Các lý thuyết sử dụng trong luận án

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ Ảnh Hưởng Từ Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh Tới Kết Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Các lý thuyết sử dụng trong luận án

Để luận giải ảnh hưởng từ các khía cạnh của dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam, luận án vận dụng ba lý thuyết cơ bản làm cơ sở giải để luận giải, bao gồm: Lý thuyết đại diện (Agency theory), Lý thuyết bất định (Contingency theory) và Lý thuyết động lực của Locke (Motivation theory - Goal setting theory)

2.3.1. Lý thuyết đại din

Lý thuyết đại diện là một trong những lý thuyết được sử dụng rộng rãi trong những nghiên cứu về kinh tế và quản trị kinh doanh. Lý thuyết này được hình thành tư việc luận giải về những xung đột lợi ích có thể nảy sinh giữa các chủ thể trong cùng một tổ chức hoặc trong một mối quan hệ kinh tế (Jensen and Meckling, 1976).

Theo đó xung đột lợi ích luôn xảy ra vì mỗi chủ thể đều theo đuổi việc tối đa hóa lợi ích của cá nhân thay vì hướng tới những mục tiêu chung. Để giải quyết sự xung đột này các nhà nghiên cứu đã hình thành hai trường phái của lý thuyết đó là lý thuyết đại diện thực chứng (Positive agency theory) và lý thuyết đại diện hành vi (behaviour agency theory). Trong đó lý thuyết đại diện thực chứng hướng tới việc giải quyết các xung đột trên cơ sở xây dựng các hợp đồng giữa các bên với những nghiên cứu điển hình như Desmaki (1978, 1980), Jensen (1983) và (Eisenhardt, 1989). Trong khi đó lý thuyết đại diện hành vi lại hướng đến việc giải quyết xung đột giữa các đại diện trên cơ sở phân tích hành vi và động lực của họ để điều hòa bằng những lợi ích chung. Nghiên cứu của Pratt and Zeckhauser (1985), Wiserman (1998) là những nghiên cứu điển hình cho trường phái này.

Đối với những nghiên cứu liên quan tới dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, lý thuyết đại diện và cụ thể là trường phái lý thuyết đại diện hành vi được sử dụng chủ yếu trong việc luận giải ảnh hưởng từ mức độ tham gia của nhà quản lý tới khuynh hướng phát sinh dự toán lỏng trong doanh nghiệp. Điển hình như nghiên cứu của Young (1985), Dunk (1993), Webb (2002). Các tác giả này cho rằng nếu nhà quản lý bộ phận được phép tham gia sâu vào dự toán tại bộ phận mà họ quản lý, họ sẽ có xu hướng hạn thấp các chỉ tiêu kết quả như doanh thu, lợi nhuận đồng thời nâng cao các chỉ tiêu đầu vào như chi phí để tối ưu hóa lợi ích cá nhân thay vì lợi ích toàn doanh nghiệp. Thông qua việc phát sinh dự toán lỏng, có thể nói rằng mức độ tham gia của nhà quản lý vào dự toán sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Lu, 2011). Tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu lại tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa kết quả hoạt động của doanh nghiệp với mức độ tham gia vào dự toán sản xuất kinh doanh của họ như Jackson và Schuler (1985), Chenhall và Brownell (1988), Tsui (2001).

Chính vì vậy trong luận án, tác giả sử dụng lý thuyết đại diện theo trường phái hành vi để luận giải ảnh hưởng từ khía cạnh mức độ tham gia của nhà quản lý vào dự toán tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

2.3.2. Lý thuyết động lc

Động lực hay động cơ là vấn đề thường xuyên được bàn luận trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Động lực là một lực lượng thúc đẩy các cá nhân làm việc chăm chỉ hơn để đạt được các mục tiêu ngay cả trong những điều kiện không thật sự thuận lợi. Hầu hết các nghiên cứu về động lực đều chỉ ra rằng sự thỏa mãn nhu cầu chính là nguồn gốc tạo nên động lực, điển hình như nghiên cứu của Maslow (1943) và Mc Clelland (1960). Mc Clelland (1960) chỉ ra rằng động lực làm việc của mỗi cá nhân sẽ được tạo ra nếu họ được thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Chúng bao gồm: nhu cầu về thành tích (achievement motivation), nhu cầu về sự liên kết (Affiliation motivation) và nhu cầu về quyền lực (Power motivation).

Trong khi đó một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng động lực đối với mỗi cá nhân có thể được tạo ra từ chính nội dung và quá trình thực hiện các mục tiêu mà họ được giao điển hình như nghiên cứu của Locke (1990). Theo tác giả, động lực để một cá nhân hoàn thành công việc được giao đến từ một số yếu tố cơ bản là sự rõ ràng của mục tiêu, tính thách thức của mục tiêu, tính phức tạp của mục tiêu, sự phản hồi thông tin và cam kết trách nhiệm. Cụ thể như sau:

-Sự rõ ràng của mục tiêu (Clarity) bao hàm sự rõ ràng về nội dung, thời gian thực hiện và điều kiện thực hiện mục tiêu (Locke, 1990). Mục tiêu càng rõ ràng thì động lực được tạo ra càng lớn

-Tính thách thức và tính phức tạp của mục tiêu (Challenge and Complexity) được phản ánh bằng mức độ khó của mục tiêu. Mỗi cá nhân đều có nhu cầu khẳng định mình nên mục tiêu có tính thách thức và tính phức tạp cao sẽ tạo được động lực lớn đối với họ. Tuy nhiên Locke (1990) cũng khuyến nghị rằng mục tiêu cần có tính thách thức nhưng phải đảm bảo tính khả thi.

-Sự phản hồi thông tin (Feedback) là việc các cá nhân nhận được những đánh giá về tình hình thực hiện các mục tiêu. Sự phản hồi thông tin tạo nên động lực cho các cá nhân đối vì họ cảm thấy được tham gia nhiều hơn, được tôn trọng hơn.

-Cam kết trách nhiệm (Commitment) là giả thuyết về việc các cá nhân không từ bỏ các mục tiêu của họ. Theo Locke (1990), động lực của các cá nhân sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu mục tiêu được công bố bởi nó sẽ gia tăng trách nhiệm của họ đối với việc thực hiện mục tiêu

Trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa dự toán và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, lý thuyết động lực của Locke (1990) chính là cơ sở luận giải cho những ảnh hưởng từ khía cạnh liên quan tới đặc điểm mục tiêu dự toán và sự phản hồi thông

tin từ dự toán. Điển hình như các nghiên cứu của Kenis (1979),Yuen (2004), Eker (2007), Qi (2010), Osama (2013) và Jamil (2015). Những nghiên cứu này đều trực tiếp chỉ ra mối liên hệ thuận chiều giữa đặc điểm mục tiêu dự toán và sự phản hồi thông tin đối với động lực làm việc của nhà quản lý cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó luận án sẽ tiếp tục kế thừa cách tiếp cận của lý thuyết động lực của Locke (1990) trong quá trình xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

2.3.3. Lý thuyết bt định

Lý thuyết bất định (Contingency theory) hay cách tiếp cận bất định cho rằng không có phương án nào là luôn tối ưu đối với việc tổ chức doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp hay đưa ra các quyết định. Các hoạt động này luôn chịu ảnh hưởng từ những nhân tố thường xuyên thay đổi (các nhân tố bất định) bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Ban đầu lý thuyết bất định được sử dụng trong các nghiên cứu về phong cách lãnh đạo doanh nghiệp. Điển hình như nghiên cứu của Field (1958) và Gouta (2009) cho không có phong cách lãnh đạo tối ưu trong tố chức mà nó thay đổi theo bối cảnh hoạt động và quyền lực tại vị trí quản lý và quan hệ giữa các cấp.

Cho tới những năm 1970, 1980 lý thuyết bất định được mở rộng trong các nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán, hệ thống kiểm soát quản lý trong doanh nghiệp với một số nghiên cứu điển hình của Hayes (1977), Otley (1980), Gordon và Narayanan (1984), Jesmin and Huihu (2012). Theo đó, sẽ không có một mô hình kế toán hay mô hình kiểm soát quản lý nào tối ưu cho doanh nghiệp mà nó phụ thuộc vào những yếu tố bất định bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như môi trường kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, công nghệ thông tin hay mối quan hệ các cá nhân trong doanh nghiệp (Hayes, 1977).

Trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, lý thuyết bất định là lý thuyết được vận dụng rất phổ biến (Covalesky et al, 2003). Theo nhóm tác giả, kết quả của những nghiên cứu này phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố bất định như ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài dự toán hay việc lựa chọn mô hình phân tích. Điển hình như nghiên cứu của Qi (2010) tìm thấy ảnh hưởng từ đặc điểm quy mô và hình thức sở hữu tới mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Hoặc Tsui (2001) lại tìm thấy tác động của nhân tố văn hóa tới mối quan hệ này. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Kenis (1979) không tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ tham gia của nhà quản lý vào dự toán tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên khía cạnh thực hiện dự toán nhưng Kren (1992) lại tìm thấy mối liên hệ này bằng

cách sử dụng kết quả hoạt động của nhà quản lý. Trong chính nghiên cứu của Kren (1992) mối liên hệ giữa mức độ tham gia dự toán của nhà quản lý với kết quả hoạt động cũng chỉ thể hiện khi xem xét ảnh hưởng một cách gián tiếp thông qua nhân tố thông tin liên quan.

Kế thừa cách tiếp cận theo lý thuyết bất định, luận án sẽ tạo ra sự khác biệt so với những nghiên cứu tiền nhiệm trên cơ sở bổ sung biến phụ thuộc đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp, xem xét ảnh hưởng của nhân tố đặc điểm quy mô doanh nghiệp và phân tích vai trò trung gian của kết quả hoạt động quản lý trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ Ảnh Hưởng Từ Dự Toán Sản Xuất Kinh Doanh Tới Kết Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)