CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.4. Hệ thống thang đo dự kiến
Như đã trình bày trong chương trước, các biến độc lập và phụ thuộc của mô hình nghiên cứu đề xuất được tác giả kế thừa và phát triển từ những nghiên cứu tiền nhiệm. 06 biến độc lập được kế thừa hoàn toàn từ những nghiên cứu tiền nhiệm tương ứng với các khía cạnh đặc trưng của dự toán. Biến phụ thuộc phản ánh kết quả hoạt động gồm 03 biến trong đó kết quả hoạt động của nhà quản lý được kế thừa trọn vẹn, kết quả tài chính và kết quả phi tài chính được xây dựng từ việc hỏi ý kiến 08 nhà quản lý DNNVV tham gia thảo luận nhóm. Dưới đây là mô tả chi tiết thang đo tác giả dự kiến chi tiết theo từng biến.
3.2.4.1. Đo lường sự rõ ràng của mục tiêu dự toán
Sự rõ ràng hay mức độ rõ ràng của mục tiêu dự toán là một trong những khía cạnh đặc trưng được nghiên cứu khá nhiều trong mối quan hệ với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Kenis (1979) là điển hình cho những nghiên cứu theo hướng tiếp cận này. Trong đó, sự rõ ràng của mục tiêu dự toán được tác giả đo lường trên cơ sở nhận định của nhà quản lý trên 03 vấn đề cụ thể sau:
-Nhận định của nhà quản lý về sự rõ ràng của nội dung mục tiêu.
-Nhận định của nhà quản lý về sự mơ hồ của nội dung mục tiêu.
-Nhận định của nhà quản lý về sự rõ ràng trong thứ tự ưu tiên mục tiêu.
Tương tự như các nghiên cứu đi trước của Kren (1992), Qi (2010), Lu (2011), Jamil (2015) tác giả sẽ kế thừa trọn vẹn thang đo của Kenis (1979) trong luận án.
Việc kế thừa trọn vẹn thang đo của Kenis (1979) bao gồm việc sử dụng câu hỏi nghịch đảo (câu hỏi số 01 và câu hỏi số 02) để đảm bảo sự trung thực của các đối tượng tham gia khảo sát. Cụ thể những phiếu khảo sát có câu trả lời đối với hai câu hỏi số 01 - “nhận định của nhà quản lý về sự rõ ràng của nội dung mục tiêu” và câu
hỏi số 02 – “nhận định về sự mơ hồ của nội dung mục tiêu” cùng cao hoặc cùng thấp sẽ bị loại bỏ do không đảm bảo tính trung thực. Trong quá trình tổng hợp dữ liệu, các câu hỏi nghịch đảo sẽ được xử lý trước khi thực hiện các kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, để đảm bỏ tính thống nhất và thuận tiện cho các đối tượng khảo sát trong việc trả lời bảng hỏi, thang đo Likert 7 mức độ của Kenis (1979) được tác giả chuyển đổi thành thang đo 5 mức độ (1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến; 4 - Đồng ý và 5 - Rất đồng ý)
3.2.4.2. Đo lường mức độ khó của mục tiêu dự toán
Tương tự như mức độ rõ ràng của mục tiêu dự toán, mức độ khó của mục tiêu dự toán cũng được đo lường dựa trên các chỉ tiêu được kế thừa trọn vẹn từ nghiên cứu của Kenis (1979) sau khi đã chuyển đổi từ thang đo Likert 7 mức độ thành thang đo Likert 5 mức độ. Trong đó các mức độ cũng được phân chia tương tự đối với sự rõ ràng của mục tiêu dự toán (từ 1 - Rất không đồng ý tới 5 - Rất đồng ý). Trong đó, câu hỏi nghịch đảo (câu hỏi số 01 và câu hỏi số 02) cũng được sử dụng tương tự như nghiên cứu gốc để đảm bảo tính trung thực của phiếu trả lời. Những phiếu trả lời có cùng mức độ đánh giá đối với hai câu hỏi số 01 và 02 về mức độ khó của mục tiêu dự toán cũng sẽ bị loại bỏ trước khi tiến hành xử lý dữ liệu. Kỹ thuật xử lý các câu hỏi nghịch đảo trước khi đưa dữ liệu vào phân tích sẽ đươc trình bày chi tiết trong mục 3.4.2.1. Mã hóa dữ liệu. Cụ thể các chỉ tiêu được sử dụng trong đo lường mức độ khó của mục tiêu dự toán bao gồm:
-Nhận định của nhà quản lý về mức độ dễ của mục tiêu.
-Nhận định của nhà quản lý về mức độ khó của mục tiêu.
-Nhận định của nhà quản lý về mức độ sử dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện các mục tiêu.
-Nhận định của nhà quản lý về mức độ cố gắng của bản thân để thực hiện các mục tiêu.
-Nhận định chung của nhà quản lý về mức độ dễ của mục tiêu.
3.2.4.3. Đo lường sự phản hồi thông tin dự toán
Mức độ phản hồi thông tin từ dự toán cũng là một trong những biến độc lập quan trọng trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy trình dự toán và kết quả hoạt động. Điển hình các nghiên cứu của Kenis (1979), Brownell (1981), Lukka (1988), Chong and Chong (2002) và Qi (2010) tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa sự phản hồi thông tin từ dự toán với kết quả hoạt động của nhà quản lý. Trong đó biến số sự phản hồi thông tin từ dự toán được đo lường bằng thang đo kế thừa từ nghiên cứu của
Kenis (1979). Luận án cũng kế thừa thang đo về sự phản hồi thông tin dự toán của Kenis (1979) như những nghiên cứu tiền nhiệm. Cụ thể thang đo được cấu thành từ các nhận định của nhà quản lý và được đo lường trên 5 mức độ (từ rất không đồng ý tới rất đồng ý) giồng như hai biến nghiên cứu đã trình bày trước đó.
-Nhận định của nhà quản lý về mức độ phản hồi thông tin đối với thành tích thực hiện mục tiêu dự toán
-Nhận định của nhà quản lý về mức độ phản hồi thông tin đối với chênh lệch dự toán và hướng dẫn điều chỉnh.
-Nhận định của nhà quản lý về hiểu biết của cấp trên đối với thành tích thực hiện dự toán của họ.
3.2.4.4. Đo lường sự tinh vi của dự toán
Độ tinh vi của dự toán được hiểu là mức độ áp dụng các kỹ thuật hiện đại và sự đa dạng của mô hình xây dựng dự toán (Merchant, 1981). Theo tác giả, dự toán càng tinh vi thì thông tin mà dự toán cung cấp cho hoạt động quản lý doanh nghiệp càng chất lượng và sẽ nâng cao được kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kế thừa và phát triển từ nghiên cứu của Merchant (1981), Qi (2010) đo lường sự tinh vi của dự toán thông qua đánh giá của các nhà quản lý đối với 03 chỉ tiêu cụ thể:
-Đánh giá của nhà quản lý về mức độ sử dụng công nghệ thông tin trong dự toán.
-Đánh giá của nhà quản lý về mức độ tham khảo ý kiến chuyên gia trong dự toán.
-Đánh giá của nhà quản lý về mức độ sử dụng mô hình tài chính trong dự toán.
Trong đó các đánh giá được đo lường trên thang đo Likert 5 mức độ từ (không sử dụng tới rất hiện đại, rất thường xuyên và rất nhiều).
3.2.4.5. Đo lường sự tham gia của nhà quản lý vào dự toán
Sự tham gia của nhà quản lý vào dự toán sản xuất kinh doanh là khía cạnh được nghiên cứu rất phổ biến trong mối liên hệ với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy những nghiên cứu tiền nhiệm chưa hoàn toàn thống nhất về chiều hướng ảnh hưởng của khía cạnh này đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc đo lường mức độ tham gia vào dự toán của nhà quản lý trong mỗi nghiên cứu cũng rất đa dạng. Trong số các thang đo đã được sử dụng, tác giả kế thừa trọn vẹn thang đo của Milani (1975) do sự phổ biến của thang đo này trong các nghiên cứu tiền nhiệm như Kenis (1979), Brownell (1982, 1983); Mia (1989), Harrison (1992), Qi (2010). Cụ thể sự tham gia của nhà quản lý vào dự toán được đo lường bằng 06 câu hỏi, đánh giá trên các nội dung như sau:
-Đánh giá của nhà quản lý về phạm vi mà họ tham gia vào dự toán -Đánh giá của nhà quản lý về mức độ ảnh hưởng của họ tới dự toán.
-Đánh giá của nhà quản lý về vai trò của họ trong dự toán.
-Đánh giá của nhà quản lý về sự hợp lý trong những yêu cầu điều chỉnh dự toán từ cấp trên
-Đánh giá của nhà quản lý về tần suất mà cấp trên tham khảo ý kiến của họ về dự toán
-Đánh giá của nhà quản lý về tính chủ động của họ trong việc đề xuất ý kiến về dự toán với cấp trên
Trong đó các đánh giá được đo lường trên thang đo Likert 5 mức độ tùy theo nội dung câu hỏi.
3.2.4.6. Đo lường phạm vi và tần suất sử dụng dự toán
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa phạm vi và tần suất sử dụng dự toán với kết quả hoạt động của doanh nghiệp điển hình như nghiên cứu của Rue (1973) hay nghiên cứu của Wijewardena and De Zoysa (2001) và gần đây là nghiên cứu của Qi (2010). Những nghiên cứu tại Việt Nam có liên quan tới dự toán trong doanh nghiệp tuy không định lượng được mối liên hệ này nhưng cũng đánh giá rất cao việc thường xuyên sử dụng dự toán trong quản lý như nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn (2010). Để đo lường phạm vi và tần suất sử dụng dự toán, tác giả phát triển trên cơ sở thang đo gốc của củaWijewardena and De Zoysa (2001). Trong đó thang đo gốc tập trong đo lường mức độ thường xuyên của việc lập dự toán và kiểm soát bằng chênh lệch giữa dự toán và thực tế. Tác giả bổ sung thêm các chỉ tiêu đo lường phạm vi lập dự toán và phạm vi sử dụng chênh lệch giữa dự toán và thực tế trong kiểm soát. Thang đo được biểu thị bằng những câu hỏi về nhận định của nhà quản lý với 04 vấn đề trên:
-Nhận định của nhà quản lý về mức độ thường xuyên lập dự toán tại doanh nghiệp -Nhận định của nhà quản lý về phạm vi lập dự toán tại doanh nghiệp
-Nhận định của nhà quản lý về mức độ thường xuyên so sánh thực tế với dự toán tại doanh nghiệp
-Nhận định của nhà quản lý về phạm vi sử dụng kết quả so sánh thực tế với dự toán tại doanh nghiệp
Tương tự như thang đo đối với các biến đã trình bày trước đó, những nhận định này được đánh giá bằng thang đo Likert 5 mức độ (từ rất ít tới rất thường xuyên và rất ít hoạt động tới rất nhiều hoạt động).
3.2.4.7. Đo lường kết quả hoạt động của nhà quản lý
Kết quả hoạt động của nhà quản lý là một thang đo được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Thang đo được xây dựng từ nghiên cứu của Mahoney (1963) và được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu như Brownell (1982), Dunk (1990), Kren (1992), Chong and Chong (2002), Karsam (2015). Trong luận án, tác giả cũng kế thừa trọn vẹn thang đo của Mahoney (1963). Trong đó kết quả hoạt động của nhà quản lý được phản ánh thông qua nhận định của nhà quản lý về 8 chức năng chính trong quản lý là: Lập kế hoạch, Phối hợp hoạt động, Kiểm tra, Đánh giá, Chỉ đạo, Nhân sự, Đàm phán và Đại diện. Nhận định của các nhà quản lý cũng sẽ được đo lường trên thang đo Likert 5 mức độ: Kém, Yếu, Trung bình, Khá, Tốt.
3.2.4.8. Đo lường kết quả tài chính
Kết quả tài chính là thước đo thường xuyên được sử dụng để đánh giá các doanh nghiệp nhưng trong mối quan hệ với dự toán sản xuất kinh doanh lại chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ này. Trước tiên tác giả tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính thường được sử dụng trong những nghiên cứu đi trước về dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động trong các DNNVV như Wijewardena and Dezoysa (2001, 2004), Yusuf (2005), Qi (2010), Dorion (2012), Silva (2012), Kotane (2015) và Jamil (2015). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các chỉ tiêu thường được sử dụng bao gồm 08 chỉ tiêu: mức tăng của doanh thu, mức tăng của lợi nhuận, mức tăng tổng tài sản, ROA, ROE, ROS, khả năng thanh toán tổng quát, khả năng cắt giảm chi phí như bảng tổng hợp 3.1. Theo đó nhà quản lý sẽ so sánh về tình hình thực hiện các chỉ tiêu trên so với số liệu trung bình của tổng thể các doanh nghiệp trong 3 năm gần đây. Kết quả so sánh được phản ánh trên thang đo Likert 5 mức độ từ thấp hơn rất nhiều đến cao hơn rất nhiều. Việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ tiền ẩn nhiều rủi ro liên quan tới tính tin cậy của kết quả nghiên cứu khi phụ thuộc vào quan điểm và hiểu biết của đối tượng được phỏng vấn. Tuy nhiên tổng quan nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thang đo này khá phổ biến trong những nghiên cứu về ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như Wijewardena and Dezoysa (2001, 2004), Qi (2010) hay Kotane (2015). Thêm vào đó việc công bố thông tin BCTC tại các DNNVV Việt Nam không mang tính bắt buộc làm gia tăng rào cản về việc bảo mật thông tin.
Cùng với đó thời gian tiếp xúc đối với các nhà quản lý DNNVV được khảo sát tại các diễn đàn, hội nghị rất ngắn không cho phép nhà quản lý trả lời được những câu
hỏi mang tính chi tiết như vậy. Do đó tác giả quyết định sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đối với biến kết quả tài chính như những nghiên cứu tiền nhiệm của Wijewardena and Dezoysa (2001, 2004) và Qi (2010).
Bảng 3.1. Những chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng trong các nghiên cứu tiền nhiệm
STT Chỉ tiêu Tác giả
1 Doanh thu và Tỷ lệ tăng doanh thu
Wijewardena and Dezoysa (2001), Yusuf (2005), Qi (2010), Dunk (2011), Abbadi (2013), Faith (2013), Mbugua (2013), Jamil (2015), Kotane (2015)
2 Lợi nhuận và Tỷ lệ tăng lợi nhuận
Wijewardena and Dezoysa (2001), Qi (2010), Dunk (2011), Abdirisaq (2013), Jamil (2015), Kotane (2015), Popesko (2017)
3 Tổng tài sản và Tỷ lệ tăng tài sản
Kotane (2015), Agbenyo (2018), Wonder et al (2018)
4 Các chỉ số sinh lời:
ROA, ROI, ROE, ROS
Wijewardena and Dezoysa (2001), Silva (2012), Onduso (2013), Faith (2013), Markus (2015), Kotane (2015)
5 Khả năng thanh toán Dunk (2011), Abdirisaq (2013), Faith (2013), Kotane (2015)
6 Khả năng giảm chi phí Kenis (1979), Lu (2011), Dunk (2011), Kotane (2015)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.2.4.9. Đo lường kết quả phi tài chính
Tương tự với đo lường kết quả tài chính, kết quả phi tài chính cũng được tác giả đề xuất thang đo dự kiến trên cơ sở tổng hợp những chỉ tiêu phổ biến trong các nghiên cứu tiền nhiệm như Fitzgerald et al. (1991); Kaplan, Atkinson (1998); Evans and Lindsay (1999) và đặc biệt là nhưng nghiên cứu có liên quan tới dự toán như Qi (2010), Silva (2012), Dorion (2012), Lau (2015) Kotane (2015). Các chỉ tiêu trong thang đo phi tài chính cũng được đo lường dựa trên đánh giá trên thang đo Likert 5 mức độ tương ứng với nội dung từng chỉ tiêu. Cụ thể các chỉ tiêu phi tài chính được tác giả đề xuất tương tự như kết quả tổng hợp trong bảng 3.2, bao gồm:
-Nhận định của nhà quản lý về sự hài lòng của khách hàng -Nhận định của nhà quản lý về sự hài lòng với công việc -Nhận định của nhà quản lý về chất lượng sản phẩm dịch vụ
-Bảng 2.2 dưới đây sẽ trình bày tổng hợp những chỉ tiêu phi tài chính thường xuyên được sử dụng trong các nghiên cứu về dự toán sản xuất kinh doanh và đo lường kết quả hoạt động tại các DNNVV.
Bảng 3.2. Những chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng trong các nghiên cứu tiền nhiệm
STT Chỉ tiêu Tác giả
1 Chất lượng sản phẩm dịch vụ Dunk (2011), Dorion (2012), Fagbemi (2013), Kotane (2015)
2 Sự hài lòng của khách hàng Dorion (2012), Silva (2012), Kotane (2015) 3 Sự hài lòng với công việc Kenis (1979), McKiernan and Morris (1994),
Qi (2010), Silva (2012), Kotane (2015)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 3.2.4.10. Đo lường đặc điểm quy mô
Các đặc điểm của doanh nghiêp là những nhân tố bất định nằm bên ngoài dự toán nhưng có tác động tới mối quan hệ giữa dự toán và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của mình về hệ thống kế toán quản trị trong các DNNVV Việt Nam, Phạm Ngọc Toàn (2010) đã khuyến nghị rằng quy mô sẽ có ảnh hưởng tới việc lập và sử dụng dự toán sản xuất kinh doanh trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Cụ thể, Phạm Ngọc Toàn (2010) cho rằng việc sử dụng dự toán trong các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là siêu nhỏ sẽ mang lại lợi ích nhỏ hơn so với việc đầu tư cho hệ thống dự toán. Trên thực tế có nhiều nghiên cứu đi trước đã kiểm định vai trò kiểm soát của các đặc điểm doanh nghiệp đối với mối quan hệ giữa dự toán và kết quả hoạt động như Tsui (2001), Qi (2010) và Jamil (2015). Điển hình như Qi (2010) đặc điểm quy mô của doanh nghiệp được phân chia dựa trên doanh thu theo quy định của Trung Quốc, đó là: doanh nghiệp vừa có quy mô dưới 0,3 tỷ nhân dân tệ, doanh nghiệp nhỏ có quy mô dưới 5 triệu nhân dân tệ. Đồng thời Qi (2010) cũng xem xét vai trò của đặc điểm hình thức sở hữu Nhà Nước và sở hữu tư nhân của các công ty trong mối quan hệ giữa quy trình dự toán và kết quả hoạt động của các DNNVV Trung Quốc.
Trên cơ sở kế thừa cách tiếp cận từ những nghiên cứu đi trước, luận án sẽ tiếp tục xem xét vai trò kiểm soát của đặc điểm doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu về