Đề xuất và chọn phương án thu DVMTR trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh đồng tháp (Trang 122 - 126)

Phần 3. Nội dung đề án

II. Đề xuất và chọn phương án thu DVMTR trên địa bàn tỉnh

2. Đề xuất và chọn phương án thu DVMTR trên địa bàn tỉnh

Qua phân tích, đánh giá việc thực hiện Chính sách chi trả DVMTR trong điều kiện của tỉnh, tại thời điểm này Tỉnh có 02 đối tượng phải chi trả phí sử dụng DVMTR có đủ cơ sở để xác định đối tượng thu là các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, với tổng nguồn thu tạm tính khoảng 1.691 triệu đồng/năm, trong đó: thu từ các cơ sở sản xuất nước sạch 1.505 triệu đồng + kinh doanh du lịch 186 triệu đồng.

- Đối tượng là các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chọn hình thức thu phí sử dụng DVMTR trực tiếp.

- Đối tượng là các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch sinh hoạt chọn hình thức thu phí sử dụng DVMTR gián tiếp.

Còn các nguồn thu khác từ các đối tượng sử dụng phải chi trả DVMTR như:

Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản và sử dụng nước từ nguồn nước trực tiếp các cơ sở sản xuất công nghiệp do chưa có hướng dẫn đầy đủ để thực hiện, nên chưa tính toán chi tiết trong Đề án, khi có hướng dẫn đầy đủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các Sở có liên quan sẽ lập kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các phương án thu DVMTR đối với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, như sau:

Phương án 1:

Thu phí DVMTR cho các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Tuy, diện tích rừng và cây phân tán trên địa bàn tỉnh không thực hiện chức năng điều tiết nguồn nước mặt chủ yếu, nhưng có chức năng chính trong điều tiết nguồn nước ngầm cho hoạt động này. Nhưng để triển khai có hiệu quả

trong Đề án xây dựng tất cả các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sinh hoạt trên toàn tỉnh đều phải chịu chi trả DVMTR là 40 đồng/m3 nước thương phẩm.

Phương án 2:

Thu phí DVMTR cho tất cả các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Nhưng đề xuất mức thu khác nhau cho từng khu vực: khu

vực nông thôn đề xuất mức thu 20 đồng/m3 và khu vực thành thị mức thu 40 đồng /m3 nước thương thẩm.

Phương án 3:

Chưa thu phí DVMTR đối với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, vì:

- Đến thời điểm này Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, ngành hướng dẫn chưa đầy đủ các đối tượng phải có nghĩa vụ chi trả phí DVMTR. Khi có hướng dẫn đầy đủ sẽ triển khai thực hiện.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa tổ chức tập huấn để học tập kinh nghiệm, các tỉnh trong khu vực chưa triển khai, nếu tỉnh ta triển khai Đề án trong giai đoạn này dễ bị thiếu sót.

- Đề án thực hiện giá nước sinh hoạt tăng lên, hạn chế số hộ sử dụng; các nhà dầu tư trong lĩnh vực này sẽ chuyển sang tỉnh khác chưa triển khai Đề án để đầu tư vì hiệu quả sẽ cao hơn; trong khi Tỉnh đang chủ trương khuyến khích các hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch và ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

- Diện tích rừng và cây phân tán trên địa bàn tỉnh không thực hiện chức năng chủ yếu để điều tiết và duy trì nguồn nước mặt cho hoạt động này, mà chức năng này chủ yếu là do sông Mê Kông cung cấp nên đối tượng cung cấp DVMTR chính không phải là diện tích rừng và cây trồng phân tán của tỉnh.

* Phân tích và chọn phương án thực hiện:

- Nếu thực hiện theo phương án 1, thì tất cả các hộ sử dụng nước sạch trong sinh hoạt đều phải chịu trả thêm 40 đồng/m3 nước thương phẩm. Thực hiện theo phương án này phù hợp chủ trương Chính sách chi trả DVMTR theo hướng dẫn của Chính phủ, với tổng nguồn thu DVMTR theo phương án này (kể cả thu phí dịch vụ

du lịch) khoảng 1.505 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, đối với các hộ ở nông thôn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nếu thu tăng thêm 40 đồng/m3 nước thưong phẩm cũng làm ảnh hưởng đến chủ trương khuyến khích sử dụng nước sạch trong sinh hoạt nhất là tại khu vực nông thôn; các nhà đầu tư sẽ ngần ngại đầu tư vào sản xuất và cung ứng nước sạch, vì các hộ dân sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu sử dụng nước sông, sử dụng nước sạch cho ăn uống nên sử dụng ít, đầu tư kém hiệu quả.

- Nếu thực hiện theo phương án 2, thì tất cả các hộ sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của tỉnh đều phải chịu trả phí sử dung DVMTR, nhưng căn cứ tình hình thực tế của địa phương, mà mức thu có khác nhau: Khu vực thành thị mức phí chi trả là 40 đồng /m3, khu vực nông thôn mức phí chi trả đề xuất là 20 đồng/m3. Do các hộ dân sống ở nông thôn đa số sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồng lúa và nuôi thủy sản thu nhập không ổn định phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và thị trường tiêu thụ nông sản . . . nên thu nhập khu vực này thường thấp hơn các khu

vực khác, các phúc lợi xã hội nông thôn được hưởng thấp hơn thành thị. Mặc khác mật độ dân cư vùng nông thôn thưa thớt các nhà đầu tư ngại đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cung ứng nước sạch do suất đầu tư lớn nhưng hiệu quả mang lại thấp; để khuyến khích khu vực nông thôn sử dụng nước sạch trong điều kiện nước sông, kênh, rạch vùng nông thôn hiện nay bị ô nhiễm và bẩn do chất hoá học độc hại phát sinh trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi . . . Vì vậy, phương án này đề xuất giảm mức thu phí chi trả DVMTR ở khu vực nông thôn còn 20 đồng/m3 để khuyến khích người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, để tạo động lực để các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào khu vực này. Thực hiện theo phương án này phù

hợp việc thực hiện chủ trương tăng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch cho khu vực nông thôn của tỉnh và chính sách chi trả DVMTR của Chính phủ, với tổng nguồn thu DVMTR theo phương án này khoảng 1.101 triệu đồng/năm.

- Nếu chọn phương án 3, Không thu phí DVMTR đối với các hộ sử dụng nước sinh hoạt trong tỉnh. Thực hiện phương án này giá thành nước không tăng thêm, tạo điều kiện tốt để hoàn thành các chỉ tiêu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt tỉnh đề ra. Nhưng sẽ không có nguồn kinh phí bổ sung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng và không thực hiện có hiệu quả Chính sách chi trả DVMTR của Chính phủ.

* Chọn phương án:

Qua phân tích 3 phương án thu phí sử dụng DVMTR đối với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất Đề án chọn phương án 2 để thực hiện Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, với các lý do sau:

- Bảo đảm được tính khoa học và tính thực tiễn:

+ Tính khoa học: Tất cả các đối tượng có sử dụng chức năng điều tiết và duy trì nguồn nước của rừng thì phải chịu chi trả phí sử dụng DVMTR cho đối tượng cung ứng DVMTR.

+ Tính thực tiễn: Khu vực nông thôn là khu vực sử dụng dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước của diện tích rừng trong tỉnh nhiều hơn khu vực thành thị, nhưng thực tế cuộc sống của dân nông thôn còn nhiều khó khăn so với thành thị, trong khi các chính sách xã hội họ không được thừa hưởng bằng khu vực thành thị.

Đề xuất mức chi trả phí DVMTR khu vực thành thị và nông thôn như trình bày trên là hợp lý và có tính khả thi.

- Thực hiện phương án nầy có nguồn thu phí sử dụng DVMTR tương đối, đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời đảm bảo thực hiện tốt chủ trương Chính sách chi trả DVMTR của tỉnh theo chỉ

đạo của Trung ương.

- Thực hiện theo phương án này không làm ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng nước sạch của tỉnh trong giai đoạn hiện tại và định hướng sắp tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh đồng tháp (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)