Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh đồng tháp (Trang 43 - 49)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ

2.4 Tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan

Megan Butler (2010), Meagan Hume, Chou Moua, Shruti Saxena, Đánh giá tính thực thi của việc thực thi chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường (PFES) tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Báo cáo này được thực hiện bởi nhóm Nghiên cứu viên đến từ trường Đại học Minnesota, Mỹ kết hợp với nhóm chuyên gia của CORENARM, thực hiện tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc tế giữa Trung tâm CORENARM và đại học Minnesota.

Bài viết này dựa trên nghiên cứu tài liệu hiện có về tổng quan của chương trình tài nguyên thiên nhiên đối với sinh kế của cộng đồng phụ thuộc vào rừng và bảo vệ rừng. Chính sách chi trả dịch vụ hệ sinh thái được thực hiện nhằm khuyến

khích sự giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách bù đắp các chi phí bảo vệ rừng cho các cộng đồng phụ thuộc vào rừng nghèo khổ nhất. Chương trình PFES ở Việt Nam được áp dụng bắt đầu từ năm 2010, nhưng vẫn chưa được triển khai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế, địa bàn của nghiên cứu này.

Nhóm nghiên cứu thực hiện các cuộc phỏng vấn cộng đồng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên – Huế để xác định những cạm bẫy tiềm năng và thành công có thể khi thực hiện PFES. So sánh với các địa bàn khác, đặc biệt là ở tỉnh Lâm Đồng, cho thấy các cộng đồng ở Nam Đông cần được hỗ trợ từ các tổ chức hiện có để làm rõ những lợi ích khi tham gia PFES.

Trong quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu từ các cộng đồng, các tác giả nhấn mạnh về một số hỗ trợ và rào cản đối với việc quản lý rừng do cộng đồng đảm nhận. Hầu hết các cộng đồng này có liên quan rất lớn tới bất kỳ dự án PFES tại huyện Nam Đồng.

Đầu tiên, yêu cầu quan trọng đối với bất kỳ dự án nào là được cung cấp một nguồn hỗ trợ tài chính ổn định cho các dự án. Một số cộng đồng ngưng tham gia vào các dự án bảo vệ rừng chủ yếu là do kinh phí đã hết.

Vấn đề thứ hai mà nhóm nghiên cứu nhấn mạnh là sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đi kèm với một mối quan hệ minh bạch, sẵn sàng hợp tác là cực kỳ cần thiết cho bất kỳ dự án nào. Điều này giúp giải quyết bất kỳ mối vấn đề sau này như khai thác rừng bất hợp pháp, cuộc xung đột trên ranh giới và quyền sở hữu.

Thứ ba, nhóm nghiên cứu chú trọng việc đào tạo những kỹ năng hữu ích như làm việc theo nhóm, tuần tra và bảo vệ rừng tốt hơn, điều này giúp ích không nhỏ cho đời sống tương lai của cộng đồng huyện Nam Đông.

Nguyễn Thị Kim Chi (2014), Đánh giá công tác thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực thi của chính sách tại tỉnh Lâm Đồng, trường đại học Bách Khoa.

Bài báo cáo nghiên cứu chính sách thực thi chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với điển hình tại huyện Lạc Dương dựa vào kết quả khảo sátvà đánh giá

tình hình thực hiện DVMTR, từ đó đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi chính sách cho cả tỉnh Lâm Đồng.

Tác giả tiến hành điều tra hiện trạng thực thi chính sách DVMTR bằng cách lập phiếu điều tra cho các đối tượng sau: Nhà máy thủy điện Đạ Khai (xã Đa Nhim), nhà máy nước Đankia (thị trấn Lạc Dương), ban quản lý bảo vệ rừng tỉnh Lâm Đồng và 22 hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng.

Tác giả dựa vào đó đánh giá tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR sau 5 năm thực hiện tại tỉnh Lâm Đồng, đồng thời đề xuất xây dựng hệ số K5 (đối với đối tượng cung ứng DVMTR) và F (đối với đối tượng sử dụng DVMTR) nhằm điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo thời giá cùng với các giải pháp chính để DVMTR ngày càng hoàn thiện hơn.

Nguyễn Thị Đông (2013), Nghiên cứu các giải pháp thu phí dịch vụ môi trường rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên, Trường đại học Thái Nguyên.

Rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc với diện tích 2.447,98 ha có vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh của thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, là rừng phòng hộ bảo vệ lưu vực chính của Sông Công, đồng thời là khu du lịch sinh thái, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, bảo vệ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, trong thời gian qua rừng đang bị tàn phá do sự quản lý thiếu chặt chẽ và khai thác quá

mức của người dân.

Nghiên cứu các giải pháp thu phí DVMTR phòng hộ tại tỉnh Thái Nguyên, bao gồm:

+ Điều tra, đánh giá nhu cầu sử dụng DVMT;

+ Đánh giá hoạt động du lịch trên địa bàn và nghiên cứu khả năng chi trả DVMT của các công ty du lịch và khai thác nước sạch;

+ Điều tra hoạt động sản xuất thủy điện và khả năng chi trả DVMT của nhà máy thủy điện trên địa bàn;

+ Nghiên cứu và đánh giá khả năng hấp thụ cacbon của một số loài thực vật chính thuộc rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc. Từ đó định lượng khả

năng hấp thụ các bon tại khu vực nghiên cứu;

+ Xác định các đối tượng được chi trả và xây dựng cơ chế phân chia lợi ích từ DVMTR đem lại.

Để đạt được những nội dung trên, tác giả sử dụng 4 phương pháp nghiên cứu chính yếu:

+ Phương pháp đánh giá nhanh môi trường

+ Phương pháp tham vấn cộng đồng (FPIC): Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cộng đồng trong việc xây dựng hệ thống chia sẻ lợi ích từ dịch vụ môi trường thông qua hình thức phổ biến là họp thôn, phỏng vấn và trò chuyện thân mật với người dân...

+ Phương pháp xác định khả năng hấp thu cácbon rừng (cacbon lưu giữ trong thực vật thân gỗ trên mặt đất): Bao gồm việc xác định ô tiêu chuẩn để xác định số lượng cây thân gỗ trong khu vực nghiên cứu từ đó xác định lượng Cabon hấp thụ trong sinh khối tươi và khô của thực vật rừng.

+ Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng mô hình tính toán, dự đoán lượng nước và sản lượng điện sản xuất trong trường hợp có rừng và rừng bị suy thoái.

+ Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm: Các mẫu nước mặt, nước ngầm, đất, không khí được lấy mẫu bảo quản và phân tích theo đúng quy chuẩn.

Kết quả của luận văn là một mô hình hữu hiệu về chi trả DVMTR trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh có điều kiện tương tự.

Hoàng Thị Thu Hương (2011), Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam:

nghiên cứu điển hình tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, trường Đại học quốc gia Hà Nội.

Báo cáo nghiên cứu thực trạng thực hiện chi trả dịch vụ môi trường (PFES) tại Việt Nam: cơ hội và thách thức. Tìm hiểu hiện trạng chi trả DVMTR (PFES) ở xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Nhận thức của người dân sau khi thực hiện PFES. Phân tích các tác động của PFES mang lại cho cộng đồng địa phương về kinh tế, môi trường và xã hội. Đề xuất cơ sở để PFES góp phần hiệu quả

hơn vào công cuộc giảm nghèo.

Tác giả nhận định PFES là công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó và PFES đại diện một mô hình mới của “bảo tồn có điều kiện” mà hứa hẹn sẽ hiệu quả hơn và công bằng hơn. Mặt khác, cộng đồng nhận thức và đánh giá cao về vai trò và lợi ích của PFES đối với công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, vai trò của cộng đồng rất quan trọng trong việc trồng và bảo vệ rừng. Để bảo vệ rừng có hiệu quả cần phải giải quyết tốt mối quan hệ bảo vệ rừng và sinh kế của chủ rừng.

Với tầm quan trọng như vây tác giả quyết định sử dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái kết hợp với sử dụng khung sinh kế bền vững và tiến hành phân tích SWOT cùng các bên liên quan vào trong nghiên cứu.

Kết quả báo cáo cho thấy: Người được chi trả DVMTR nhận thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc cung ứng DVMTR thông qua việc bảo vệ rừng.

DVMTR ở Chiềng Cọ không góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nhưng cũng đã đền đáp được một chút ít cho việc họ bảo vệ, chăm sóc và giữ rừng. Ngoài ra DVMTR không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế cho các chủ rừng mà còn đem lại lợi ích cho bên chi trả DVMTR. Các nhà máy thuỷ điện, công ty cấp nước đã

giảm được các thiệt hại về doanh thu do không phải bỏ các chi phí để khắc phục các thiệt hại do hiện tượng bồi lắng, và thiếu nước….các giá trị phòng hộ của rừng đầu nguồn.

Hầu hết các nghiên cứu về Chi trả DVMTR từ trước đến nay đều nhận định rằng: Chính sách chi trả DVMTR không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế cho người cung cấp và người chi trả các DVMT, mà PFES còn mang lại hiệu quả trong bảo vệ môi trường và hiệu quả trong giảm bớt các gánh nặng xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn điển hình:

Do nhận thức về lợi ích lâu dài của DVMTR của người dân còn hạn chế bởi chi trả DVMTR là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam do đó đưa đến nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Vì thế chưa thiết lập được thị trường về các dịch vụ

sinh thái nên người dân chưa nhận thức được vai trò và những lợi ích có được từ

dịch vụ này.

Thứ hai, việc đào tạo nguồn nhân lực đánh giá, quản lý môi trường chuyên môn về các vấn đề môi trường chưa được nâng cao nên khả năng tiếp nhận và thực hiện cơ chế quản lý môi trường mới còn nhiều khó khăn. Ngoài ta, các phương pháp và kỹ năng để xác định, định lượng và giám sát PFES còn nhiều thiếu thốn nên chưa kiểm soát được hết trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng đồng.

Đúc kết kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước, việc xây dựng chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Đồng Tháp dự đoán sẽ có gặp phải những bất cập điển hình như trên phía trước vì thế khi thực hiện luận văn Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Đồng Tháp, sẽ giải quyết được những rào cản đó và hoàn thiện chính sách này trở thành một cơ chế quản lý và bảo vệ môi trường rừng, mang lại lợi ich cho tỉnh Đồng Tháp nói riêng và ngành lâm nghiệp Việt Nam nói chung.

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG, HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên rừng và đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh đồng tháp (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)