Xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng thực thi chi trả DVMTR

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh đồng tháp (Trang 83 - 86)

Hộp 1. Nguyên nhân về sự chậm chi trả của người mua DVMT

4.5.2 Xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng thực thi chi trả DVMTR

Bảng 4.4 Công cụ SWOT phân tích dạng ma trận

Điểm mạnh Điểm yếu

Cơ hội S – O W – O

Thách thức S – T W - T

4.5.2.1 S – O: Dùng cơ hội để phát huy điểm mạnh

 S1 – S2 – O1: Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa ngành lâm nghiệp bằng cách cải thiện rừng và giao đất lâm nghiệp, thành lập hợp đồng với cộng đồng địa phương, đảm bảo lợi ích nhằm tăng cường nguồn lực tài chính từ chi trả

DVMTR.

 S1 – O3: Tăng cường tính pháp lý của chi trả DVMTR để các bên có liên quan đến chi trả DVMTR hoạt động hiệu quả hơn.

 S2 – O4: Nâng cao tinh thần trách nhiệm giữa các bên liên quan trong việc chi trả tiền dịch vụ, giúp giảm bớt chi phí từ ngân sách nhà nước cho việc quản lý và bảo vệ rừng.

 S2 – O2: Tổ chức hội nghị đánh giá, rút kết kinh nghiệm qúa trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện tập huấn cho cán bộ lâm nghiệp

 S3 – O3: Tiến hành rà soát lại nguồn tài liệu, dữ kiện, hồ sơ từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp, các chương trình dự án thực hiện trước nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, thống nhất hồ sơ diễn biến rừng, kết hợp với số liệu điều tra tài nguyên rừng hàng năm làm cơ sở dữ liệu cho việc thực hiện chi trả

DVMTR.

 S4 – O3: Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, có sự tham gia của người dân nhận khoán với chính quyền địa phương và các bên liên quan

để đảm bảo tính minh bạch trong chi trả, nhanh chóng phản hồi những biến động tài nguyên rừng cho đơn vị chủ quản.

4.5.2.2 S – T:Dùng điểm mạnh để vượt qua thách thức

 S1 – S2 – T1: Cần đẩy mạnh nghiên cứu về giá trị của từng loại dịch vụ cũng như các hình thức dịch vụ khác như các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước, sử dụng nguồn nước nuôi trồng thủy sản để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho chi trả DVMTR.

 S3 – T3 – T4: Xây dựng kế hoạch xin nguồn kinh phí từ nguồn thu DVMTR và các bên liên quan để tăng cường chất lượng cho việc kiểm tra giám sát diện tích rừng và tuyên truyền chính sách.

 S2 – S3 – T5: Có cơ sở pháp lý rõ ràng để tiến hành xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sinh hoạt, minh bạch tài chính thông qua chính quyền trung ương và UBND tỉnh quyết toán.

 S2 – S3 – T2 – T6: Lập kế hoạch, chương trình hỗ trợ về mặt pháp lý từ

chính quyền nhằm thay đổi ý thức, tập quán canh tác của các hộ dân sống phụ thuộc vào rừng. Tiền chi trả DVMTR giúp cho cuộc sống của các hộ nghèo nâng cao, giúp họ nhận thức rõ được lợi ích của chính mình gắn liền với việc bảo vệ rừng.

4.5.2.3 W – O:Dùng cơ hội để giảm thiểu điểm yếu

 W1 – O1: Đẩy mạnh việc phổ biến về chính sách đến các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân để có được sự đồng thuận cao.

 W2 – O3: Lập bản đồ phân vùng diện tích chi trả dựa vào các công cụ khoa học như GIS, MAPINFO…để cập nhật số liệu và giám sát thực hiện.

 W3 – O2: Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra giám sát, tang cường sự phối hợp với Ban quản lý rừng và chính quyền kiểm lâm.

 W4 – O2 – O3: Giảm thiểu cơ cấu thực hiện chi trả DVMTR và các bên liên quan trung gian giao dịch, để cho đôi bên cung cấp dịch vụ và bên mua tự

giao dịch với nhau để giảm bớt chi phí hành chính.

4.5.2.3 W – T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu

 W1 – T2 – T3: Thông qua các cuộc họp dân ở cấp xã, thôn và thông tin từ

Ban quản lý rừng trong quá trình chuẩn bị các hợp đồng bảo vệ rừng để nâng cao nhận thức của các hộ dân.

 W6 – W9 – T8: Nâng cao năng lực cho cán bộ để họ có thể giúp cá nhân người mua dịch vụ lẫn công ty du lịch vì công ty du lịch không hiểu rõ vẻ đẹp cảnh quan đóng góp như thế nào cho công việc kinh doanh của họ.

Những người sử dụng dịch vụ khác nhau có sự sẵn sàng chi trả khác nhau dựa trên số doanh thu của họ (doanh thu càng cao thì mức độ sẵn sàng chi trả

càng cao); Có những sự khác biệt đáng kể trong việc tính toán số tiền chi trả

(ví dụ, dựa theo phí vào cổng và dựa theo doanh thu). Khi họ hiểu rõ lợi ích và quyền pháp lý của mình khi ký kết thỏa thuận, tăng khả năng thành công của chi trả DVMTR.

 W5 – W7 – T7: Đẩy nhanh tiến độ điều tra diện tích và hiện trạng rừng trên toàn diện để có thể xác định mức chi trả trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính công bằng, minh bạch dễ giải quyết khiếu nại khi có mâu thuẫn xảy ra.

Qúa trình phân tích SWOT và kết hợp với bốn yếu tố SW, SO, WT, WO như trên đưa ra các các giải pháp ưu tiên giúp cho tỉnh Đồng Tháp tận dụng cơ hội, tránh những nguy cơ, khắc phục điểm yếu và sử dụng triệt để điểm mạnh của mình trong quá trình xây dựng chính sách chi trả DVMTR.

CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ

DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh đồng tháp (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)