Akintola Akintoye, George McIntosh, Eamon Fitzgerald (2000), đã tiến hành khảo sát về sự cộng tác và quản lý chuỗi cung ứng của nhà thầu với các bộ phận khác trong chuỗi cung ứng xây dựng tại Vương Quốc Anh. Cuộc khảo giúp tác giả nhận ra rằng quản lý chuỗi cung ứng xây dựng mới chỉ ở dạng phôi thai, và rất còn nhiều cản trở cho sự thành công hoạt động cung ứng: văn hóa làm việc, thiếu cam kết quản lý cấp cao, cơ chế hỗ trợ không phù hợp và và thiếu kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu của Ruben Vrijhoef và Lauri Koskela (2000), phân tích chuỗi cung ứng xây dựng trong những trường hợp cụ thể và đưa ra bốn vai trò và những hạn chế của nó cho chuỗi cung ứng xây dựng, những sáng kiến thiết thực trong từng vai trò để cải thiện các chuỗi cung ứng đã phân tích. Tác giả đã rút ra đƣợc là ngay cả trong những trường hợp bình thường, chuỗi cung ứng xây dựng có vấn đề và lãng phí lớn; những lãng phí này thông thường có nguyên nhân gián tiếp từ một giai đoạn trước trong quy trình chuỗi cung ứng; những lãng phí và vấn đề này được gây ra bởi kiến thức lỗi thời và thiển cận trong quản lý chuỗi cung ứng xây dựng. Để cải tiến hiệu quả chuỗi cung ứng xây dựng, theo tác giả cần phải cải thiện hiểu biết về bản chất vấn đề của chuỗi cung ứng xây dựng và hướng vào hành động. Đồng thời, phương pháp thực tế cần phải phát triển để đưa vào các trường hợp và đặc tính cụ thể của ngành xây dựng.
Theo Vrijhoef (1998), những cản trở tới chuỗi cung ứng xây dựng hầu hết đƣợc sinh ra trong những giai đoạn khác của chuỗi hơn là tại nơi phát hiện ra những cản trở (xem hình 2.7)
HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 29 8 Hình 2.7: Những vấn đề trong quá trình xây dựng (Theo Vrijhoef, 1998)
Xue cùng các cộng tác viên (2007), thiết lập cơ chế phối hợp liên quan đến các thành viên trong quá trình xây dựng trên môi trường Internet nhằm cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng. Môi trường Internet cung cấp cơ sở cho thông tin giữa các thành viên, và nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bên phối hợp để thực hiện một quy trình cung ứng xây dựng. Nghiên cứu đưa ra một sườn công việc để xây dựng cơ chế phối hợp như thiết lập mạng lưới thông tin, hợp đồng, mua bán điện tử… áp dụng trong môi trường xây dựng trên nền tảng Internet.
Thiết kế kiến trúc
Thiết kế kỹ thuật
Mua sắm &
chuẩn bị Khách
hàng
Nhà cung cấp
Thầu phụ Công
trường Hoàn chỉnh
côngtrình Sử dụng công
trình
Khó tìm ra sự mong muốn của chủ đầu tƣ Thay đổi những mong muốn của chủ đầu tƣ Những sự rườm rà của thủ tục thay đổi
Hồ sơ thiếu chính xác Thay đổi thiết kế
Chờ đợi chấp thuận thay đổi của kiến trúc sƣ bị kéo dài
Dữ liệu không chính xác
Bản vẽ kỹ thuật không phù hợp thực tế
Dữ liệu không chính xác Thông tin cần thiết không nắm bắt kịp
Đối đầu thương lượng giá Thay đổi đơn hàng
Dữ liệu không chính xác Thông tin cần thiết không nắm bắt kịp
Kế hoạch thiếu tính thực tế
Cấp hàng không theo kế hoạch
Sai sót trong cấp hàng Chu kỳ dự trữ hàng dài Kiện hàng phức tạp Chuyến hàng lớn Hợp đồng phụ không phù
hợp theo thiết kế chính, hợp đồng chính và kế hoạch Trục trặc
trong hoàn thành do vấn đề chất lƣợng Vấn đề chất lƣợng chƣa
đƣợc giải quyết Sử dụng công trình bị trì hoãn do sự hoàn thành cuối cùng
HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 30 Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thủy (2013) còn chỉ ra rằng mục tiêu mong muốn của nhà thầu khi phát triển quan hệ cộng tác cung ứng là đem lại lợi ích cho khách hàng và cho chính nhà thầu hơn là mang lại lợi ích cho nhà cung cấp. Kết quả suy ra một điều rằng nhà thầu tập trung phát triển quan hệ cộng tác với khách hàng có thể vì khách hàng trong ngành xây dựng sẽ giúp nhà thầu dễ dàng dành đƣợc dự án từ khách hàng và vì thiết lập mối quan hệ cộng tác với khách hàng thường khó hơn với nhà cung cấp.
Theo Nguyễn Văn Thủy (2013), chức năng nội bộ của nhà thầu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng, bao gồm việc lên kế hoạch sản xuất, chức năng mua sắm, tồn kho, lưu trữ và vận tải.
Có các rào cản chính trong mối quan hệ cung ứng xây dựng nhƣ thiếu cam kết quản lý cấp cao, kiến thức quản lý cung ứng nghèo nàn, mức cam kết thấp giữa các bên, lợi ích chiến lƣợc không rõ ràng, thiếu công nghệ thông tin phù hợp, cơ cấu tổ chức không phù hợp.
Thêm vào đó, các yếu tố trong phát triển mối quan hệ cung ứng xây dựng cũng được đề cập đến như sự tin tưởng, độ tin cậy của nguồn cung, hỗ trợ của quản lý cấp cao, chia sẻ thông tin, kết hợp thông tin, kết nối kế hoạch kinh doanh, kết nối cung cầu, phát triển nguồn nhân lực, sự quan tâm lẫn nhau, các cuộc hợp thường xuyên giữa các bên.
Albaloushi, Helal and Skitmore, Martin (2008) nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng trong nền công nghiệp xây dựng tại UAE trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xây dựng như hiểu rõ môi trường quản lý chuỗi cung ứng (nhà bán lẻ, nhà sản xuất, nguyên vật liệu), hỗ trợ từ quản lý cấp trên, phương pháp tiếp cận nhu cầu của khách hàng, nền tảng kỹ thuật của chuỗi cung ứng, hỗ trợ các mục tiêu của hệ thống sản xuất liên quan, tuân theo các quy trình của công ty trong giao dịch quản lý chuỗi cung ứng, yếu tố về nhà phân phối.
Albert P.C.Chan và các cộng sự (2004) thì đề cập đến sự quan trọng các yếu tố thuộc về đặc điểm dự án xây dựng nói chung nhƣ: Loại dự án, tính chất của dự án, số sàn của dự án, sự phức tạp của dự án. Mỗi loại dự án xây dựng sẽ có
HVTH: Lê Tiến Tùng – 12083152 31 những đặc điểm và tính chất riêng nên các yếu tố thành công cũng sẽ có sự khác nhau. Dự án càng phức tạp thì mức độ rủi ro, thất bại càng cao.
Nguyen và các cộng sự (2004) cho rằng năng lực là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của dự án xây dựng nên việc trao thầu cho các nhà thầu, các nhà thiết kế cũng phải xem xét đầy đủ và đúng đắn. Xác định mục tiêu dự án rõ ràng, bao gồm cả sứ mệnh chung của dự án và sự cam kết về mục tiêu chung giữa các bên tham gia cũng ảnh hưởng đến sự thành công của dự án (Pinto và Slevin, 1987).