tại kinh tế thực IRRe = 22,84%
cao hơn suất chiết khấu kinh tế thực EOCK = 8%. Điều này cho thấy trên quan điểm nền kinh tế, khi dự án được thực hiện sẽ đem lại lợi ích ròng cho toàn bộ nền kinh tế là 180.983 triệu VND nên dự án có tính khả thi về mặt kinh tế.
7.2. PHÂN TÍCH PHÂN PHỐI
Phân tích phân phối là phân tích mà nhà phân tích tính toán lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại cho các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi dự án.
Kết quả tính toán chi tiết phân tích phân phối được trình bày ở Bảng 7.3.
(100.000) (50.000) 0 50.000 100.000
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35
Bảng 7.3: Bảng tác động ngoại tác của dự án (Triệu VND)
NPV ngân lưu tài chính thực (NPVf@WACC) 164.655 NPV ngân lưu tài chính thực (NPVf@EOCK) 108.106 NPV ngân lưu kinh tế thực (NPVe@EOCK) 180.983
NPVe@EOCK - NPVf@WACC 16.328
NPVf@EOCK - NPVf@WACC (56.549)
NPV ngoại tác (NPVext@EOCK) 72.876
Chênh lệch giữa NPV của ngân lưu kinh tế NPVe@EOCK và ngân lưu tài chính NPVf@EOCK bằng 72.876 triệu VND, đây chính là ngoại tác của dự án (NPVext).
Để thấy rõ hơn tác động của dự án đến các nhóm lợi ích liên quan, đề tài tiến hành ước lượng các giá trị ngoại tác của dự án. Kết quả phân phối ngoại tác của dự án được trình bày trong Bảng 7.4 và chi tiết ngoại tác được trình bày ở Phụ lục 16.
Bảng 7.4:Tác động phân phối (Triệu VND)
STT Khoản mục NPVf@8
%
NPVe@8
%
NPVext@8
%
Nhà nước
Người lao động
1 Ngân lưu vào 598.180 598.180 0
Tiền thu từ cho thuê phòng 471.029 471.029 0 Tiền thu từ dịch vụ tour 56.706 56.706 0 Tiền thu từ tổ chức tiệc cưới,
nhà hàng 68.976 68.976 0
Thanh lý tài sản 20.106 20.106 0
2 Ngân lưu ra 490.074 417.198 (72.876)
Chi phí vận hành 255.724 227.596 (28.129) (28.129)
Chi phí dịch vụ tổ chức tour
du lịch 48.200 48.200 0
Chi phí kinh doanh nhà hàng
tiệc cưới 55.181 55.181 0
Chi phí thuê đất 8.947 8.947 0
Chi phí đầu tư ban đầu 86.857 77.274 (9.583) (9.583) Thuế thu nhập doanh nghiệp 35.165 0 (35.165) (35.165)
3 Ngân lưu ròng dự án 108.106 180.983 72.876 44.748 28.129 Kết quả tác động phân phối tại Bảng 7.4 cho thấy hai nhóm lợi ích là Nhà nước và người lao động. Nhà nước được hưởng các chính sách thuế từ chi phí đầu tư ban đầu là 9.583 triệu VND và thuế thu nhập doanh nghiệp 35.165 triệu VND, người lao động được hưởng 28.129 triệu VND do trả lương cho nhân viên khách sạn cao hơn so với mức lương trung bình.
Tóm lại: Kết quả phân tích kinh tế và xã hội cho thấy giá trị hiện tại ròng kinh tế của dự án bằng 180.983 triệu VND > 0, suất sinh lợi nội tại kinh tế thực 22,84% % cao hơn suất chiết khấu kinh tế thực EOCK = 8% và giá trị ngoại tác dự án bằng 72.876 triệu VND. Điều này cho thấy trên quan điểm nền kinh tế Dự án khách sạn Hồ Gươm có tính khả thi về mặt kinh tế, xã hội. Khi dự án này được thực hiện sẽ đem lại lợi ích ròng cho toàn bộ nền kinh tế là 180.983 triệu VND, dự án tạo ra ngoại tác tích cực 72.876 triệu VND.