CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ
3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp
3.3.1 Tổ chức quản lý rừng
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Tháp và thực thi chính sách chi trả DVMTR có hiệu quả, có sự tham gia của các Sở, ngành tỉnh như sau:
Sở nông nghiệp và pháp triển nông thôn
+ Giúp UBND tỉnh quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của địa phương sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Tổ chức thực hiện phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; giúp UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư và
giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định;
+ Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về
sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; chế biến và bảo quản lâm sản; phòng và chống dịch bệnh gây hại rừng, cháy rừng;
+ Chịu trách nhiệm phê duyệt phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác rừng; giúp UBND tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và UBND cấp huyện sau khi được phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương; việc phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng [15].
Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện có rừng xác định diện tích của từng đối tượng cung ứng DVMTR để làm cơ sở chi trả DVMTR [15].
Sở Tài chính
Hướng dẫn và tham mưu UBND tỉnh về nguồn kinh phí cho các sở, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng.
Các Sở ban ngành có liên quan
Công thương, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục Thuế tỉnh . . . thống kê xác định các đối tượng có sử dụng DVMTR về doanh thu, sản lượng giúp cho việc xác định đối tượng, mức chi trả của từng đối tượng sử dụng DVMTR đúng quy định.
Chi cục Kiểm lâm
Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn:
1. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật và thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Tổ chức chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi toàn tỉnh;
3. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh;
4. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
5. Xây dựng lực lượng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm
6. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng kỷ luật đối với công chức kiểm lâm của tỉnh theo quy định của Pháp luật;
7. Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ; chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo hướng dẫn của Cục Kiểm lâm;
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cấp có thẩm quyền phân công.
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức quản lý rừng
Trong Tỉnh Đồng Tháp, không có thành lập Ban quản lý rừng mới mà thay vào đó là Ban Chỉ đạo Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đồng Tháp kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ này chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định giao nhiệm vụ cho Ban quản lý Dự án trồng rừng tỉnh là đơn vị làm thay nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, vì nguồn thu này không lớn, không cần tổ chức bộ máy quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng sẽ tốn thêm chi phí.