Tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại đối với lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại nghiên cứu điển hình một số chuỗi cửa hàng fb (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG F&B

1.2. Khái niệm và tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B

1.2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại đối với lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B

Trên thực tế, nhiều con số đã chứng minh nhượng quyền thương mại là một trong những phương thức phát triển mô hình kinh doanh được áp dụng phổ biến và hiệu quả nhất đối với ngành kinh doanh chuỗi nhà hàng thực phẩm và đồ uống (F&B).

Tại Việt Nam, theo chuyên gia về nhượng quyền thương mại Nguyễn Phi Vân- Chủ tịch công ty Retail & Franchise Asia tại hội thảo thuộc khuôn khổ triển lãm quốc tế Ngành bán lẻ và Nhượng quyền Thương hiệu 2018, "Thông kê ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhượng quyền trong lĩnh vực F&B vẫn chiếm 60 - 70% thị trường nhượng quyền". Việc tiếp cận thị trường trong lĩnh vực F&B có vẻ dễ dàng hơn so với các thị trường khác do Việt Nam là nước đang phát triển, đông dân cư và tỷ lệ dân số trẻ cao…

Việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại mang lại lợi ích trực tiếp không chỉ tới từng chủ thể tham gia vào hoạt động nhượng quyền trong hệ thống này gồm chủ thê nhượng quyền, các bên nhận quyền mà cả nền kinh tế mà cả nền kinh tế.

* Đối với doanh nghiệp bán nhượng quyền

Việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại giúp doanh nghiệp nhân rộng mô hình kinh doanh và thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu một cách nhanh chóng và tối ưu nhất. Bởi phát triển hệ thống nhượng quyền đồng nghĩa với doanh nghiệp đang mở rộng và có nhiều hơn các cửa hàng nhượng quyền với cùng nhận diện thương hiệu và mô hình kinh doanh xuất hiện ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Các cửa hàng này tựa như những bản sao của nhau, lặp đi lặp lại khắp mọi nơi, dễ dàng mang hình ảnh thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng. Phạm vi nhượng quyền của doanh nghiệp càng rộng, xác suất tiếp cận của khách hàng và số lượng khách hàng tiếp cận đối với thương hiệu càng tăng lên, kéo theo sự gia tăng nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu, giá trị thương hiệu cũng lớn mạnh theo. Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp thường lớn mạnh song song với số lượng cửa hàng mở

15

ra, cho dù là thuộc sở hữu 100% của công ty mẹ hay của đối tác mua nhượng quyền.

Sự lớn mạnh về thương hiệu này đặc biệt gây sự chú ý và quan tâm của các nhà đầu tư và ngân hàng - là những người mà chủ thương hiệu cần được cộng tác và hỗ trợ.

Ngoài ra, phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại còn giúp doanh nghiệp nhượng quyền tận dụng được các nguồn lực từ bên nhận nhượng quyền để khắc phục những hạn chế về nguồn lực của mình. Đối với những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, việc phát triển kinh doanh với nguồn vốn và nhân lực còn hạn chế là vô cùng khó khăn. Trong hệ thống nhượng quyền thương mại, người đầu tư vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh cho thương hiệu lại chính là các đối tác nhận nhượng quyền. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính nguồn vốn của người khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhượng quyền còn có thể tận dụng được nguồn lực từ bên nhận quyền nhờ nguồn kiến thức của họ về các yếu tố địa lý, con người, văn hóa địa phương trong việc nghiên cứu để thâm nhập thị trường. Thêm vào đó, thông qua việc phát triển hệ thống nhượng quyền, doanh nghiệp nhượng quyền còn nhận được những khoản thu như: phí nhượng quyền ban đầu, phí duy trì sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu và dịch vụ hỗ trợ hàng tháng, phí bán các nguyên liệu đặc thù. Việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí mua hàng nhờ sự ưu tiên do số lượng lớn (để phân phối đến các cửa hàng nhượng quyền) hoặc giảm các chi phí tiếp thị, quảng cáo vì có thể chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng mang một nhãn hiệu.

* Đối với các đối tác nhận nhượng quyền

Việc hệ thống nhượng quyền thương mại ngày càng được mở rộng và phát triển mang lại cho các đối tác nhận nhượng quyền lợi ích về mặt uy tín thương hiệu và chi phí nguyên vật liệu. Khi tham gia vào một hợp đồng nhượng quyền thương mại, tức người mua nhượng quyền sẽ hoạt động kinh doanh dưới tên thương hiệu của toàn hệ thống. Thương hiệu hay uy tín của nhãn hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với khách hàng khi họ ra quyết định chọn mua sản phẩm nào đó. Hệ thống nhượng quyền ngày càng được mở rộng, phát triển, tức thương hiệu của toàn hệ thống

16

càng lớn mạnh và có giá trị, uy tín trong mắt khách hàng, hoạt động kinh doanh của đơn vị được nhượng quyền sẽ càng dễ dàng phát triển. Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng, được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại giờ đây không chỉ là mối bận tâm của riêng chủ thương hiệu mà nó còn liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi đơn vị nhận nhượng quyền. Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại đồng thời cũng mang lại lợi ích về các khoản chi phí cho bên nhận nhượng quyền nhờ lợi ích do quy mô. Hệ thống nhượng quyền phát triển, tức khối lượng nguyên vật liệu đầu vào sẽ phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cho toàn hệ thống, từ đó, chi phí nhập nguyên vật liệu của từng cơ sở được nhượng quyền có thể sẽ giảm nhờ phần chiết khấu nhờ khối lượng mua lớn.

*Đối với nền kinh tế

Nhượng quyền thương mại đem lại lợi ích vô cùng to lớn. Hoạt động Nhượng quyền thương mại huy động một lượng lớn đầu tư xã hội. Sự thất bại trong hoạt động kinh doanh của mỗi một sẽ đều là tổn thất cho nền kinh tế, nhờ vào khả năng thành công cao mô hình Nhượng quyền thương mại giúp giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế. Mặt khác, tính đồng bộ và chuẩn mực của hệ thống nhượng quyền là nhân tố đảm bảo chất lượng cho sản phẩm/dịch vụ, giúp giảm rủi ro và tính không ổn định của người tiêu dùng. Đồng thời, lợi thế theo quy mô của phương thức Nhượng quyền thương mại tạo sức mạnh cạnh tranh cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động Nhượng quyền thương mại là động lực khuyến khích chuyển giao công nghệ, bí quyết kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kích thích phát triển trí tuệ xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, tạo giá trị gia tăng cao cho hoạt động xuất nhập khẩu. Một lợi ích nổi bật khác của hoạt động Nhượng quyền thương mại là tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm, giải quyết vấn đề thất nghiệp cho quốc gia.

Nhượng quyền thương mại giúp các doanh nghiệp thành công trong chuyển giao công nghệ, mô hình và bí quyết kinh doanh cho nền kinh tế địa phương. Không

17

có một quốc gia nào có nền kinh tế phát triển mà không cần đến sự góp sức năng động của mô hình nhượng quyền thương mại. Nhượng quyền thương mại quảng bá và phát huy đội ngũ doanh nhân - đội ngũ làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế một cách vững bền.

Hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển đã tạo đà cho nhiều ngành khác cùng phát triển theo như ngành tư vấn luật, quảng cáo, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Các doanh nghiệp ở các ngành có thể hợp tác, học hỏi áp dụng mô hình nhượng quyền vào chính doanh nghiệp của mình để nhân rộng thương hiệu cả trong và ngoài nước.

Nhượng quyền thương mại là một cửa ngõ rất thuận tiện và thích hợp để các thương hiệu nổi tiếng đi vào một quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đem lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho cả hai bên, bên nhượng quyền thương mại nước ngoài và bên nhận quyền trong nước. Nói cách khác, sự góp mặt của các thương hiệu nổi tiếng qua con đường nhượng quyền thương mại giúp nền kinh tế của mỗi quốc gia và các doanh nghiệp của quốc gia đó quảng bá hình ảnh hội nhập kinh tế quốc tế của mình.

Tuy nhiên, Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh dễ phát sinh tranh chấp. Các tranh chấp có thể đến từ việc bên nhượng quyền không đủ năng lực, kém cỏi, không xây dựng được hình ảnh cho hệ thống mà chỉ quan tâm đến việc thu phí từ bên nhận quyền dẫn đến thất bại của hệ thống hoặc bên nhượng quyền lừa gạt, nhận tiền từ bên nhận quyền nhưng không cung cấp các dịch vụ thích đáng. Hoặc tranh chấp cũng có thể từ bên nhận quyền kém cỏi trong việc kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống hoặc việc bên nhận quyền gian dối không tuân thủ đầy đủ các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền, tiếp tục sử dụng các đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền sau khi hợp đồng nhượng quyền đã chấm dứt.

Tóm lại, nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực F&B. Điều này chứng tỏ mức độ cạnh tranh giữa các chủ thương hiệu, các đơn vị nhượng quyền trong ngành là vô cùng lớn. Nếu một hệ

18

thống nhượng quyền không duy trì được sự phát triển liên tục và bền vững sẽ rất dễ đánh mất thị trường, lòng tin, sự trung thành của khách hàng bởi các hệ thống nhượng quyền khác. Và ngược lại, những thương hiệu càng mạnh, càng nổi tiếng và có mô hình hệ thống nhượng quyền hiệu quả thì sẽ ngày càng thu hút được nhiều khách hàng và đối tác nhận nhượng quyền. Hơn nữa, những doanh nghiệp mới thành lập không có nhiều ý tưởng, sợ rủi ro, không muốn phát triển thương hiệu mới sẽ tiếp tục tham gia vào hệ thống nhượng quyền đó. Điều này được ví như "nước chảy chỗ trũng", thương hiệu nào mạnh sẽ lại càng mạnh lên, cạnh tranh đánh bại thương hiệu yếu hơn cùng ngành.

Từ chính sự áp dụng rộng rãi, tính hiệu quả của mô hình nhượng quyền đối với ngành hàng, và những lợi ích liên quan trực tiếp đến các chủ thể tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại kể trên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của việc phát triển hệ thống nhượng quyền đối với các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng trong lĩnh vực F&B là hết sức quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại nghiên cứu điển hình một số chuỗi cửa hàng fb (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)