Lý thuyết về chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Yếu tố thành công của quản lý chuỗi cung ứng trong xây dựng nhà thép tiền chế (Trang 22 - 25)

2.1. Các định nghĩa, khái niệm

2.1.1. Lý thuyết về chuỗi cung ứng

Hoạt động cung ứng là quá trình đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dịch vụ… cho hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tiến hành liên tục nhịp nhàng và có hiệu quả (Đoàn Thị Hồng Vân, 2011).

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới kết nối các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau và cộng tác làm việc với nhau để kiểm soát, quản lý và nâng cao dòng vật liệu và dòng thông tin từ các nhà cung cấp đến người dùng cuối cùng (J Aitken, trích dẫn bởi Christopher, 2005).

2 Hình 2.1: Cấu hình của một chuỗi cung ứng trong sản xuất (Vrijhoef và Koskela, 2000)

3.1.1.2. Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng

Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng (SCM) rất đa dạng, tùy theo quan điểm ứng hoàn cảnh cụ thể. Theo Johnston (1995) thì SCM là quá trình quản lý có chiến lược về sự di chuyển và lưu trữ vật tư, bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh từ nhà cung cấp, qua công ty và đến khách hàng. Swaminathan và Tayur (2003) chia SCM thành phạm trù: cấu hình (hướng đến thiết kế) liên quan đến hạ tầng cơ sở để chuỗi cung ứng hoạt động, và sự phối hợp (hướng đến hoạt động) là các vấn đề liên quan đến thực hiện thực tế một chuỗi cung ứng. Schneeweiss và Zimmer (2004), cũng coi SCM nhƣ là một việc quản lý mà phải làm với sự phối hợp quy trình hậu cần (logistics) đang được kiểm soát bởi các tổ chức độc lập trong môi trường quốc

Nhà cung cấp Nhà sản xuất Nhà rắp ráp Nhà bán lẻ Khách hàng Dòng vật liệu (cung cấp, sản xuất, phân phối…)

Dòng thông tin (đặt hàng, kế hoạch, dự báo…)

HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 20 tế và toàn cầu hóa thị trường với sự tập trung vào thế mạnh cốt lõi của các tổ chức.

SCM đƣợc định nghĩa là sự phối hợp giữa những công ty độc lập, nhằm tăng hiệu quả toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách xét đến nhu cầu của từng thành viên trong chuỗi (Lau và ctv, 2004). Theo Tommelein (2003), SCM nhƣ là việc cộng tác trong tiến hành công việc của một nhóm công ty và các tổ chức có trong một mạng lưới các quá trình có liên quan được dựng lên nhằm thỏa mãn cao nhất cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời mang lại hiệu quả cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng.

Sự phối hợp là việc quản lý sự phụ thuộc giữa các hoạt động (Malone, 1994).

Nó là sự phụ thuộc lợi ích giữa hai hay nhiều tổ chức đã được xác định trước nhằm đạt đến mục tiêu chung. Nó cũng liên quan đến sự hòa nhập các bộ phận khác nhau trong một tổ chức hay các tổ chức khác nhau trong SCM để hoàn thành một loạt tác vụ và để đạt đƣợc lợi ích đồng thời (Christopher, 2005). Chúng có liên quan đến những mối quan hệ chính thức, những mục tiêu, những hành động có ràng buộc lẫn nhau, tương thích với nhau và phổ biến (Wong, Johansen và Hvolby, 2004)

2.1.1.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng

Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu 3 thành phần: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng (Nguyễn Tuyết Mai, 2006).

3 Hình 2.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng

Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm, dịch vụ và nguyên liệu đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Thông thường, nhà cung cấp đƣợc hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực tiếp nhƣ vật liệu thô, các chi tiết sản phẩm, bán sản phẩm. Các công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh đƣợc gọi là nhà cung cấp dịch vụ.

Đơn vị sản xuất: là đơn vị sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất đƣợc sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo lên sự thông suốt của dây truyền cung ứng.

Nhà cung cấp Nhà sản xuất Khách hàng

HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 21 Khách hàng: là người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất

2.1.1.2. Các yếu tố cơ bản dẫn dắt chuỗi cung ứng

Dây chuyền cung ứng đƣợc cấu tạo từ 5 thành phần cở bản. Các thành phần này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây truyền cung ứng:

(Nguyễn Công Bình, 2008) (nhƣ hình 2.3):

Sản xuất (Làm gì, khi nào, nhƣ thế nào)

Tồn kho (Sản xuất bao nhiêu, dự trữ bao nhiêu) Vị trí ( Nơi nào tốt nhất cho hoạt động nào) Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển nhƣ thế nào) Thông tin (Nền tảng để đƣa ra quyết định)

4 Hình 2.3: Năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng 2.1.1.3. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp lớn đã nhận định Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) có vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp vì việc quản lý đƣợc xem xét từ đầu vào, đi qua quá trình sản xuất và phân phối. Nó giúp doanh nghiệp đƣa ra chiến lƣợc thu mua vật liệu đầu vào cho sản xuất, tối ƣu hiệu quả quá trình sản xuất và hỗ trợ đắc lực cho quá trình phân phối (Nguyễn Tuyết Mai, 2006).

Vật liệu đầu vào: Rất nhiều công ty đã gặt hái đƣợc thành công to lớn nhờ giải pháp và chiến lƣợc SCM thích hợp thông qua các khâu nhƣ: chọn đúng

1.Sản xuất 2.Tồn kho

4. Vận chuyển 3. Vị trí

5. Thông tin

HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 22 nguồn nguyên liệu, vị trí kho bãi, xác định lƣợng dự trữ phù hợp, tổ chức vận chuyển tốt nên giảm đƣợc chồng chéo và giảm chi phí. Việc lên kế hoạch cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp làm đƣợc điều đó.

Nâng cao hiệu quả sản xuất: SCM xem xét dòng vật liệu đi qua trong suốt quá trình của chuỗi cung ứng, nhờ đó nó sẽ tìm ra những mối liên kết chủ yếu giữa các công đoạn sản xuất và quá trình sản xuất và với các quá trình khác của chuỗi cung ứng. Nhờ quy trình cung ứng khép kín từ khâu chuẩn bị, sản xuất, phân phối với thông tin đƣợc cập nhật liên tục sẽ giúp việc lên kế hoạch sản xuất đúng lúc cần, từ đó giảm cả tồn kho nguyên liệu và tồn kho thành phẩm.

Hỗ trợ đắc lực cho phân phối: Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đƣa sản phẩm đến nơi cần và đúng vào thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng với chi phí nhỏ nhất.

2.1.1.4. Ý nghĩa của quản lý cung ứng

Quản lý cung ứng có nhiều ý nghĩa, cụ thể (theo Đoàn Thị Hồng Vân và ctv, 2011).

Đảm bảo cho sản xuất tiến hành nhịp nhàng, liên tục.

Tạo điều kiện nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, kích thích các hoạt động sáng tạo, áp dụng kỹ thuật mới, tạo ra các năng lực sản xuất mới.

Tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm.

Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho đơn vị.

Một phần của tài liệu Yếu tố thành công của quản lý chuỗi cung ứng trong xây dựng nhà thép tiền chế (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)