Vi phạm về chi trả DVMTR bị phạt tới 50 triệu đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh đồng tháp (Trang 89 - 94)

Bộ NN&PTNT đã dự thảo bổ sung Điều 9a Nghị định số 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chính sách chi trả DVMTR.

Cụ thể, Bộ đề xuất quy định xử phạt đối với người sử dụng DVMTR khi có hành vi sau: Không ký hợp đồng chi trả DVMTR; không kê khai số tiền chi trả DVMTR (chi trả gián tiếp); không chi trả hoặc không chi trả đầy đủ, đúng hạn số tiền sử dụng DVMTR. Đối với chủ rừng khi cố ý giữ lại không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ DVMTR cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng hoặc cam kết ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng.

Mức xử phạt được Bộ NN & PTNT đề xuất từ 500.000 đồng đến 500 triệu đồng tùy hành vi, mức độ vi phạm.

Nguồn: chinhphu.vn

Xây dựng cơ sở pháp lý cho các đối tượng được hưởng lợi từ DVMTR theo quy định tại Nghị định 99, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn xác định đối tượng,

định mức chi trả để làm cơ sở tính phí như các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng. Trước mắt, tại thời điểm này cần cập nhật các thông tin sau:

- Lập danh sách các cơ sở đang hoạt động sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước để sử dụng sản xuất. Thu thập, thống kê khối lượng nước sử dụng của các đơn vị này tại các khu, cụm công nghiệp và các nhà máy bên ngoài (trong phạm vi địa bàn tỉnh Đồng Tháp).

- Lập danh sách các cơ sở đang nuôi trồng thủy sản sử dụng nguồn nước rừng cung cấp. Thu thập số liệu diện tích, loại thủy sản nuôi trồng căn cứ vào các định mức kỹ thuật chuyên ngành để tính khối lượng nước cần sử dụng trong quá trình nuôi hàng năm.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các văn bản hướng dẫn phải cụ thề, dễ hiểu và đễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia DVMTR.

5.2.2.5 Cải thiện chất lượng rừng nhằm đảm bảo những lợi ích từ rừng, sử dụng đất, tái đầu tư nông nghiệp cho cộng đồng dân cư sống bằng rừng

Để nâng độ che phủ của rừng, ngoài việc trồng rừng tập trung trên đất trống qui hoạch lâm nghiệp, sự hỗ trợ từ cơ quan chủ quan như sở Nông nghiệp và Chi cục kiểm lâm địa phương là cần thiết để tạo sự chuyển biến trong phương thức sử dụng đất lâm nghiệp như sau

- Giúp chủ rừng quy hoạch, quản lý và bảo vệ tốt phần diện tích rừng được giao. Điển hình như trong công tác phát triển rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, mỗi năm trồng 50ha rừng tràm tại phân khu phục hồi sinh thái A5 theo thiết kế băng cản lũ, cản sóng gió đầu nguồn tràn vào vườn; phủ xanh diện tích rừng nhằm tăng độ che phủ bảo vệ hệ sinh thái rừng bền vững;

- Hỗ trợ kinh phí trồng rừng và chăm sóc rừng trên các diện tích rừng bị chặt phá, bị cháy. Cụ thể: Đối với diện tích trồng rừng sản xuất, tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí cây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho hộ gia đình có đất

quy hoạch lâm nghiệp, mỗi năm trồng 300ha, tập trung tại 2 huyện Tháp Mười và Cao Lãnh nhằm tăng diện tích rừng phòng hộ bảo vệ tính mạng và tài sản, giúp nhân dân an tâm lao động sản xuất; cung cấp gỗ trong xây dựng nhà cửa, cầu nông thôn, chuồng trại chăn nuôi. Riêng diện tích cây phân tán mỗi năm trồng dao động từ 2.000.000 - 2.500.000 cây tại các tuyến phòng thủ biên giới, đê bao bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lộ nông thôn, sân trường...

trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm hướng tới chống sạt lở bảo vệ công trình, tạo bóng mát cảnh quan môi trường [25].

- Hướng dẫn chủ rừng ứng dụng các công nghệ gieo trồng tiên tiến, chăm sóc, thu hoạch các nông, lâm sản mà không gây tác động xấu đến môi trường và nguồn rừng. Tại tỉnh Đồng Tháp, Tháp Mười và Cao Lãnh là 2 địa phương khai thác rừng sản xuất, bình quân mỗi năm khai thác 350ha, tương đương sản lượng 22.400 m3 củi. Song song đó, nơi đây sẽ phát triển thêm đàn ong mật dưới tán rừng tràm với 3.000 đàn, nâng sản lượng khai thác hàng năm đạt 60 tấn. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong xây dựng, trang trí nội thất, chế biến các sản phẩm mộc có giá trị cao, tỉnh cũng phải nhập về bình quân 12.000-15.000m3 gỗ/năm (gỗ tròn và gỗ xẻ) để cung ứng .

Ngoài công tác phát triển rừng, tỉnh tiếp tục tăng cường công tác quản lý, tổ chức bảo vệ rừng, hạn chế thấp nhất tình trạng chặt phá rừng, vào rừng chăn thả gia súc, gia cầm, đánh bắt động vật hoang dã, lấy mật ong và đánh bắt thủy sản trái phép. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ, lâm sản ghi chép sổ sách theo dõi, kiểm tra thường xuyên, đúng qui định, hạn chế thấp nhất các vụ vận chuyển, hoạt động sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản trái qui định pháp luật.

5.2.2.6 Huy động nguồn nhân lực tham gia

Huy động tối đa mọi nguồn lực về tài chính, đất đai, tài nguyên rừng, công nghệ, lao động từ các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong khu vực.

Đưa chiến lược phát triển nguồn nhân lực vào chính sách định hướng phát triển của địa phương để có sự phối hợp hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành khác nhau cũng như có cơ chế để các bên giám sát lẫn nhau trong quá trình thực hiện.

Hộp 4 Ổn định giá nước sinh hoạt khi thực thi chính sách chi trả DVMTR

Khi triển khai chính sách DVMTR trên địa bàn tỉnh, người dân e ngại giá

nước sẽ tăng nên chuyển sang sử dụng nước sông để giảm bớt chi phí. Theo ông Bùi Minh Nhật (phòng Tài chính – công ty TNHH MTV cấp nước và môi trường đô thị tỉnh Đồng Tháp) cho biết: ‘‘Giá nước sinh hoạt do UBND tỉnh quy định theo Quyết định số 19/2014 QĐ-UBND, đã bao gồm phí bảo vệ môi trường 5% (nộp về

Trung ương), nộp 5% cho cục thuế. Nên DVMTR không làm tăng trực tiếp giá nước sinh hoạt, khi công ty cấp nước muốn điều chỉnh giá nước phải trình kế hoạch tàii cíhn cho Hội đồng nhân dân tỉnh và UBND tỉnh ra quyết định. Gía nước sạch nông thôn của các nhà đầu tư cá nhân (không thuộc quản lý của công ty cấp nước đô thị) cũng phải theo quy định của UBND tỉnh Đồng Tháp, không được tự ý tăng giá nước”.

5.2.2.7 Ứng dụng công nghệ khoa học (GIS, viễn thám…) để nâng cao kỹ thuật kiểm soát, xác định diện tích rừng.

Các thành tựu tiến bộ khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về thực thi chính sách chi trả DVMTR, tiếp thu, kế thừa và ứng dụng kết quả các công trình nghiên cứu đã có.Qúa trình áp dụng các phần mềm kỹ thuật GIS và GPS, liên kết các số liệu và bản đồ trên máy tính, cung cấp thông tin chính xác và tin cậy cao cho công tác điều hành quản lý, lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển rừng là cực kì cần thiết.

Đặc biệt, vào đầu năm 2015, Tổng cục Lâm nghiệp thông qua dự án Phát triển hệ thống quản lý thông tin ngành Lâm nghiệp (FORMIS) được tài trợ bởi Chính phủ Phần Lan đã bước đầu phát huy hiệu quả to lớn trong công tác quản lí nhà nước của ngành lâm nghiệp, FORMIS cũng đã tích hợp nhiều phần mềm quản lí ngành lâm nghiệp khác như Cơ sở dữ liệu giống cây trồng lâm nghiệp;

Cơ sở dữ liệu dịch vụ môi trường rừng (DVMTR); Dữ liệu các Cty lâm nghiệp

và BQL rừng; Bản đồ hiện trạng rừng của 4 chu kỳ từ 1990 đến 2010 [24]. Hệ thống FORMIS có thể kết hợp với hệ thống GIS và viễn thám để cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm với độ chính xác cao, cho phép kết xuất các báo cáo và bản đồ ở các cấp từ chủ rừng, nhóm chủ rừng, tổ quản lí rừng, cấp xã, huyện, tỉnh tại bất kỳ thời điểm nào [26].

Việc tích hợp các phần mềm mới giúp tiết kiệm thời gian xây dựng từ đầu lại bộ cơ sở dữ liệu đất tại địa phương, giảm bớt chi phí rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp khi cần xác định mức chi trả DVMTR, đảm bảo tính công bằng, minh bạch dễ giải quyết khiếu nại khi có mâu thuẫn xảy ra giữa bên cung và sử dụng DMVTR.

5.2.2.8 Mở rộng hợp tác trong các nghiên cứu liên quan tới chi trả DVMTR

Mở rộng hợp tác nghiên cứu với những tỉnh đã tiến hành chính sách DVMTR giúp Đồng Tháp tiếp cận được những kinh nghiệm hữu ích, cách làm mới, đổi mới công nghệ, mở rộng đào tạo nguồn nhân lực góp phần hoàn hiện việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh đồng tháp (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)