Đối với bên nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại nghiên cứu điển hình một số chuỗi cửa hàng fb (Trang 87 - 93)

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC F&B TẠI VIỆT

4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam

4.2.1. Đối với bên nhượng quyền thương mại

4.2.1.1. Tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệu

Mục đích của việc xây dựng thương hiệu là để phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp khác, tạo uy tín cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời được bảo vệ trước pháp luật. Bảo vệ thương hiệu chính là thông qua đăng ký bảo hộ các yếu tố cấu thành thương hiệu với cơ quan có thẩm quyền nhằm hai mục đích:

Thứ nhất, bảo hộ nhãn hiệu và các yếu tố cấu thành thương hiệu;

Thứ hai, xây dựng hệ thống rào cản cần thiết ngăn chặn sự tấn công của các thương hiệu cạnh tranh.

78

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn còn lẫn lộn hoặc lầm tưởng thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ đồng nghĩa. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thương hiệu là khái niệm rộng hơn, bao trùm hơn so với nhãn hiệu và có thể bao hàm cả nhãn hiệu.

Thương hiệu là tài sản vô hình. Một khi hàng hoá được gắn với một thương hiệu, nhất là những thương hiệu mạnh nổi tiếng, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm khi mua hàng và thấy được đảm bảo về chất lượng. Kết quả là khách hàng sẽ tự tìm đến mua hàng của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại muốn thành công không thể bỏ qua khâu Xây dựng, Quảng bá, Duy trì và Bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp và cũng chính là của hệ thống nhượng quyền thương mại. Khi xây dựng và phát triển thương hiệu, các khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải chủ yếu là khó khăn về vốn, nạn vi phạm bản quyền và cơ chế chính sách. Trong các yếu tố đó, theo đánh giá của doanh nghiệp thì khó khăn lớn nhất về phía Nhà nước là luật pháp không nghiêm trong hoạt động bảo hộ các doanh nghiệp, chống lại hiện tượng hàng giả, hàng nhái; các quy định được ban hành chưa rõ ràng hay trói buộc là mất thời gian và giảm cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa, khả năng tài chính của doanh nghiệp cho nghiên cứu và phát triển nhãn hiệu hàng hoá lại rất thấp. Phần lớn các doanh nghiệp đều không có chức danh về nghiên cứu, quản lý nhãn hiệu.

Để tạo dựng và khẳng định chỗ đứng của mình trong thị trường trong nước và thị trường quốc tế, các công ty cần nỗ lực hơn nữa trong khâu xây dựng giá trị cốt lõi bởi vì hiện tại thương hiệu đã được tạo dựng khá thành công và có chỗ đứng trên thị trường, tuy nhiên trong kinh doanh thì mọi điều đều có thể xảy ra nên cần tiếp tục tô nét cho thương hiệu của mình để không bị mờ nhạt dần trên thị trường ngày một khắc nghiệt:

- Chú trọng vào chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hương vị cần thêm sự tinh tế.

- Tuyệt đối giữ vững được tính ổn định chất lượng phục vụ

- Cách bài trí nên mang phong cách hơn, nghệ thuật hơn, thể hiện được truyền thống của Việt Nam nhưng vấn hiện đại.

79

- Xây dựng chiến lược phù hợp để giành lấy thị trường chiến lược: giành lấy các địa điểm kinh doanh đắc địa như đã đề cập phần trên trước các đối thủ kinh doanh khác.

- Điều tra thị hiếu, hành vi tiêu dùng của khách hàng để luôn nhạy cảm với thay đổi của khách hàng và đón trước xu thế.

- Xây dựng mô hình không gian cà phê có tính văn hóa, giữ hương vị truyền thống song song với việc kết hợp yếu tố hiện đại.

4.2.1.2. Lựa chọn đúng đối tác nhận quyền

Việc chọn lựa chính xác những đối tác có khả năng nhận quyền kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với chủ doanh nghiệp nhượng quyền. Một khi đã chọn sai đối tượng, chủ thương hiệu không thể khiếu kiện hay đơn phương chấm dứt. Quan hệ là liên tục phải trợ giúp, nâng đỡ, hay ít nhất là “chịu đựng” sự hiện diện của mắt xích kém hiệu quả ấy trong chuỗi cửa hàng cho đến khi hợp đồng hết hạn mới thôi.

Do vậy, mỗi doanh nghiệp nhượng quyền phải xác định những tiêu chí chọn lựa riêng. Dưới đây là hệ thống các tiêu chí có thể tham khảo được một số các thương hiệu nhượng quyền thành công đang áp dụng trên thực tế:

- Có kinh nghiệm trong ngành hàng định kinh doanh;

- Có năng lực tài chính và huy động vốn;

- Ít nhiều khả năng quản trị, lãnh đạo;

- Tâm huyết tuyệt đối với mô hình kinh doanh của chủ thương hiệu;

- Mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống.

Trong các tiêu chí nêu trên, các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại cần xây dựng các tiêu chí phụ đi theo tiêu chí chính để đánh giá được chính xác năng lực, khả năng của đối tác nhận nhượng quyền, từ đó đương nhiên sẽ giảm thiểu được những rủi ro mà có thể lường trước được cho hệ thống, đảm bảo hệ thống phát triển một cách bền vững và lâu dài.

4.2.1.3. Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện đội ngũ tư vấn thiết kế, trung tâm huấn luyện đào tạo nhân sự

Để tiến hành quy trình nhượng quyền thương mại một cách trôi chảy và đạt hiệu quả, ngay từ đầu bên nhượng quyền phải thấy được tầm quan trọng của việc

80

xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp về nhượng quyền thương mại thông qua tổ chức đào tạo tại chỗ: thuê chuyên gia về công ty để giám sát và huấn luyện. Chuyên gia có thể là người có kinh nghiệm lâu năm tại các doanh nghiệp bán franchise trong và ngoài nước; tuyển dụng nhân viên có năng lực đã từng làm việc tại doanh nghiệp nhượng quyền nổi tiếng. Đây được coi là cách thức bổ sung đội ngũ nhân sự khả thi và ít tốn kém nhất.

Nhiệm vụ và sứ mệnh của các trung tâm huấn luyện, đào tạo sẽ là:

+ Cung cấp nền tảng kiến thức sâu rộng về nhượng quyền thương mại cho các bên nhận quyền và bên nhượng quyền.

+ Đào tạo các đối tác thành các những nhà nhận quyền chuyên nghiệp.

+ Đào tạo các chuyên gia về pha chế, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ đò ăn thức uống mới

+ Đào tạo nhân viên phục vụ khách hàng ngày một chu đáo, tận tình.

Việc mở một trung tâm huấn luyện, đào tạo sẽ cần thiết và mang tính khả thi vì chính những đối tác nhận quyền sau khi được đào tạo sẽ hội tụ đủ điều kiện để phát triển hệ thống lên mức lớn nhất có thể.

4.2.1.4. Xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm soát chặt chẽ

Hệ thống này bao gồm đội ngũ nhân viên đã được huấn luyện ở bên nhượng quyền sẽ trực tiếp làm việc tại các cửa hàng của bên nhận quyền. Nhiệm vụ của họ sẽ kiểm tra, kiểm soát tất cả các khâu, quy cách phục vụ và sẽ báo kết quả trực tiếp cho bên nhượng quyền.

Hệ thống đánh giá, kiểm soát này đòi hỏi tính khắt khe khá cao vì chỉ như thế mới đảm bảo được tính đồng bộ ở từng cửa hàng, tránh tình trạng khác biệt giữa các cửa hàng như thực tế đã thấy. Để có thể đánh giá, kiểm soát chặt chẽ, doanh nghiệp phải:

+ Đánh giá khả năng phát triển của hệ thống nhượng quyền thương mại + Xác định mức độ phù hợp đối với mô hình nhượng quyền thương mại Mỗi chủ thương hiệu/bên nhượng quyền đều có cách riêng để đánh giá tiềm năng của đối tác muốn nhận quyền, tuy nhiên, nhà đầu tư cũng phải tự xác định mức độ phù hợp của mình với các tiêu chuẩn, những đòi hỏi đặc thù của hoạt động này như: Mức độ trang trải kinh phí đầu tư ban đầu bao gồm cả phí franchise (thông

81

thường mức phí này khá cao do ngay từ ban đầu, nhà đầu tư đã phải đáp ứng các tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống nhượng quyền); khả năng tuân thủ các nội quy, quy định của hệ thống và việc tuân theo một cách tuyệt đối các ý tưởng của bên nhượng quyền cho mô hình kinh doanh của mình; kỹ năng làm việc theo nhóm, kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo và khả năng giao tiếp với đối tác, nhân viên.

4.2.1.5. Tăng cường quảng bá tới các đối tác nhượng quyền tiềm năng

Doanh nghiệp phải tăng cường quảng cáo và xúc tiến thương mại phát triển bán hàng qua hệ thống nhượng quyền thương mại. Do đặc điểm hoạt động nhượng quyền thương mại dựa trên cơ sở khai thác một thương hiệu có uy tín, nên bên nhượng quyền phải không ngừng củng cố, xây dựng và phát triển thương hiệu của mình song hành cùng với việc quản lý phát triển hệ thống cửa hàng, nhân sự để thu hút khách hàng và các đối tác nhận quyền tiềm năng. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của mình, có thể lựa chọn hình thức quảng cáo, tuyên truyền phù hợp qua báo chí, truyền hình, các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội chợ triển lãm về nhượng quyền thương mại.

Đặc biệt, hàng năm các doanh nghiệp đều phải dành ra một khoản kinh phí nhất định để thực hiện các chương trình quảng cáo, xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp và cả hệ thống kinh doanh của mình. Cuối năm, doanh nghiệp phải tổng kết, rút kinh nghiệm trên toàn hệ thống.

4.2.1.6. Xây dựng chính sách hỗ trợ đồng bộ cho hệ thống NQTM

* hính sách hỗ trợ về phí nhượng quyền cho các cửa hàng:

Các doanh nghiệp cần đưa ra các quy định cụ thể trong hợp đồng đối với việc hỗ trợ phí nhượng quyền cho các cửa hàng nhượng quyền loại A và loại B để đảm bảo tính công bằng, tránh các xung đột về kinh tế sẽ ảnh hưởng tới việc giải quyết tranh chấp giữa các cửa hàng thuộc hệ thống, việc này có ý nghĩa rất quan trọng tới động lực kinh doanh của cửa hàng nhượng quyền.

- hính sách hỗ trợ đào tạo nhân sự:

Sau khi đảm bảo việc đào tạo nhân sự cho bên nhận quyền theo đúng hợp đồng NQTM, doanh nghiệp cần có chính sách để sẵn sàng và tiếp tục hỗ trợ đào tạo nhân sự cho bên nhận quyền khi cần thiết.

82

- hính sách đảm bảo vật phẩm hỗ trợ cho bên nhận quyền:

Luôn luôn phải tăng cường kiểm tra nguồn vật phẩm cung cấp phải đạt tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng trước khi giao vật phẩm hỗ trợ cho cửa hàng nhận quyền, làm như vậy sẽ tránh được việc bồi thường hay phàn nàn từ cửa hàng nhận quyền.

- hính sách đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho bên nhận quyền:

Trong hợp đồng, doanh nghiệp cần quy định cụ thể và chi tiết về trách nhiệm và sẽ giao hàng trực tiếp cho các cửa hàng nhượng quyền theo lịch định kỳ hàng tháng và phải đảm bảo được các tiêu chí sau: Giá cả ổn định và đúng chính sách giá;

hàng chất lượng, nguyên vẹn, không bị đấu trộn; không xảy ra tình trạng thiếu hàng, thiếu chủng loại hàng; được công ty quan tâm, chăm sóc tốt hơn; nếu có chính sách khuyến mại cũng không bị tiêu cực xảy ra; phản hồi thông tin hai chiều kịp thời hơn; quyền lợi của bên nhận quyền được đảm bảo hơn, ưu tiên hơn; không bị lệ thuộc vào bên thứ ba cung cấp hàng nào khác.

- Xác định và lựa chọn những vị trí kinh doanh chiến lược:

Tiêu chí chung ở đây là mặt bằng kinh doanh cần phải ở một vị trí đẹp, thuận tiện, nằm ở ngã tư hoặc những khu phố trung tâm, đông khách nước ngoài, gần khu cao ốc văn phòng… Không nên đặt cửa hàng ở những vị trí như những khu nhà dân, mặc dù đảm bảo được yếu tố đông người nhưng một phần nào đó sẽ làm giảm giá trị thương hiệu.

- ần phải có một khung cụ thể để thống nhất một diện tích kinh doanh giữa các cửa hàng nhận quyền:

Việc hoạch định và thống nhất một diện tích cụ thể, xác định cho các cửa hàng bên nhận quyền là điều cần thiết. Ở đây ta không nói đến một tiêu chuẩn tuyệt đối vì tính đồng bộ trong diện tích còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện khách quan, vị trí địa lý… của bên nhận quyền nhưng ở một phương diện nào đó, nó nên có tính tương đối đồng nhất với cửa hàng mẫu của bên nhượng quyền.

- Thiết lập một hệ thống quy ước chuẩn cho bên nhận quyền:

Khung quy chiếu này bao gồm những quy ước chung do bên nhượng quyền thương mại soạn thảo và thiết lập, ràng buộc bên nhận quyền phải thực hiện theo.

83

Theo đó, trong hợp đồng nhượng quyền, bên nhượng quyền thương mại phải đề ra những khoản bồi thường nếu bên nhận quyền không thực hiện theo đúng quy chiếu trên làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Khung quy chiếu bên nhận quyền có thể bao gồm những quy ước thống nhất như sau:

+ Về sản các loại đồ uống và đồ ăn: các loại đồ uống và đồ ăn phải tuân theo công thức riêng của bên nhượng quyền thương mại. Tất cả các nguồn thực phẩm đồ ăn, đồ uống nhất thiết phải được kiểm định bởi một cơ quan chuyên trách (Cục Kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế,…)

+ Về không gian nội thất: tuân thủ nghiêm ngặt theo không gian của bên nhượng quyền thương mại

+ Về phong cách phục vụ: đảm bảo theo chuẩn hệ thống đào tạo của bên nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại nghiên cứu điển hình một số chuỗi cửa hàng fb (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)