1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp này giúp kế thừa các thông tin đã có từ sách báo, các quy định của Chính phủ, dự thảo thực hiện đề án chi trả dịch vụ môi trường, số liệu từ các Sở ban nghành có liên quan và các tài liệu internet. Phương pháp này được sử dụng để thực hiện nội dung số (1), một phần nội dung số (4), bao gồm:
Tổng quan tài liệu về cơ chế chi trả DVMTR: khái niệm, nền tảng và nội dung yêu cầu của cơ chế chi trả DVMTR;
Tổng quan tài liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội;
Tổng quan tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng, cơ quan quản lý bảo vệ rừng, hoạt động bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Đồng Tháp;
Các văn bản pháp lý.
1.4.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (thực địa) Phương pháp này dùng để đạt được nội dung (3)
Đánh giá hoạt động du lịch trên địa bàn và phân tích các nguồn lợi mà
các đối tượng được hưởng từ rừng;
Đánh giá hoạt động sản xuất nước sạch trên địa bàn và phân tích các nguồn lợi mà các đối tượng được hưởng từ rừng;
Hình thức sử dụng phương pháp này là lập phiếu điều tra cho các đối tượng sau (Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước và Môi trường đô thị Đồng Tháp 02
phiếu, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn 01 phiếu, Trung tâm Du lịch sinh thái 02 phiếu, Ban quản lý dự án trồng rừng và chi cục kiểm lâm 15 phiếu, hộ gia đình 05 phiếu: xem mẫu phiếu và danh sách khảo sát tại các phụ lục 1, 2, 3 và 4).
1.4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm tính toán và thống kê Excel đề thực hiện tổng hợp thông tin và thể hiện dưới dạng bảng biểu của các số liệu điều tra được và hình ảnh, đồ thị minh họa.
1.4.2.4 Phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức)
Phương pháp này để đánh giá nội dung (3), (4)
Phân tích điểm mạnh (strength), điểm yếu (weakness): tự đánh giá bên trong khả năng việc thực hiện mục tiêu của chính sách DVMTR.
Phân tích cơ hội (opportunities), thách thức (treast): đánh giá sự chi phối của các yếu tố bên ngoài đến mục tiêu phát triển của chính sách DVMTR.
1.4.2.5 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp được dùng để đạt được nội dung (4)
Sử dụng các kiến thức chuyên gia thông qua trao đổi trực tiếp, trong việc đánh giá và lựa chọn giải pháp thích hợp, mang lại hiệu quả cao và phù hợp với tình hình địa phương.
1.6 Ý nghĩa và tính mới của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Đánh giá hiện trạng quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng dựa trên các dữ số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Cung cấp cơ sở cho việc đánh giá
hiện trạng rừng để định hướng quy hoạch phát triển ngành.
Hiểu được về DVMTR và đóng góp của DVMTR đối với kinh tế - môi trường – xã hội ở Việt nam từ đó đưa ra giải pháp nhằm giúp các nhà hoạch địch chính sách xây dựng các chính sách phù hợp hơn để DVMTR góp phần khả quan
hơn vào việc bảo vệ rừng cũng như công cuộc phát triển kinh tế bền vững, giảm nghèo.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Đồng Tháp – trên địa bàn thực, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cụ thể nên mang tính thực tế cao.
1.5.3 Tính mới của đề tài
Rừng ở tỉnh Đồng Tháp tuy có diện tích tập trung ít, nhưng kết hợp với 283 triệu cây trồng phân tán (tương đượng 36.000 ha) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế những tác hại do biến đổi khí hậu gây ra; duy trì nguồn nước ngọt, lắng lọc các chất độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của con người; bảo vệ cảnh quan các khu di tích, tạo môi trường trong lành thoáng mát thu hút khách du lịch đến tham quan; cung cấp gỗ củi, tạo thêm việc làm đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh Đồng Tháp tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện làm cơ sở cho việc chi trả môi trường rừng trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2014 với mục đích hướng tới quản lý bảo vệ rừng bền vững. Đề tài này được thực hiện nhằm xây dựng các nội dung, biện pháp hợp lý, cụ thể để triển khai thực hiện Chính sách chi trả DVMTR trong điều kiện thực tế của tỉnh Đồng Tháp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ và phát triển lâm nghiệp địa phương. Đồng thời, mang lại lợi ích hợp lý cho người lao động sống bằng nghề lâm nghiệp.