CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu bảng câu hỏi, quy trình nghiên cứu và các công cụ dùng trong nghiên cứu
3.1.1. Giới thiệu bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu. Việc thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát mang lại nhiều thuận lợi, nhƣ có đƣợc thông tin từ một số lượng lớn người tham gia, giúp làm rõ vấn đề nhanh chóng, thực hiện dễ dàng cho mọi đối tƣợng, và có thể thu thập dữ liệu cần thiết từ nhiều cơ quan hay đơn vị khác nhau trong thời gian ngắn.
Bảng câu hỏi khảo sát là một trong những công cụ hiệu quả dùng để thu thập thông tin phản hồi từ các thành viên có liên quan. Tuy nhiên, cũng chính vì thế, kết quả của nghiên cứu lại phụ thuộc nhiều vào dữ liệu và thông tin thu đƣợc thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi. Vì vậy, để đảm bảo đƣợc tính khách quan, độ tin cậy và sự chính xác của dữ liệu thu được, việc thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp tiếp cận các đối tƣợng tham gia khảo sát là những vấn đề cần đƣợc quan tâm nhiều trong nghiên cứu.
Những điều quan trọng trong việc thiết kế bảng câu hỏi đó là: Cách đặt câu hỏi phải rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ ý sao cho người trả lời dễ hiểu nhất, sử dụng thang đo phù hợp, ấn định đối tƣợng khảo sát nhằm đảm bảo tính khách quan, tin cậy của dữ liệu thu thập.
Bảng câu hỏi khảo sát đại trà đƣợc hình thành dựa trên kết quả khảo sát vòng phỏng vấn chuyên gia. Sau khi đƣợc chỉnh sửa, đóng góp ý kiến bởi các chuyên gia ta tiến hành tạo bảng câu hỏi khảo sát đại trà với thang đo phù hợp với nghiên cứu.
(Phụ lục 1). Bố cục của bảng câu hỏi: Gồm 3 phần.
- Phần 1: Giới thiệu đề tài và phạm vi nghiên cứu.
- Phần 2: Đánh giá của người khảo sát về các mục hỏi.
- Phần 3: Những thông tin chung về người khảo sát.
HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 33 3.1.2. Quy trình nghiên cứu
9 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
ĐƯA RA DANH SÁCH SƠ BỘ CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG
THIẾT KẾ SƠ BỘ BẢNG CÂU HỎI (BCH)
THỬ NGHIỆM BẢNG CÂU HỎI
BCH CHÍNH XÁC, RÕ RÀNG
VÀ DỄ HIỂU KHOÂNG
ĐÚNG CHỈNH SỬA LẠI
BẢNG CÂU HỎI
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
THAM KHẢO Ý KIẾN NHỮNG NGƯỜI CÓ KINH NGHIỆM
KHẢO SÁT ĐẠI TRÀ ĐÚNG
THU LẠI BẢNG CÂU HỎI
DÙNG SPSS XỬ LÝ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
PHAÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN, KIEÁN NGHÒ
HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 34 Theo sơ đồ quy trình nghiên cứu ở trên thì việc xác định vấn đề nghiên cứu rất quan trọng, vấn đề đƣợc xác định đúng thì nghiên cứu mới đúng. Đề tài xác định hai vấn đề chính đó là xác định các yếu tố thành công và đánh giá thực trạng từ đó đề xuất giải pháp. Sau khi xác định đƣợc vấn đề cần nghiên cứu, tiến hành tham khảo các tài liệu liên quan về nhà ở xã hội thông qua các nguồn đáng tin cậy từ: Các bài báo, tạp chí, internet... nhằm tìm ra một số yếu tố thành công tiềm năng ban đầu cho việc quản lý chuỗi cung ứng trong xây dựng nhà thép tiền chế, và thiết lập đƣợc một bảng liệt kê sơ bộ gồm 59 yếu tố thành công đƣợc phân chia vào 6 nhóm yếu tố thành công thuộc 2 phần. Bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu là khảo sát, phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm về quản lý chuỗi cung ứng trong xây dựng nhà thép tiền chế, các chuyên gia được ưu tiên là những người có hiểu biết tốt về chuỗi cung ứng trong xây dựng nhà thép tiền chế và nắm những vị trí chủ chốt của nhà thầu thép. Sau khi đƣợc góp ý chỉnh sửa hoặc thêm bớt các yếu tố mà các chuyên gia đã đề xuất, ta tiến hành đánh giá dữ liệu này và hình thành bảng câu hỏi chính thức, khảo sát chính thức thông qua hai hình thức là phát bảng câu hỏi trực tiếp và gửi qua email. Bước tiếp theo là tổng hợp số liệu khảo sát để tiến hành phân tích số liệu này. Từ số liệu sau khi phân tích thì tiến hành đánh giá và đƣa ra giải pháp trên cơ sở những yếu tố có thứ hạng cao.
3.1.3. Các công cụ thống kê
Với mục tiêu trước tiên của đề tài nhằm xác định các yếu tố thành công của chuỗi cung ứng trong xây dựng nhà thép tiền chế, nên các phân tích đƣợc sử dụng trong nghiên cứu gồm: Phương pháp trị trung bình và xếp hạng các yếu tố, kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman, kiểm định t
- Phương pháp giá trị trung bình và xếp hạng các nhân tố: Phương pháp giá trị trung bình dùng để phân tích dữ liệu sau khi thu thập được từ những người khảo sát nhằm đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố thành công. Mỗi yếu tố đƣợc tính giá trị trung bình trên thang đo Linker 5 mức độ. Dựa trên giá trị trung bình này sẽ biết được những yếu tố nào mà người khảo sát đánh giá cao và làm cơ sở để đánh giá, phân tích những yếu tố thành công trên quan
HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 35 điểm của nhà thầu thép.
- Kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman
Hệ số tương quan Spearman (r) dùng để đo lường mức độ tương quan hay còn gọi là mức độ liên hệ giữa hai biến, hệ số này không có đơn vị và giá trị của nó chạy từ (-1 đến +1).
Hệ số tương quan hạng rs được tính toán trên cơ sở dữ liệu đã được xếp hạng, dùng để kiểm tra mức độ liên hệ trong việc xếp hạng các yếu tố thành công giữa các nhóm quy mô dự án. Giả thiết Ho cho rằng hệ số tương quan hạng Spearman bằng 0, tức là không có sự tương quan nào giữa hai nhóm đánh giá trên ở mức ý nghĩa 5% (mức độ tin cậy là 95%). Giả thiết H1 cho rằng hệ số Spearman khác 0, tức là có sự tương quan giữa các nhóm trên.
- Kiểm định t
Kiểm định giá trị trung bình của hai tổng thể cho hai mẫu độc lập hay còn gọi là kiểm định t đƣợc dùng để tìm sự khác biệt về giá trị trung bình giữa hai nhóm quy mô dự án trong việc đánh giá các yếu tố thành công. Với giả thiết Ho là không có sự khác biệt về trị trung bình các yếu tố thành công giữa các nhóm quy mô dự án với mức ý nghĩa quan sát (p-value), trong đó mức ý nghĩa của kiểm định là 5%. Nếu p-value 5% thì không bác bỏ Ho và nếu p-value < 5% thì bác bỏ giả thiết Ho.
Trước khi kiểm định giá trị trung bình của hai tổng thể thì ta phải kiểm định về sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể hay còn gọi là kiểm định Levene. Giả thiết Ho là phương sai của hai tổng thể bằng nhau, với mức ý nghĩa của kiểm định là 5%. Nếu p-value 5% thì phương sai giữa hai nhóm quy mô dự án là không khác nhau.
- .Kiểm tra KMO và Barlett’s
Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: Là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, trị số KMO càng lớn thì càng thích hợp phân tích nhân tố. Thông thường KMO > 0.5 là phù hợp.
HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 36 KMO =
: Hệ số tương quan.
: Hệ số tương quan riêng phần giữa tất cả các cặp biến.
Barlett’s test of spherycity: Dùng để kiểm định giả thuyết Ho (Ho: Ma trận tương quan tổng thể của biến ban đầu là một ma trận đơn vị tức là các biến ban đầu không đƣợc độc lập). Nếu giả thuyết Ho là đúng tức là ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị (ma trận chéo) thì dùng phân tích thành tố chính (PCA) sẽ không hiệu quả.
3.1.4. Phân tích thành tố chính PCA
3.1.4.1. Điều kiện để phân tích thành tố chính PCA - Các mẫu là đồng nhất.
- Đủ tương quan: Các mẫu phải có sự tương quan với nhau.
- Barlett’s test có ý nghĩa.
- Chỉ số KMO > 0.5. Các tương quan đủ lớn đến mức có thể áp dụng phân tích nhân tố.
3.1.4.2. Khái quát về phân tích thành tố chính
Phân tích thành tố chính (Principle Component Analyst – PCA) là một phương pháp phân tích dữ liệu định tính dùng để nhận biết xu thế chính của tập dữ liệu khảo sát. Mục đích là giảm số lƣợng biến ban đầu bằng một số lƣợng biến ít hơn gọi là các nhân tố hay thành tố.
Giả sử ban đầu ta có p biến quan sát thì tương ứng ta có p thành tố chính.
Phương trình tổ hợp tuyến tính tương ứng với p thành tố chính là :ξ ξ1=w11x1 +w12x2+…+w1pxp.
ξ2=w21x1 +w22x2+…+w2pxp.
…
ξp=wp1x1 +wp2x2+…+wppxp.
- wij : Gọi là trọng số của biến thứ j cho thành tố thứ i.
HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 37 - Thứ tự giảm dần phương sai của ξ1 > ξ2 > …>ξp.
- + +…+ = 1 ; i= 1,…,p.
- + +…+ = 0 (i # j).
- Correlation matrix: là ma trận tương quan giữa các biến, chứa tất cả các hệ số tương quan cặp giữa các cặp biến trong phân tích, dùng để kiểm tra mức độ tương quan giữa các biến, nêu các biến có sự tương quan nhỏ thì phân tích PCA không phù hợp và ngƣợc lại.
- Communality: Lƣợng biến thiên của một biến đƣợc giải thích chung với các biến khác (cũng là phần biến thiên đƣợc giải thích bởi các nhân tố chung) .
- Eigenvalue: Biến thiên của tập biến quan sát đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố rút ra so với so với biến thiên còn lại của tập biến quan sát sau khi nhân tố đƣợc rút ra. Để xác định giữ lại bao nhiêu nhân tố thì căn cứ vào giá trị Eigenvalue (giá trị riêng của nhân tố). Thông thường Eigivenvalue lớn hơn 1 thì giữ lại, những thành tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn các biến gốc.
- Trong phương pháp thành tố chính PCA có ba phương pháp quay nhân tố theo trực giao là: Phép quay Varimax; Phép quay Quarimax; Phép quay Equamax. Trong đó phép quay Varimax thường được sử dụng nhất trong phân tích.
- Loading factor: Hệ số tải nhân tố, là những hệ số tương quan đơn giữa biến và thành tố. Thông thường hệ số này lớn hơn 0.5 là chấp nhận được.
Công thức hệ số tải nhân tố đƣợc tính nhƣ sau:
Wij : Trọng số của biến thứ j đối với thành tố thứ i.
: Giá trị Eigenvalue của thành tố thứ i.
Sj : Độ lệch chuẩn của biến thứ j.
HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 38 - Percentage of variance: Phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởi từng nhân tố. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố cô đọng đƣợc bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu %.
- Residuals: Là các chênh lệch giữa các hệ số tương quan trong ma trận tương quan đầu vào và các hệ số tương quan sau khi phân tích được ước lƣợng từ ma trận nhân tố.
3.1.5. Đồ thị hình mạng nhện (ratio spider diagram)
Dùng để phản ảnh kết quả đạt đƣợc của nhiều chỉ tiêu khác nhau nhƣng có quan hệ với nhau (nhƣng không chặt chẽ, không có quan hệ hàm số nên không thể áp dụng hình thức biểu đồ diện tích hay thể tích) trong một thời gian nhất định.
Trong nghiên cứu này, biểu đồ mạng nhện thể hiện mức độ thực hiện của các yếu tố thành công xét trên những nhóm yếu tố riêng biệt, dựa vào điểm trung bình đánh giá của các yếu tố thành công. Với từng nhóm yếu tố thành công ta sẽ có mức độ thực hiện dựa vào diện tích đa giác đƣợc tạo thành từ điểm trung bình đánh giá của các yếu tố trong nhóm đó, so sánh diện tích đa giác đó với diện tích của đa giác lớn nhất (đƣợc xác định với điểm trung bình đánh giá các yếu tố thành công cao nhất – trường hợp nghiên cứu này chính là thang điểm 5).
Thiết lập công thức so sánh (giữa vùng diện tích mức độ thực hiện thực tế &
mức độ thực hiện hoàn hảo), từ đó rút ra đƣợc những nhận xét hữu ích về tình hình thực hiện các yếu tố thành công thực tế của nhà thầu thép tiền chế hiện nay.